Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng Trị bệnh đốm nâu trên Thanh Long

1. Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh.

– Nguyên nhân : do nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper gây ra. Bào tử nấm nẩy mầm trên bề mặt tiếp xúc rồi xâm nhập vào trong mô gây hoại tử. Gây hại trên cả thân, cành và quả

2. Triệu chứng.

Trên cành : ban đầu có vết lỏm màu trắng (một số thường gọi là bệnh đốm trắng), sau đó thành những đốm tròn nâu như mắt cua. Bệnh phát triển mạnh làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.

bệnh đốm nâu trên cây thanh long

Trên quả : tương tự trên cành bệnh làm quả sân sùi và thối từng mảng. Bệnh nặng gây nám cả quả làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng.

3. Phương thức lây lan.

– Bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, ẩm độ không khí cao.

– Bệnh phát sinh gây hại nặng hơn trên những vườn thanh long bón nhiều đạm, sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng.

– Bệnh đốm nâu cây thanh long lây lan chủ yếu qua hom giống, tàn dư cây bệnh và các sản phẩm của thanh long.

– Bào tử nấm phát tán, lây lan nhờ gió, dòng nước chảy và qua một số loài sinh vật (một số loài ốc sên, côn trùng).

4. Biện pháp phòng trừ.

Kỹ thuât canh tác:

– Rắc vôi bột khử trùng trên mặt đất với liều lượng 1-2 tấn/ha

– Làm sạch cỏ, cắt tỉa không để vườn quá rậm rạp nhằm ngăn ngừa nấm phát triển

– Cắt bỏ thu gom những cành, quả bị bệnh xử lý bằng chế phẩm sinh học (không được bỏ cành, quả bệnh xuống nguồn nước hay vứt tại vườn)

– Không vận chuyển cành, lá bị bệnh sang khu vực khác

– Cắt bỏ những cành non ra trong mùa mưa, cắt tỉa cành già hợp lý tạo độ thông thoáng, giảm nơi tích lũy nguồn bệnh

– Không tưới nước vào tán cây vào mùa mưa, không tưới vào chiều tối vì sẽ tạo điều kiện ẩm độ cho bào tử nấm gây bệnh nảy mầm, gây hại.

– Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm. Hạn chế sử dụng chất kích thích sinh trưởng khi cây bị bệnh

– Tăng cường bón lân, kali và phân hữu cơ hoai mục, bổ sung thêm phân có hàm lượng canxi, magiê, silíc để tăng sức đề kháng cho cây.

Chọn Giống:

– Sử dụng giống sạch bệnh để trồng, tuyệt đối không dùng cành bị bệnh để trồng

– Không sản xuất giống ở khu vực thanh long đã nhiễm bệnh

Biện pháp sinh học:

– Sử dụng chế phẩm sinh học TRICODERMA trộn với phân hữu cơ bón vào đất để tăng khả năng kiểm soát nguồn bệnh trong đất. 1kg Tricoderma có thể trộn với 2-3 tấn phân chuồng, phân hữu cơ

Biện pháp phòng trị bệnh:

– Cần thăm vườn thường xuyên, phát hiện bệnh sớm khi mới chớm bệnh để xử lý kịp thời

– Sử dụng ELICITOR 250 kết hợp với SIÊU ĐỒNG để phun phòng trừ bệnh. Liều lượng 2 sản phẩm trên pha 400 lit nước cho phòng bệnh và 200 lít nước cho chữa bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.