Bệnh Vàng lá thối rễ trên cây cam là bệnh đặc biệt nguy hại. Đây là bệnh do nấm thủy sinh gây ra nên lây lan rất nhanh, nhất là trong môi trường ngập nước. Vậy làm thế nào để phòng được bệnh vàng lá thôí rễ, cùng sinhhocvietnam.vn tìm hiểu các thủ thuật sau đây:
1. Thủ thuật quản lý tầng đất mặt
Rễ cây có múi chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt. Nấm bệnh, vi khuẩn và tuyến trùng gây hại rễ cũng nằm chủ yếu ở tầng đất này. Các thành phần này luôn trong tư thế sẵn sàng gây hại rễ nếu có cơ hội. Để quản lý tốt lớp đất này cần làm tốt 4 việc sau:
- Khâu thoát nước trong mùa mưa.
- Khâu cải tạo đất sau thu hoạch.
- Chăm sóc, quản lý cỏ dại, trồng cây che phủ mặt đất.
- Sử dụng phân bón hợp lý. Bón đủ phân chuồng, bón đủ không bón dư phân hóa học.
4 công việc này là quan trọng hàng đầu. Nếu làm sai quy cách hoặc làm không tốt sẽ là những nguyên nhân gián tiếp làm tổn thương rễ tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh, tuyến trùng gây hại rễ.
2. Vàng lá thối rễ trên cây cam và thủ thuật chăm sóc
Vào mùa mưa yếu tố dinh dưỡng cho cây có múi lại càng đặc biệt phải chú trọng. Mùa mưa nấm bệnh thủy sinh phát triển rất mạnh nên nếu để cây thiếu chất cây sẽ rất dễ bị xâm hại. Ngoài phân chuồng, NPK cũng cần phải chú ý nhiều đến phân trung và vi lượng. Bất kể thiếu chất nào cũng sẽ khiến cho đề kháng cây yếu dẫn đến cái loại vi sinh gây hại dễ xâm nhập.
Khuyến cáo:
- Bón phân chuồng đã ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma. Bổ sung các chất đa lượng, trung và vi lượng ở dạng hữu cơ là tốt nhất.
- Bón thêm kali kết hợp với tro trấu hoặc mùn cưa (nếu có). Đất sẽ thông thoáng hơn trong những ngày mưa và đồng thời tăng đề kháng cho rễ.
- Bón vôi đầu mùa mưa để sát khuẩn, diệt trừ nấm bệnh trong đất. Vôi cũng sẽ gia tăng độ pH hạn chế sức phát triển của nấm bệnh trong thời gian này.
3. Thủ thuật quan sát biểu hiện cây trồng
Bệnh Vàng Lá Thối Rễ đặc thù của nó lá thối rễ trước vàng lá sau. Thường thì nắng lên biểu hiện của bệnh mới thể hiện rõ trên lá. Giai đoạn thối rễ chính lại vào mùa mưa, nếu phát hiện sớm chúng ta có thể phòng bệnh và điều trị dễ dàng ngay từ sớm.
Vậy phát hiện bệnh sớm bằng cách nào?
Trong những tháng mùa mưa cần phải thăm vườn thường xuyên. Nếu phát hiện lộc non có dấu hiệu bị vàng lác đác 1 vài lá, kiểm tra rễ thấy các đầu rễ non bắt đầu bị thối. Cần phải xử lý ngay, đây là biểu hiện ban đầu của bệnh vàng lá thối rễ.
Nặng hơn khi biểu hiện rõ trên lá thì sẽ thấy:
- Đợt lộc tiếp theo ra lá tiếp tục vàng. Lá ở tầng dưới bắt đầu khô và co lại, gân lá đã chuyển vàng.
- Lá vàng cả phiến lá và gân lá, rễ thối ở hướng nào thì lá vàng ở hướng đó.
- Lá cây đã vàng thì bộ rễ đã thối trước đó vài tháng, cần phải đặc biệt chú trọng các cây này. Tham khảo quy trình đặc trị bệnh Vàng Lá Thối Rễ tại đây.
Kết luận:
– Bệnh vàng lá thối rễ chủ yếu do nấm thủy sinh xâm nhập gây thối rễ trong mùa mưa nên cần phòng sớm tránh lây lan. Trị bệnh cho cây này phải phòng luôn cho cả những cây lân cận vì nấm bệnh rất dễ lây lan.
– Cần cải tạo tầng đất mặt qua từng mùa vụ, từng năm để hạn chế nấm bệnh gây hại sống trong đất. Cách làm như sau:
- Tăng cường bón phân hữu cơ đã được ủ hoai mục bằng nấm trichoderma. Bón trực tiếp trichoderma nếu đã đủ lượng phân chuồng cần thiết giúp đất tơi xốp hơn. Tăng cường vi sinh vật có lợi trong đất.
- Bón phân cân đối và đúng thời điểm, tránh bón dư thừa phân hóa học làm đất chai cứng.
- Cuốc xới và phơi đất mặt cho oxy đi vào đồng thời gia tăng pH.
- Thoát nước tránh ngập, oi nước trong vườn là việc cần làm ngay.
- Tưới nước đủ ẩm cho đất trong mùa nắng (60 – 70% là tốt nhất)
- Bón thêm kali, vôi, vỏ tro trấu trước mùa mưa để tăng đề kháng cho rễ và tạo độ thoáng khí cho đất khi mùa mưa tới tránh tình trạng rễ thiếu oxy.
Đọc thêm: Các bước phục hồi vàng lá thối rễ