Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng trừ ghẻ loét hiệu quả nhờ nền hữu cơ

“Ghẻ loét” không tự nhiên mà xuất hiện từ năm này qua năm khác. Khuẩn Xanthomomas và các loại nấm bệnh luôn tồn tại trong đất, liên tục phát tán trong không khí gây hại mạnh ở các đợt lộc non. Chỉ cần một vết xước nhỏ trên cành, lá và quả lập tức cây sẽ bị ghẻ loét. Cần cảnh giác phòng trừ ghẻ loét hiệu quả .

bệnh ghẻ loét trên cây có múi vào mùa mưa

Ghẻ loét xuất hiện một cách thường niên là có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn và nấm bệnh trong đất quá nhiều do hằng năm không được giải quyết một cách triệt để. Trong khi đó phun thuốc ghẻ thông thường chỉ tác dụng làm khô được các vết ghẻ trên lá, còn các vết ăn sâu trên cành và nấm khuẩn bên dưới mặt đất vẫn còn. Các đợt lộc non tiếp theo ra không được bảo vệ tốt cũng sẽ bi nhiễm bệnh, năm này qua năm khác vẫn vậy, thậm chí nặng hơn.

Ghẻ loét được kiểm soát sau 1 giờ phun thuốc

Sở dĩ ghẻ loét dễ xuất hiện vào các đợt lộc vì lộc non rất dễ bị xây xước do gió, mưa va đập, rồi sâu vẽ bùa, côn trùng chích hút,… Nấm khuẩn sẽ xâm nhập từ các vết xước này sau đó loét dần ra, phát tán rộng rãi ra toàn vườn theo chiều gió.

Đối với ghẻ loét thì phòng vẫn hơn là trị. Bởi ghẻ loét sẽ để lại sẹo sau khi được chữa lành, làm giảm khả năng quang hợp, mẫu mã xấu, nếu nặng cũng rất khó kiểm soát,…

Đa số hiện nay bà con đang chủ yếu tập trung vào trị bệnh. Hóa học thì chưa nhưng hiện nay một số biện pháp sinh học đã có thể kiểm soát đến 95% ghẻ loét trên cây có múi. Thế nhưng phòng vẫn thì vẫn hơn

>>Đọc thêm để biết cách trị dứt điểm ghẻ loét trong mùa mưa

Ghẻ loét được kiểm soát hoàn toàn

Để có thể phòng bệnh một cách triệt để. Bà con nên tập trung 80% vào việc xử lý nguyên nhân, không nên tập trung quá nhiều vào phần triệu chứng. Phần triệu chứng là phần được thể hiện ra bên ngoài như các vết loét ở trên cành, lá, quả,… rất dễ xử lý. Còn phần nguyên nhân là do vi khuẩn, là do nấm bệnh, là do môi trường đất, là do cách chăm sóc sai cách,… đó mới chính là vấn đề cần được giải quyết.

Để tập trung vào giải quyết khâu nguyên nhân một cách đơn giản chúng ta làm như sau:

Chăm sóc:

  • Cắt tỉa, rửa vườn sạch sẽ, thông thoáng, một năm 2 – 3 lần.
  • Bón vôi trên toàn vườn để ức chế mức độ phát triển của nấm bệnh, vi khuẩn gây hại.
  • Thay đổi môi trường đất bằng phân bò, phân gà hoai để thúc đẩy vi sinh vật có ích phát triển.
  • Sau khi đã có môi trường cho vi sinh phát triển, tưới bổ sung CNX-CN để diệt sạch toàn bộ nấm bệnh trong đất, ngăn ngừa chúng phát triển trở lại.

Khuyến cáo: nên bón 50 – 70kg phân bò + 10kg phân gà đã hoai mục/gốc/năm đối với cây đã kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.