Bệnh chổi rồng là bệnh đặc biệt nghiêm trọng trên cây nhãn. Bệnh tấn công và gây hại trực tiếp trên các đợt đọt non và hoa nhãn. Nhìn từ xa biểu hiện của bệnh giống như một tổ chim hoặc dạng cây chổi, chính vì vậy chúng được gọi là chổi rồng hay nông dân miền Nam gọi là “đầu lân”
1. Tác nhân gây bệnh:
– Do vi khuẩn thuộc nhóm GammaProteobacteria gây ra. Chúng sống trong mạch dẫn của cây, trên các đọt non và hoa.
– Bệnh được lan truyền qua trung gian truyền bệnh là nhện lông nhung (Eryophyes dimocarpi). Chúng rất nhỏ không thể thấy bằng mắt thường, phát triển và gây hại mạnh vào những tháng mùa nắng. Chúng tấn công gây hại và truyền bệnh từ khi các chồi non và nụ hoa mới nhú. Khi cây không có lá non, chúng chích hút trên lá già nhưng không lộ triệu chứng. Nhưng chúng lưu tồn và sẽ tấn công trên các đọt non mới nhú và gây hại.
– Bệnh gây hại nặng nhất trên giống Nhãn tiêu da bò, Nhãn tiêu lá bầu, Nhãn super. Nhãn lồng ít nhiễm hơn, đặc biệt là giống Nhãn xuồng cơm vàng chưa thấy bị nhiễm.
2. Cách phòng trị:
Để phòng trị tốt trước hết cần loại bỏ triệt để mầm bệnh (cắt bỏ cành nhiễm bệnh) và xử lý trung gian truyền bệnh nhện lông nhung. Chúng ta có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
Giải pháp kỹ thuật:
Về Giống:
– Nhân giống cần tránh những cây đã bị bệnh
– Có thể áp dụng ghép chuyển đổi giống Nhãn xuồng cơm vàng ít bị bệnh lên gốc các giống nhãn thường bị bệnh gây hại mạnh
Kỹ thuật canh tác:
– Cắt bỏ toàn bộ các cành, lá, hoa bị nhiễm bệnh đem xử lý tránh bệnh phát tán.
– Sau thu hoạch cắt tỉa, dọn vệ sinh cho vườn thông thoáng giảm khả năng cư trú của nhện (cắt cành sâu khoảng 50cm, sau khi cắt phun thuốc trừ nhện CNX-RS + SIÊU ĐỒNG)
– Tránh để cành, lá tiếp xúc với mặt đất tạo điều kiện cho nhện di chuyển lên cây.
– Loại bỏ các cây ký chủ như bồ ngót, cây bóng nẻ,…
– Bón phân cân đối để xử lý đọt non, ra hoa đồng loạt nhanh. Đọt to khỏe sẽ dễ quản lý nhện và hạn chế bệnh.
– Tiếp tục cắt tỉa nếu chồi mới vẫn xuất hiện bệnh.
– Phun nước áp lực lớn trong mùa nắng để cuốn trôi nhện, đồng thời tạo ẩm độ cao làm trứng nhện không nở được.
Biện pháp phòng trừ:
(Chỉ áp dụng phòng trừ nhện, không áp dụng với vi khuẩn gây hại trực tiếp)
– Sau khi cắt tỉa phải phun thuốc trừ nhện CNX-RS và thuốc CNX-SIÊU ĐỒNG giúp loại bỏ nhện còn sót lại trên tán lá già và sát trùng vết thương do cắt tỉa.
– Khi áp dụng thuốc nên hòa dầu khoáng giúp thuốc lan tỏa tốt hơn và đạt hiệu quả phòng trừ cao hơn. Dầu khoáng cũng có tác dụng phòng trừ nhện rất tốt.
– Biên pháp này chỉ hữu hiệu khi phun thuốc tiếp xúc trên toàn tán cây, lá.
Chú ý : – Lứa đọt thứ hai bệnh thường phát triển bệnh nhiều hơn lứa đọt thứ nhất nên càng chú ý phun xịt và quản lý bệnh thật kỹ.
– Nên áp dụng các giải pháp trên một cách đồng loạt trên diện rộng (tổ chức phun đồng loạt) thì mới mang lại hiệu quả cao
Bài viết liên quan:
>>Phòng trừ các loại sâu bệnh phá hoại trên nhãn
>>Kỹ thuật để dơi không phá hoại nhãn
>>Kỹ thuật chăm sóc nhãn, vãi thời kỳ ra hoa