Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nha đam đạt hiệu quả cao

Nha đam hay còn có cái tên khác là cây lô hội. Nó có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hay mùa thu, vì đây là khoảng thời gian có điều kiện khí hậu thuận lợi cho cây nha đam con phục hồi và phát triển nhanh nhất. Dưới đây, WAO xin chia sẻ quy trình trồng và chăm sóc nha đam để cây phát triển tốt và cho năng suất cao.

1. Quy trình trồng mới cây nha đam

Trên thị trường hiện nay có hai loại giống nha đam chính là Nha đam Mỹ và Nha đam Việt. Nha đam Mỹ có lá dài, nhiều gai, bẹ to nặng, dày mình, có phấn trắng ở phía sau. Nó được trồng chủ yếu với mục đích thương mại. Nha đam Việt có lá nhỏ hơn, ít gai hơn, bẹ mỏng hơn và không có phấn trắng phía sau. Nhỏ gọn, dễ trồng nên thường được dùng để trang trí.

Nha đam được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Có thể sử dụng lá Nha đam để tiến hành nhân giống. Để tăng hệ số nhân giống, bà con có thể dùng cách cắt bỏ đọt cây mẹ. Một thời gian sau, xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện mấy chục cây con. Cây con cao khoảng 10cm là có thể tách đem vào vườn ươm, chăm sóc tới khi cây cao chừng 15-20cm là có thể đem đi trồng.

Chọn đất:

Nha đam là cây chịu được khô hạn nhưng không có khả năng chịu được ngập úng. Vì vậy cần chọn vùng đất cao ráo, tơi xốp, tốt nhất là trồng ở nơi đất pha cát để dễ dàng thoát nước.

Xử lý đất trước khi trồng:

Đất trước khi trồng cần rải phân chuồng được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma lên rồi phay kỹ, làm nhỏ đất và san phẳng vườn trồng. Sau đó lên luống, đánh rãnh trồng. Thông thường luống được đánh cao khoảng 20cm để cho đễ tiêu nước. Trồng theo mật độ cách hàng 80cm và cách cây 40cm. Như vậy số lượng cây giống dao động khoảng 30-50 nghìn cây/1 ha.

Trước khi xuống giống, cần xử lý đất bằng bộ giải pháp WAO BOOM nhằm tiêu diệt nấm bệnh trong đất để hạn chế bệnh cho cây sau khi trồng. Ngoài ra còn kích thích bộ rễ phát triển, bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cần thiết cho cây. Giúp đất tơi xốp, thoáng khí.

Sử dụng phân NPK Hữu cơ Hàn Quốc để bón lót cho cây. Có 2 cách bón lót cho cây. Có thể rải phân lên rồi mới phay đất hoặc bón trực tiếp khi trồng với liều lượng mỗi cây 100gram.

Khi trồng nha đam, bà con cần lưu ý:

+ Không vùi đất trên ngọn cây con, điều này sẽ khiến cho cây bị thối khi tưới nước. Giữ cho cây thẳng đứng, rễ phủ đều mới lấp chặt đất. Nếu đất không đủ độ ẩm cần tưới thêm nước, nếu trời mưa cần chú ý thoát nước tránh bị chết cây do úng.

+ Nha Đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hay vàng, nhưng khi bén rễ thì sẽ chuyển màu xanh. Cây nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm nên để trong mát 2-3 ngày, sau đó mới đem đi trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.

+ Khi đào cây lên, cần cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt để rút ngắn thời gian hồi sức của cây con.

+ Hạn chế bón phân cho cây vào mùa mưa.

2. Quy trình chăm sóc cây nha đam

– Tưới – tiêu nước

+ Tưới nước: Cây Nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô bà con phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Khi cây mới trồng nên tưới ngày 1 lần. Khi cây phát triển tốt nên tưới 2 ngày 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.
+ Tiêu nước: Cây Nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày bà con phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây Nha đam chết hàng loạt.

– Quản lý cỏ

Trong quá trình chăm sóc Nha đam, bà con có thể thực hiện cắt những cây cỏ cao trong vườn rồi lấy nó che phủ ngay lên đất. Thay vì nhổ cỏ, xới xáo thì việc này vừa giúp bổ sung dinh dưỡng hữu cơ từ việc che phủ cho đất vừa có tác dụng giữ ẩm tốt cho cây trồng.

– Bón phân

Cây Nha đam có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng trong đất. Do đó, trong quá trình trồng và chăm sóc nha đam, ngoài việc bón lót bằng phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma ( khoảng 2,5tấn/ha ). Bà con nên thường xuyên bón thúc cho cây Nha đam bằng phân NPK hữu cơ Hàn Quốc. Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 200 Kg/ha.

Khi bón phân bà con nên tránh làm bẩn lá, thường bón trước khi trời có mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để Nha đam dễ hấp thụ hơn.

– Phun phòng sâu bệnh cho cây

Để giúp cây không bị sâu bệnh hại tấn công, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như năng suất cây trồng. Bà con cần chủ động các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:

– Sử dụng phân chuồng đã ủ hoai bằng nấm Trichoderma

– Xử lý nấm bệnh trong đất trước khi xuống giống bằng bộ giải pháp WAO BOOM

– Định kỳ phun phòng nấm khuẩn gây bệnh trên cây như bệnh đốm đen, thối nhũn, thối rễ…bằng bộ trừ nấm Mocabi + Siêu đồng

– Phòng trừ sâu côn trùng gây hại bằng WAO M19, WAO AKA

– Kết hợp trồng cỏ Vertive kiểm soát côn trùng gây hại

Trên đây là những chia sẻ của WAO về quy trình trồng và chăm sóc nha đam đạt hiệu quả cao. Chúc bà con thành công!

Xem thêm:
Sâu bệnh trên nha đam thường gặp và cách xử lý

Trichoderma ủ phân chuồng (trâu, bò, lợn, gà, dê…), phân xanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.