Cây chuối hiện có đến 300 giống được trồng trên toàn Thế Giới. Ở Việt Nam cây chuối cũng đang dẫn đầu về diện tích trong các loại cây ăn quả. Chuối ở Việt Nam được trồng phổ biến là giống chuối laba (chuối Ấn Độ), chuối tiêu (cavendish), chuối tây (chuối sứ, chuối xiêm), chuối bom, chuối ngự,… Trồng chuối khá đơn giản, nhưng để trồng chuối kinh doanh sạch bệnh cần có một quy trình tốt, cùng tham khảo ở phần dưới của bài viết:
>>Xem thêm: đặc trị nhện đỏ, rầy, rệp trên cây chuối
1. Giới thiệu chung về cây chuối:
Cây chuối có tên khoa học là (musa sapientum L.) thuộc họ musaceae. Thân chính nằm dưới đất là loại cây thân ngầm hay còn gọi là củ, từ thân ngầm đẻ ra nhánh gọi là chồi (con chuối). Các bẹ lá được tạo thành hình trôn ốc quyện chặt lại với nhau tạo thành thân giả. Hoa chuối xuất hiện trên thân giã, giữa bẹ và cuống lá. Mỗi thân giả chỉ mang một hoa (buồng), vòng đời của cây chuối kết thúc sau khi thu hoạch.
>>Xem thêm: cách phòng trừ các loại bệnh hại trên cây chuối
2. Phương pháp nhân giống:
– Cây chuối được nhân giống bằng phương pháp vô tính, thường dùng chồi con để trồng.
– Chồi con được hình thành từ những mần ngủ mọc trên thân ngầm của cây chuối.
Một số phương pháp nhân giống chuối phổ biến:
– Nhân giống bằng cách không để cây mẹ sản xuất buồng: bằng cách trồng cây mẹ với khoảng cách thưa để cho nhiều cây con nhất. Cây mẹ trồng được 5 tháng thì bứng hết cây con ra, vun gốc và bón phân. Sau một tuần lễ chẻ dọc một số bẹ ở ngoài cùng để lộ một số mắt ở củ chuối. Lấy mũi dao khoét một vòng nhỏ quanh mắt và sáu đó tiến hành vun gốc một lần nữa. Khoảng một tuần sau có cây con mọc lên, cứ như thế 2 tuần có thể bứng cây con 1 lần. Nếu cây mẹ trổ buồng thì tiến hành chặt ngay, khai thác lấy cây con khoảng 6 tháng thì cây mẹ sẽ chết.
– Nhân giống cấp tốc bằng cách vun gốc: Chọn đất có nhiều hữu cơ, bón thêm đạm. Trồng cây chuối con với khoảng cách 2m x 1,5m. Sau 15 ngày tiến hành vun gốc thật cao (50-60cm) làm cho cây xuất hiện củ mới ở trên. Mỗi củ sẽ cho ra những cây chuổi con, sau 5 tháng thì bứng cả bụi lên. Chọn những cây con cao trên 20cm mang đi trồng.
– Nhân giống bằng củ: dùng củ chuối ở các vườn đã thu hoạch. Chọn củ lớn, tốt, cắt hết rễ, chẻ làm 4-6 miếng, mối miếng có từ 1-2 mầm ngủ rồi đem ươm. Sau 6-7 tháng thì xuất hiện chồi, bứng chồi lên đem trồng.
- Hình ảnh: Nhân giống cây con
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
Chăm sóc cây chuối gồm 2 công tác chính đó là công tác trồng và chăm bón, công tác tiếp theo đó là phòng trừ sâu bệnh gây hại. Trong bài viết này chủ yếu tập trung cho công tác trồng và chăm sóc. Còn công tác phòng trừ sâu bệnh bà con có thể tham khảo tại đây.
Đầu tiên, chuẩn bị đất trồng:
– Mặt líp phải cao hơn mực nước trong mương tối thiểu là 30cm.
– Khi đào mương lên líp không được đưa tầng sinh phèn hoặc vật liệu sinh phèn lên mặt líp.
– Mương đào phải đủ rộng để dễ dàng vận chuyển sản phẩm, vật tư và nước tưới trong mùa nắng,…
– Chiều rộng mương thường rộng bằng 1/2 đến 1/3 chiều rộng líp.
