Đăng bởi Để lại phản hồi

3 bệnh thường gặp trên sầu riêng

3 bệnh thường gặp trên cây sầu riêng

Sầu riêng là loại cây trồng phổ biến ở các khu vực miền Đông, miền Tây và Tây Nguyên. Do đặc tính khá nhạy cảm với thời tiết cũng như các loại nấm khuẩn gây hại nên cây sầu riêng rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Cùng theo dõi cách phòng trừ 3 loại bệnh thường gặp trên sầu riêng ngay trong bài viết này.

1.  Bệnh vàng lá thối rễ.

Vàng lá thối rễ là căn bệnh thường gặp trên sầu riêng để lại hậu quả nghiêm trọng nhất. Khi bị vàng lá thối rễ, cây sầu riêng có biểu hiện như sau:

  • Trên lá: lá ngả vàng, ban đầu là một vài cành sau đó lan ra cả cây, sau đó rụng dần. 
  • Trên rễ: Các đầu rễ non, rễ cám bị thối, phần vỏ rễ bị tuột ra khỏi phần lõi gỗ. Những cây bệnh nặng rễ cái bị thối đen. Rễ sầu riêng bị thối khiến cây không thể hấp thu được nước và dinh dưỡng nuôi cây.
  • Cây phát triển kém, không ra đọt,  lá vàng úa, trái rụng dần. Khi bộ rễ bị thối toàn bộ, cây sẽ chết.

Bệnh vàng lá thối rễ do nấm phythophthora, nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu sa gây bệnh vàng lá thối rễ trên sầu riêng là do thói quen chăm sóc không đúng cách của các nhà vườn.

Thói quen chăm sóc sai đó là:

  • Không xử lý nấm bệnh, tuyến trùng trong đất trước khi trồng sầu riêng.
  • Vườn trồng không đảm bảo thoát nước tốt, dễ ngập úng vào mùa mưa, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công sầu riêng.
  • Trồng sai kĩ thuật: trồng sâu chôn chặt khiến cổ rễ không hô hấp được, bị nấm khuẩn tấn công.
  • Lạm dụng phân bón hóa học, và chất hóa học khiến đất chai cứng, giảm mật độ vi sinh vật có lợi, tạo điều kiện cho nấm hại phát triển.
Bệnh vàng lá trên cây sầu riêng
Vàng lá là bệnh thường gặp trên cây sầu riêng

Cách phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên sầu riêng:

Để phòng ngừa căn bệnh thường gặp trên sầu riêng này, các nhà vườn cần:

  • Trước khi trồng sầu riêng cần xử lý đất trồng thật kỹ, tiêu diệt nấm khuẩn gây bệnh còn tồn tại trong môi trường đất bằng bộ giải pháp WAO BOOM.
  • Bón bổ sung phân chuồng hàng năm để cải tạo đất tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng. Đồng thời tạo môi trường cho hệ sinh vật đất phát triển tốt hơn.
  • Cân bằng độ pH đất, bón bổ sung vôi dolomite để nâng độ pH đất và bổ sung magiê.
  • Xây dựng hệ thống thoát nước trong vườn tốt để ngăn ngừa tình trạng ngập úng.
  • Để cỏ trong vườn, giúp đất thông thoáng hơn, tạo môi trường cho các chủng nấm có lợi sinh sống, vừa tăng lượng sinh khối hữu cơ cho đất khi cắt tỉa.
  • Chủ động phòng nấm bệnh định kỳ bằng cách tưới WAO BOOM 3 tháng 1 lần.
  • Thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp xử lí kịp thời.

2. Thán thư – bệnh thường gặp trên sầu riêng

Bênh thán thư cũng là một trong những bệnh thường gặp trên sầu riêng. Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioidess gây ra.

Bệnh hại chủ yếu trên lá, tạo những đốm bệnh lõm. Vết bệnh lớn dần có tâm màu xám trắng, viền có màu nâu đỏ, xung quanh có quầng vàng, các lá nhiễm nặng thường rụng sớm.

Vào đầu mùa mưa( tháng 4 – 6 dương lịch), bệnh xuất hiện và lây lan nhanh.

Biện pháp phòng và điều trị bệnh thán thư

Cần bảo đảm vườn thông thoáng, đủ ánh sáng để độ ẩm trong vườn không quá cao.

Vệ sinh vươn cây: cắt bỏ các cành lá, quả bị bệnh tập trung tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại và lan truyền.

Ngoài ra những cây đã bị nhiếm bệnh chúng ta cần phải sử dụng VACCIN kết hợp với SIÊU ĐỒNG để phòng trừ.

Cháy lá sầu riêng
Biểu hiện bệnh thán thư và cháy lá chết ngọn trên sầu riêng

3. Bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng

Một trong những bệnh thường gặp trên sầu riêng để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhà vườn nữa chính là cháy lá chết ngọn. Khi cây sầu riêng bị cháy lá chết ngọn sẽ có biểu hiện như sau:

  • Bệnh bắt đầu là những vết nhỏ, màu xanh đậm, vùng bị bệnh như nhúng vào nước sôi, sau đó bệnh lớn dần và liên kết lại thành hình dạng bất định.
  • Các vết bệnh khô tạo thành mảng màu nâu sáng, viền màu nâu tối.
  • Bệnh thường gây hại vườn ươm cho đến giai đoạn kinh doanh và sau đó lây lan rộng rãi.
  • Bệnh có thể tấn công trên thân non làm khô chết phần ngọn phía trên. Ở cây lớn bệnh thường xảy ra trong mùa mưa và ở những cành có nhiều lá.
  • Những cây con bị bệnh nặng thường bị rụng hết lá khiến cây chỉ còn cành trơ trụi, cây không thể tiếp tục quang hợp nên làm cho đọt cây con và đọt cây tháp bị thối đen.

Nguyên nhân gây nên bệnh cháy lá chết ngọn sầu riêng là do nấm Rhizoctonia solani.

Biện pháp phòng trị bệnh cháy lá chết ngọn: 

Thu dọn các lá rụng ở vườn mang đi tiêu hủy, dọn sạch cỏ dại thường xuyên để vườn cây luôn thoáng mát.

Phát hiện bệnh sớm và phun thuốc để đạt hiều quả. Khi cây bị bệnh chúng ta cũng có thể sử dụng kết hợp VaccinSiêu đồng để phòng trừ rất hiệu quả và an toàn cho môi trường sinh thái vườn.

Trên đây là cách phòng ngừa 3 loại bệnh thường gặp trên sầu riêng mà WAO tổng hợp được. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bà con. Nếu có câu hỏi cho WAO, gọi ngay số hotline: 0978.497.345 để được hỗ trợ.

Đọc tiếp:

Cách xử lý bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng con.

Cách cứu cây sầu riêng bị vàng lá thối rễ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.