Đăng bởi Để lại phản hồi

Quả non cây có múi bị rụng nhiều. Nguyên nhân và giải pháp hạn chế tối đa

Hiện tượng rụng quả non ở các cây có múi như cam, quýt, chanh và nhiều loại cây khác là một hiện tượng phản ứng sinh tồn tự nhiên của cây. Tuy vậy nếu bị rụng nhiều quá sẽ làm giảm năng suất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị kinh tế. Vì thế cần phải có biện pháp hạn chế.

Rụng quả do 5 nguyên nhân chủ yếu là: Cây thiếu amino; Mất cân bằng dinh dưỡng; Bộ rễ tổn thương, cây suy yếu; Côn trùng, Nấm bệnh tấn công; Cây thiếu oxy để hô hấp và quang hợp kém. Về cơ bản cây sẽ tự tiết ra một số chất điều hòa sinh trưởng để tạo tầng rời ở cuống trái và trái sẽ rơi ra khỏi cây.

Thường sẽ có 2 đợt rụng, đợt thứ nhất xuất hiện khi trái còn nhỏ, bằng ngón tay út, tức khoảng 3 tuần sau khi đậu. Đặc trưng của đợt rụng trái này là trái mang theo cả cuống. Đợt thứ hai là khi trái có đường kính trái khoảng 3cm, đặc trưng là trái rụng không cuống.

Số lượng và tỉ lệ rụng trái trên cây phụ thuộc vào tình trạng của cây. Đối với một cây trưởng thành, khỏe mạnh thì tỉ lệ rụng tự nhiên này rơi vào khoảng 10 – 12%.

Tuy nhiên, nếu tỉ lệ rụng ở mỗi cây cao trên 30% thì đây không còn là rụng trái sinh lý bình thường mà do các yếu tố khác tác động khiến trái rụng.

1. Vậy những yếu tố nào đã tác động khiến quả non cây có múi rụng nhiều?

Quả non cây có múi rụng nhiều do cây thiếu Amino

Amino cho cây cũng quan trọng như sắt cho thai phụ. Nó là một trong những thành phần không thể thiếu trong quá trình cây ra hoa và nuôi quả. 

Giai đoạn cây mang trái cũng giống như giai đoạn phụ nữ mang thai cần phải được chăm sóc đặc biệt. Giai đoạn này nếu không được chăm sóc kỹ cây sẽ dễ bị stress.

Khi cây trồng bị stress, quá trình sản xuất Amino acid sẽ chậm lại. Để có được lượng Amino acid cần thiết cây bắt buộc phải thủy phân các protein hiện có (tự ăn thịt chính mình) làm cây suy yếu, rối loạn dinh dưỡng từ đó quả sẽ rụng dần.

Mất cân bằng dinh dưỡng

Thời kỳ nuôi quả cây cần rất nhiều dinh dưỡng. Đặc biệt là kali và các nguyên tố vi lượng để tổng hợp và vận chuyển chất hữu cơ về quả, chống hiện tượng hình thành tầng rời gây rụng quả.

Sau khi đậu quả, cây thiếu dinh dưỡng sẽ không đủ sức nuôi toàn bộ số quả trên cây nên phải rụng bớt đi để tập trung dinh dưỡng nuôi số quả còn lại.

Bộ rễ tổn thương, cây suy yếu

Khi bắt đầu bước vào một vụ mới, để kích thích cây trồng ra hoa, người làm vườn thường áp dụng các biện pháp như siết nước, chắn rễ,…Việc “ép” cây ra hoa như vậy đã tác động rất lớn đến bộ rễ, làm rễ tổn thương, suy yếu.

Khi rễ bị tổn thương, nấm bệnh trong đất có điều kiện thuận lợi để tấn công làm thối rễ. Rễ thối, quá trình hút nước và dinh dưỡng bị ảnh hưởng, khiến cây suy yếu, không đủ sức nuôi quả. Sau một thời gian quả non sẽ rụng.

Côn trùng, nấm bệnh tấn công gây rụng quả non

Sau đậu quả là thời điểm hấp dẫn các loài côn trùng gây hại, vì lúc này vỏ quả còn mỏng. Một số loài nguy hiểm xuất hiện ở giai đoạn này như nhện, bọ trĩ, bọ xít muỗi, ruồi vàng. Chúng tấn công tạo thành các vết thương hở trên vỏ trái, làm trái sần sùi, méo mó, phát triển kém và rụng. Bên cạnh đó, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, các vết thương do côn trùng tạo ra đã mở đường cho nấm khuẩn gây bệnh ghẻ tấn công trái. Trái non bị ghẻ tấn công sẽ rụng.

Cây thiếu oxy để hô hấp và quang hợp kém

Trong giai đoạn này, nếu gặp thời tiết mưa nhiều, vườn ngập nước, lượng oxy trong đất thấp không đủ để cây sử dụng. Điều này làm phá vỡ tiến trình hô hấp bình thường của rễ, từ đó tích lũy chất độc gây hại trên tế bào rễ, làm thối các lông hút và đầu rễ non. Rễ thối, cây không hấp thu được nước cũng như các khoáng chất cần thiết để thực hiện trao đổi chất, lâu dần cây sẽ suy yếu dẫn đến hình thành tầng rời để loại bớt một phần “cơ thể” để duy trì sức sống, sự tồn tại của cây.

