Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng trị rệp sáp gây hại trên cây ăn trái

Mùa nắng ở Việt Nam là môi trường sống lý tưởng cho các loại rệp pháp triển, sinh sản và gây hại cho cây trồng. Các biện pháp phòng trị rệp sáp là hết sức cần thiết nhưng liệu bạn đã làm đúng cách hay chưa?

Rệp sáp trên cây Caffe

1. TỔNG QUAN VỀ RỆP SÁP

Rệp sáp có tên khoa học là Planococcus citri. Các tài liệu nước ngoài gọi tên thông thường của nó là citrus mealybug (rệp sáp cam quýt, tiêu biểu trên cây bưởi). Tuy nhiên, cây ký chủ của nó không chỉ có các cây thuộc họ cam quýt mà còn gây hại chủ yếu trên các cây công nghiệp như cà phê (cà phê chè và cà phê vối, có thể làn chết cây non), ca cao, hồ tiêu, dừa, khóm…và các cây khác như nho, chuối, xoài, gừng, tất cả loài hoa, rau…. Nó được phát hiện trên 70 họ cây trồng khác nhau.

Rệp cái hình bầu dục không cánh, dài 4mm, trên mình có nhiều sợi sáp ngắn và dày màu trắng. Rệp đực mình thon dài 3mm có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn.Trứng hình bầu dục, rất nhỏ, dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ trắng bao phủ. Rệp non mới nở có màu hồng, chân khá phát triển để di chuyển, chưa có sáp.

2. Tập tính sống và gây hại

Rệp sáp gây hại cả vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá và trái. Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo và vàng úa có thể nhầm với triệu chứng bị khô hạn. Rễ đôi khi bị khảm một lớp mô nấm màu trắng xanh (Polyporus sp) và bị còi cọc. Rệp sáp được phát hiện dưới mô nấm khi nó được bóc đi. Khi bị hại vùng rễ do rệp sáp kết hợp với mô nấm, làm cho cây dễ bị chết. Trường hợp gây hại trên thân bao gồm lá, cành non và dưới gốc trái.

Chúng gây hại trên lá, chùm quả và cả rễ. Rệp cái đẻ trứng ở các kẻ lá, chùm hoa và quả non. Chích hút cuống quả non làm qủa khô, rụng. Tại nơi có rệp gây hại xuất hiện nấm bồ hóng phát triển theo làm giảm diện tích quang hợp của lá . Chích hút cổ rễ tạo vết thương nấm xâm nhiễm.

Rệp sáp gây hại quanh năm, gây hại mạnh vào mùa khô.Xuất hiện từ khi ra hoa đến thu hoạch. Sau thu hoạch sống và đẻ trứng trong cụm hoa chưa nở ở đầu cành.

3. Biện pháp phòng trị rệp sáp

Biện pháp canh tác:

– Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, phun thuốc phòng bệnh và thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là các năm khô hạn.

Sử dụng thuốc sinh học đặc trị rệp sáp CNX-RS kết hợp với Siêu Đồng để diệt trừ triệt để toàn bộ rệp.

Thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS là loại thuốc sâu có hiệu lực rất cao với rầy rệp, nhện đỏ. Thuốc được viện di truyền nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và sản xuất từ hai nguyên liệu chính là Nấm Xanh và Nấm Trắng.

Hai loại nấm có lợi này có khả năng xâm nhiễm nhanh vào trong cơ thể của sâu, nhện đỏ, rệp sáp, côn trùng để hủy diệt chúng bằng cách mọc tơ trên đốt bụng, đốt chân làm cho chúng bị tê liệt, ngưng ăn rồi chết.

Tiếp theo, nhờ gió và những cá thể bị dính thuốc, nấm sẽ tự động phát tán, lây lan tiêu diệt hầu hết sâu, nhện, rệp, côn trùng trong vườn.

Điều đặc biệt là loại thuốc sâu sinh học này có tác dụng kéo dài vượt trội lên tới 30 ngày. Chúng có thể dùng để tưới gốc giúp diệt trừ các loại rệp, côn trùng trong đất mà không gây ảnh hưởng tới vi sinh trong đó.

Đây là loại thuốc trừ sâu sinh học không bị kháng thuốc duy nhất trên thị trường. Sử dụng hiệu quả 100% trên các loại sâu, nhện đỏ, rệp sáp và tất cả các loài côn trùng gây hại !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.