Thán thư là loại bệnh phổ biến gây hại trên sầu riêng. Nó gây hại quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa. Bệnh thán thư trên sầu riêng không chỉ gây hại trên lá mà còn gây hại ở cả trên hoa và trái non. Vậy cần phải phòng trừ bệnh thán thư trên sầu riêng như thế nào cho hiệu quả? Bà con hãy cùng WAO tìm hiểu nhé!
1. Nguyên nhân bệnh thán thư trên sầu riêng
Nấm Colletotrichum spp là tác nhân gây ra bệnh thán thư trên sầu riêng. Với sự “trợ giúp” của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ ẩm thấp, gió mạnh sẽ làm lây nhiễm bệnh từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác. Hoặc chúng cũng có thể lan xuống đất và lan truyền qua nước tưới hay mưa.
Đối với những vườn sầu riêng ít được chăm sóc, thiếu phân, không cung cấp đủ nước khiến cây thiếu dinh dưỡng, lá mỏng nấm bệnh dễ tấn công hơn. Hay vườn tán lá rậm rạp, ít cắt tỉa, rợp bóng, thiếu ánh nắng thì bệnh sẽ phát triển nặng hơn do độ ẩm tăng cao.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trên sầu riêng
Ở trên lá: Bệnh thán thư gây hại chủ yếu trên lá già và lá bánh tẻ. Vết bệnh thường bắt đầu ở chóp lá hoặc mép lá, sau đó lan rộng dần vào phía trong. Đặc trưng của vết bệnh là tạo thành những đường viền hình tròn có màu nâu đậm. Là ranh giới giữa phần thịt lá còn xanh và phần bị nấm tấn công. Khi bị nặng lá sẽ bị khô hàng loạt và rụng dần xuống, gây hiện tượng trơ trọi cành. Khiến cây phát triển kém và có thể dẫn đến chết.
Ở trên bông: Xuất hiện những đốm đen li ti trên bông. Vết bệnh sẽ đen và lan dần ra và sau đó khiến cho bông bị rụng.
Ở trên trái: Vết bệnh tạo thành những mảng nấm lớn nhỏ màu đen ,hình tròn, nằm ở hốc gai. Sau đó lan rộng dần ra và khiến cho trái sầu riêng bị rụng.
3. Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên sầu riêng
Xử lí bệnh:
- Tiến hành cắt tỉa các cành lá, hoa quả nhiễm bệnh rồi đem đi tiêu huỷ tránh để bệnh lây lan trong vườn.
- Sử dụng Siêu đồng kết hợp với Vaccin phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Đồng thời tăng kích kháng cho cây để giúp cây sầu riêng chống chọi với bệnh. Phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3 ngày.
Phòng bệnh:
- Cần vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, tạo tán nhằm tạo sự thông thoáng cho vườn, ánh nắng chiếu vào hạn chế nấm khuẩn phát triển.
- Trong giai đoạn sầu ra bông và trái nên tỉa bông và trái bị bệnh, nằm ở vị trí đầu cành, giữ khoảng cách hợp lí tránh lây lan bệnh.
- Chăm sóc cho cây khoẻ mạnh, tưới đủ nước, bón phân cân đối và đầy đủ cho cây.
- Tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục hay phân đã được ủ với nấm Trichoderma. Tưới bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất.
- Giữ ẩm cho đất vào mùa khô bằng cỏ dại hay vật liệu che phủ hữu cơ. Đối với vườn cây con cần che mát cho cây.
- Phun phòng nấm bệnh và côn trùng định kì.
- Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện bệnh.
Trên đây là những chia sẻ của WAO về bệnh thán thư cũng như biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên sầu riêng. Bà con có thể tham khảo, áp dụng để phòng trừ bệnh hiệu quả nhé!