Bên cạnh đó, việc cây quang hợp kém sẽ khiến quá trình chuyển hóa năng lượng bị gián đoạn làm cho trái thiếu dinh dưỡng, sau 1 thời gian sẽ ngừng sinh trưởng, vàng và rụng.

Ngoài ra còn có một số yếu tố tác động khác làm rụng quả non hàng loạt như sốc nước, cây bật lộc,…

2. Biện pháp khắc phục tình trạng rụng quả non cây có múi

Giai đoạn quả non là giai đoạn cực kỳ quan trọng bởi giai đoạn này sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng quả toàn vụ.

Để giúp cây giữ lại số lượng quả vừa phải thì ngoài dựa vào quá trình rụng trái sinh lý của cây. Bà con cần chủ động tỉa bớt quả non, chỉ giữ lại số lượng nhất định trên mỗi cành cũng như trên cả cây.

Và WAO BOOM là bộ giải pháp đặc biệt giúp bạn giải quyết được tất cả các vấn đề trên để quả đậu nhiều, tròn đều, bóng đẹp, mọng nước, vỏ mỏng, ngọt thơm.

WAO BOOM đã được chứng minh giúp phát triển hệ rễ, bảo vệ rễ trước sự tấn công của nấm bệnh. WAO BOOM bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trong giai đoạn ra hoa nuôi quả, đặc biệt là cung cấp đầy đủ chuỗi 16 loại amino acid thiết yếu cho cây. Bên cạnh đó còn giúp tăng khả năng quang hợp của cây lên 20%. Ngoài ra WAO BOOM còn giúp đất tơi xốp, thông thoáng để oxy trong đất nhiều hơn, giúp rễ hô hấp tốt hơn.

WAO BOOM Giúp hoa thụ phấn tốt hơn, đồng đều hơn, tỉ lệ đậu quả cao hơn; Giúp cuống trái dai chắc, mập mạp hơn, hạn chế hình thành tầng rời gây rụng trái; Gia tăng hương vị và phẩm chất trái; Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây giai đoạn nuôi trái; Kích thích phát triển hệ rễ, giúp rễ khỏe hơn hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây tốt hơn.

Giai đoạn ra hoa nuôi quả non là giai đoạn quyết định đến năng suất, chất lượng và kinh tế toàn mùa vụ. Nếu không chăm sóc và có các biện pháp hỗ trợ kịp thời thì đến cuối vụ số lượng quả thu hoạch ít, trái méo mó, sần sùi, vỏ dày, tép khô, vị nhạt.

Bên cạnh đó, bà con cần phun phòng Sâu, bọ trĩ, nhện bằng các chế phẩm sinh học. Bao gồm: thuốc trừ sâu sinh học Bitadin WP (Baccillus) + Nấm xanh Nấm trắng + Nấm 3 màu. Bà con kết hợp những loại này với nhau theo tỉ lệ khuyến cáo, cho phun 1 lần/tuần.

Bitadin WP là thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới. Là sự phối hợp của BT và Virut, có hiệu quả cao trên nhiều loại sâu. Nấm xanh Nấm trắng là Sản phẩm nghiên cứu của Viện di truyền Nông nghiệp Việt Nam. Được nhân nuôi trong môi trường tự nhiên. Là những vi sinh được tuyển chọn kỹ lưỡng. Chúng được phân lập từ nhiều loài côn trùng bị nhiễm bệnh và sản xuất bằng công nghệ lên men. Nấm xanh Nấm trắng được phun lên cây sẽ ký sinh gây bệnh cho nhện. Nấm 3 màu kí sinh trên chi đốt côn trùng, làm côn trùng chán ăn rồi chết.

Lưu ý:

Nhiều bà con vì để tiết kiệm công tưới nước nên thường bón phân trước khi trời mưa, qua đó tận dụng nước mưa hòa tan phân. Tuy nhiên việc làm này thường không đem lại lợi ích như mong muốn.

Do lượng nước mưa không khống chế được nên khi mưa lớn, phân sau khi bị hòa tan lại theo các mương líp chảy xuống ao hồ kết hợp với trời nắng sau khi mưa làm bốc hơi nước đem theo phân khi chưa ngấm hết vào đất, lượng phân thất thoát là rất lớn.

Để hạn chế hiện tượng thất thoát, nông dân nên chủ động bón phân khi trời không mưa và tưới nước đều sau khi bón. Lượng phân bón cũng nên chia nhỏ ra làm nhiều lần, vừa tránh làm cây bị sốc khi dinh dưỡng hấp thụ vào tăng cao vừa hữu hiệu trong việc tránh thất thoát.

Bà con nên quan sát, theo dõi vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Hiện tại bạn muốn giảm tỉ lệ rụng quả non. Vui lòng để lại thông tin để kỹ thuật viên liên hệ tư vấn miễn phí !



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.