Đăng bởi Để lại phản hồi

Quan điểm sử dụng các chế phẩm vi sinh vật

Những gì nhà nông chúng ta biết được về vi sinh vật phần lớn từ các chuyên gia, các nhà cung cấp chế phẩm vi sinh vật. Họ chứng minh cho chúng ta thấy vai trò của vi sinh vật là vô cùng quan trọng, họ dẫn dắt chúng ta theo kiểu “ không có vi sinh vật “ thì đất bị chua hóa, suy kiệt, cây cối tàn lụi,… họ đưa ra hàng loạt dẫn chứng và “ vẽ “ cho chúng ta các hướng phải làm, trong đó sử dụng chế phẩm vi sinh vật là một điều bắt buộc.

Những gì họ nói với chúng ta không sai, sử dụng chế phẩm là tốt nhưng… sử dụng như thế nào là hợp lý và ngoài việc sử dụng chế phẩm thì còn cách nào khác hay không thì họ hầu như không hoặc ít khi nói cho bạn biết.

Vi sinh vật không chỉ là các chế phẩm vi sinh, chúng hiện diện khắp mọi nơi từ đất, nước, cho tới không khí. Trong đó vi sinh vật đất chiếm số lượng đông đảo nhất.  Nếu chúng ta tạo ra điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật đất như đồ ăn, thức uống nơi ở trong lành không chưa các chất độc hại ( Môi trường thuận lợi về độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng cho sự phát triển của vi sinh vật )

Cách sử dụng vi sinh  vật hợp lý  :

  • ủ phân hữu cơ
  • Ủ phân cá, bánh dầu
  • Tẩm hạt giống, xử lý cây con
  • Xử lý giá thể cây trồng
  • Trộn vi sinh vật hữu ích với phân hữu cơ giai đoạn trồng cây đều thích hợp
  • Nếu muốn phân giải nhanh các tàn dư thực vật trong vườn thì sử dụng chế phẩm vi sinh  vật, nếu sử dụng tàn dư thực vật cho mục đích che phủ, bảo vệ đất thì không cần thiết phải sử dụng
  • Hiện nay có rất nhiều các chế phẩm EM ( Effective Microorganism ) được sử dụng đưa vào đất, nhằm làm phong phú hóa hệ thống vi sinh vật. Nhìn chung, biện pháp này bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên cần nhấn mạnh khi đưa vi sinh vật vào đất chung ta cần đảm bảo điều kiện thức ăn ( cụ thể là chất hữu cơ ) và các điều kiện cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, khi đó việc suwer dụng chế phẩm mới mang lại hiệu quả ,một khi đưa EM vào đất nhưng không cải thiện điều kiện sống cho chúng thì khả năng phát huy hiệu quả của chúng cũng sẽ là hạn chế và chỉ toionf tại được trong một thời gian ngắn.
  • Ngoài ra cũng cần nhấn mạnh với các bạn, đôi khi cây có biểu hiện vàng lá thối rễ chưa chắc đã do bệnh. Trong  trường hợp này thay vì chỉ bổ sung các chế phẩm thì bạn nên tìm hiểu thêm nguyên nhân gây nên biểu hiện trên cây.  Thường thì vườn chúng ta bị lỗi canh tác dẫn tới đọng nước, úng nước, đất nén, chua hóa, nghèo hữu cơ, cây suy yếu và khả năng đề kháng của cây sẽ giảm.
  • Mỗi loại đất và cây trồng đều có sẵn hệ EM  tương ứng của chúng, tuy nhiên do thiếu điều kiện môi trường thuận lợi, vì đất bị thoái hóa,nghèo kiệt hữu cơ, chứa nhiều độc tố… nên chúng không thể phát triển được. Nhiều công trình nghiên cứu và đã chứng minh được răng, khi bón nhiều phân hữu cơ, hạn chế tối đa tác động có hại của hóa chất , thuốc bạo vệ thực vật… Tạo nên sự cân bằng dinh dưỡng trong đất, dần dần môi trường sống của vi sinh vật trong đất được cải thiện, quần thể vi sinh vật có ích, vi sinh vật đối kháng sẻ được phát triển một cách tự nhiên, phong phú, tương  ứng với từng loại cây trồng một cách bền vững

Các bạn tham khảo thông tin này nhé :

“ tại sao côn trùng, dịch bệnh lại tấn công cây ?

Chỉ có những cây bị yếu, bệnh hoặc không phù hợp với điều kiện đất đai , khí hậu mới dễ bị dịch hại tấn công.  Cũng như con người, chúng ta  có hệ miễn dịch giúp ngăn chặn bệnh tật, cây cũng có cơ chế bảo vệ, vì vậy những cây phát triển đầy đủ sẽ có hệ thống bảo vệ tốt và mạnh hơn những cây thiếu dinh dưỡng hoặc bị rối loạn trao đổi chất. Trong nhà kính, chỉ những cây yếu hoặc nhỏ nhất mới bị rệp tấn công , còn những cây khỏe mạnh thì không.  Có thể coi rằng sâu bệnh  giống như sư tử ở Châu Phi, chúng giữ lại những cây khỏe mạnh và giết chết những cây bệnh và yếu . Willam Albrecht, nhà khoa học người mỹ nghiên cứu về đât, đã nói về trường hợp này trong bài viết The Albrecht, quyển 1, phần 5 như sau : “ Sâu bệnh là hội chứng gây ra bởi vụ mùa kém , chứ không phải là nguyên nhân. Sử dụng thuốc hóa học chính là thể hiện sự bí thế của nền nông nghiệp đang chết dần. Không phải ngày càng yếu đi.  Alfred Howard, người đang đi đầu trong nông nghiệp hữu cơ ở Anh nói rằng : “ côn trùng và nấm bệnh không thật sự là tác nhân gây bệnh cho cây, vì chúng chỉ tấn công các cây phát triển không đầy đủ hoặc những giống cây trồng không phù hợp với điều kiện tự nhiên. Vai trò của sâu bệnh có thể coi như là hệ thống cảnh báo, cho biết cây trồng đã và đang được canh tác không đúng cách .”

tham khảo về vi sinh vật nhiều hơn tại : nongnghiepthuanthien.vn

mọi câu hỏi về chế phẩm vi sinh vui lòng để lại thông tin ở form dưới nhé !

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.