Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng trị sâu, bệnh trong thời kỳ nuôi trái của cây nhãn?

Để tăng cường khả năng giữ quả cho cây nhãn, giảm thiểu sâu bệnh, nâng cao năng suất cũng như chất lượng quả nhãn và không làm ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng, phát triển của cây nhãn ở những vụ nhãn tiếp theo. chúng ta cần chú ý chăm sóc cũng như phòng trừ sâu bệnh từ thời kỳ quả non đến lúc thu hoạch theo quy trình sau:

1. Bón phân:

– Nên căn cứ vào độ tuổi và số lượng quả trên cây để có mức bón cũng như lượng phân bón thích hợp.

– Với cây 10 năm tuổi, lượng quả dự kiến đạt 1 tạ thì lượng phân bón cần 0,5-0,8kg đạm + 0,5-1kg kali + 1-1,5kg lân. Chia làm 3 lần bón cho cây, trộn đều hòa với nước theo hình chiếu tán cây theo các thời điểm sau:

  • Lần 1: khi quả non có đường kính bằng hạt ngô.
  • Lần 2: khi quả non có đường kính 0,5-0,6cm.
  • Lần 3: khi quả có đường kính 1-1,5cm.

– Trong khoảng thời gian giữa 2 đợt bón có thể dùng nước phân chuồng hòa loãng tưới quanh gốc định kỳ 7-10 ngày/lần.

2. Phân bón qua lá:

– Giai đoạn bắt đầu từ quả non cho đến thu hoạch cần phun định kỳ phân bón qua lá 10-15 ngày/lần để trái chắc, bóng, đẹp,… Có thể pha cùng thuốc sâu sinh họcthuốc trị nấm sinh học để giảm công phun thuốc.

– Thời kỳ quả non có kích thước 3-4mm cần phun 1 lần đúng thời điểm để giảm rụng quả sinh lý, giữ được tối đa số quả trên chùm hoa.

Chú ý:

  • Nếu trời khô hạn 3-5 ngày phải tưới nước cho cây. Nước được tưới lên cành có lá, có quả, thân cây, và tưới xung quanh gốc. Cho tủ gốc giữ ẩm sau tưới (có thể dùng các loại bèo, rơm đã ủ mục…).
  • Nếu mưa to gây ngập úng cục bộ, cần phải khơi rãnh thoát nước. Nếu mưa dài ngày cần có biện pháp tiêu nước chủ động.

3. Phòng trừ những sâu, bệnh hại chính:

Bệnh hại hoa và quả non:

Trong vụ xuân, nếu ẩm độ không khí cao, các bệnh hại hoa nhãn thường phát triển mạnh và làm cho hoa, quả non bị hỏng. Bệnh thường gặp là bệnh sương mai (do nấm phytopthora gây hại chủ yếu ở thời gian ra hoa và quả non):

– Biểu hiện: thường ở chân giò hoa, quả hoặc cành, nhánh có các chấm đen, nâu đen nhỏ, sau đó cành hoa héo rũ và ban đầu có hiện tượng giống như ngâm trong nước sôi hoặc màu xanh tái. Trên quả bị bệnh đầu tiên biến màu sau đó chuyển màu nâu và rụng.

– Bệnh sương mai phát triển nhiều trên quả cho đến tháng 6-7. Kể cả khi đang cho thu hoạch quả nếu như nhiệt độ thuận lợi cho nấm phát triển.

Sâu hại hoa và quả non:

Rệp hại:

– Rệp muội: Thường gây hại giai đoạn cây nhãn xuất hiện đợt lộc non, khi ra hoa, đậu quả non chích hút dinh dưỡng ở cây nhãn và ở cả phần chùm hoa, quả.

– Rệp sáp: Cơ thể hình oval, có phân đốt rõ ràng và được bao phủ bằng lớp sáp bột, trứng được đẻ trong túi xốp. Rệp sáp phát triển mạnh giai đoạn cây có quả và gây hại bằng cách hút dinh dưỡng của cây.

– Rệp sáp ống: Con cái nhỏ hình vảy, con đực được bao phủ bởi lớp sáp trắng hình ống, gây hại chủ yếu phần cành bánh tẻ, kẽ lá và cũng chích hút dịch cây.

Các loại rệp trên ngoài gây hại và hút dịch cây chúng còn là môi giới truyền một số bệnh virút. Phân thải ra của chúng tạo điều kiện cho nấm than đen (nấm muội đen) phát triển phủ lên lá quả làm giảm khả năng quang hợp của lá và giảm giá trị thương phẩm của quả.

– Cách phòng trị:  Khi xuất hiện cần phun trừ bằng nấm xanh – nấm trắng kết hợp với đồng sunfat để diệt trừ một cách triệt để. Phun 2 lần: lần 1 lúc phát hiện, lần 2 cách sau đó 5-7 ngày. Có thể cộng thêm dầu khoáng DC tronplus.

Bọ xít nâu (Tessaratoma Pappilosa):

– Gây hại nặng trong vụ xuân hè. Cả bọ xít non và trưởng thành đều hút dinh dưỡng trên chồi, lá non, nếu hại ở phần quả non sẽ làm quả bị rụng.

– Cách phòng trị: Khi bọ xít non xuất hiện cần phun ngay, phun phòng trừ ngay từ đồng bằng nấm xanh – nấm trắng. Phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày.

Sâu đo xanh lớn:

– Sâu non hình gậy, mới nở màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu, gây hại bằng cách ăn lá non, có thể ăn trụi các nhánh hoa, quả non. Loài này thường gây hại phổ biến từ khi chùm hoa mới nhú đến khi đậu quả non có đường kính 2-4 mm.

– Cách phòng trị tương tự như với bọ xít, khi có sâu non xuất hiện cần phải phun phòng trừ ngay bằng nấm xanh – nấm trắng.

Chú ý: click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết. Hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp trực tiếp nhân viên tư vấn.

Nhận báo giá sản phẩm

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.