Phương pháp trồng:
– Đào hố sâu 40-60cm, rộng 40-60cm, đặt con chuối vào giữa hố trồng.
– Khi đặt cây con, thì cổ của củ chuối nằm ở vị trí sâu cách mặt đất 10cm.
– Trộn phân chuồng hoai mục, tro trấu cùng với đất mặt lấy đầy hố.
– Lấp đất vừa quá cổ gốc chuối, ém chặt đất xung quanh gốc, tưới đẫm nước.
– Chuối trồng trên đất líp phải cách bờ mương 1-1,2m (vì những vụ sau chuối con có thể tiến về phía mương nên cần đủ đất cho rễ phát triển).
– Khoảng cách trồng giữa các hàng và các cây giao động từ 2-3m tùy thuốc theo con giống, khí hậu và đất đai. Mật độ 2000-2500 cây/ha là thích hợp.
– Sau khi trồng 30 ngày, nếu thấy cây chết hoặc phát triển kém tiến hành trồng dặm bằng những cây tốt khác. Trường hợp thiếu cây giống có thể chặt ngang thân cây yếu cách gốc khoảng 20-30cm giúp lá non mọc ra để cây dễ phát triển.
Lưu ý: Cây chuổi trổ buồng về phía đối diện với sẹo củ (nơi tách ra từ củ cây mẹ). Do đó khi trồng cần đặt các sẹo củ của cây quay về một hướng để khi trổ buồng tất cả đều ở một bên, dễ dang hơn cho việc chăm sóc và thu hoạch.
- Khi trồng cần đặt các sẹo củ của cây quay về một hướng để khi trổ buồng tất cả đều ở một bên.
Kỹ thuật bón phân:
Bón lót: lượng phân bón lót cho 1 hố gồm 10-15kg phân chuồng hoai mục, 60g Ure, 145g SA, 200g Supe lân, 200g KCl.
Lượng phân bón/khóm/năm gồm:
– N : 80-100g (ure: 200-300g hoặc SA: 400-600g).
– P2O5 : 45-75g (supe lân 300-500g/cây hoặc DAP 100-160g/cây).
– K2O : 80-120g (KCL 140-200g/cây).
– Cuốc thành rãnh theo hình tròn cách gốc chuối 40-60cm, sâu 10-20cm, bón phân xong lấp đất lại.
– Chia lượng phân thành 2 lần bón: đầu và cuối mùa mưa.
– Khi cây còn nhỏ bón theo tỉ lệ đạm nhiều hơn Kali (tỉ lệ 2N :1 K2O).
– Khi cây trổ buồng bón Kali nhiều hơn đạm (1N :2 K20).
– Có thể đợt 1 bón Ure, đợt 2 bón SA vì chuối cần S để tạo quả (trong SA có nhiều S).
- Những cây chuối trong vườn chuối nghìn tỉ của Bầu Đức
Biện pháp chăm sóc:
Tỉa cây con:
– 1 tháng tiến hành tỉa cây con 1 lần để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và giảm sâu bệnh,…
– Trong điều kiện chăm sóc tốt, có thể chừa các cây con gối nhau, mỗi bụi có 3-4 cây con phát triển (tỉa bỏ cây yếu, cây nằm sát nhau chỉ để lại 1 cây mẹ và 2-3 cây con).
– Các cây có thời gian sinh trưởng cách nhau 6 tháng, như vậy sau 6 tháng ta sẽ để lại 1 cây con để thay thế cây mẹ.
Bẻ bắp chuối:
– Cắt bỏ hoa đực (bắp chuối) vào buổi trưa khi chuối có 8-12 nải.
Che, chống buồng:
– Để tránh rám trái do nắng, sau khi bẻ bắp khoảng 10 ngày thì dùng lá chuối khô, rơm rạ, cỏ khô,… để che buồng.
– Nếu buồng chuối quá nặng, cần dùng nạng chống đỡ buồng tránh đỗ ngã.
Chăm sóc vườn sau thu hoạch:
– Đốn bỏ cây mẹ đã thu buồng, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, bẹ khô chuyển ra khỏi vườn.