Đăng bởi Để lại phản hồi

Giải pháp đặc trị rệp sáp trên hồ tiêu.

Rệp sáp là sâu hại nghiêm trọng trên cây hồ tiêu. Chúng gây hại lên các của cây tiêu như: thân, lá, quả và đặc biệt là rễ. Rệp sáp là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vàng lá thối rế trên tiêu. Để có biện pháp phòng trị hợp lý thì chúng ta cần biết rõ đặc điểm hình thái và cơ chế hoạt động của rệp sáp. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bà con về loài rệp sáp và cách đặc trị rệp sáp gây hại

1. Đặc điểm nhận dạng

Rệp sáp (tên khoa học là Pseudococcus sp).

Rệp sáp có hình bầu dục dài khoảng 4 mm, ngang 2-3 mm. Thân có phủ lớp sáp trắng, quanh mình có các tia sáp dài trắng xốp.

Rệp càng lớn càng ít di chuyển, chúng di chuyển chủ yếu nhờ kiến cộng sinh.

Rệp sáp phát triển vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô. Vào thời điểm này cần có biện pháp phòng trị kịp thời nếu không thì rệp sáp gây hại sẽ làm cho cây còi cọc, làm vườn lụy dần bị nặng sẽ dẫn đến chết cây.

Rệp sáp – Pseudococcus sp

2. Cách gây hại trên cây – đặc trị rệp sáp

Rệp sáp sống tập trung thành từng đám bám chặt vào các ngọn non, cuống lá, chùm trái, kẽ cành hoặc mặt dưới lá. Chúng chích hút nhựa làm lá và quả héo khô, rụng non. Rệp hoạt động và tiết ra chất thải có màu đen bao quanh quả, bắm chặt trên lá làm mất khả năng quang hợp của lá cây.

Rệp sáp gây hại trên lá.
Rệp sáp gây hại trên quả

– Rệp còn chui xuống đất bám vào hút dịch ở gốc thân, cổ rễ. Rệp cộng sinh với nấm Bornetina ở trong đất tạo thành những vùng u lớn bao quanh rễ. Các cục u này là nơi ẩn náu của rệp sáp giúp chúng tránh được những tác động bên ngoài. Rệp sáp tạo các vết thương ở rế  giúp cho tuyến trùng, nấm bệnh xâm nhập và phá hoại bộ rễ.

3. Cách phòng trị – đặc trị rệp sáp

Biện pháp phòng:

Để hạn chế tối đa rệp sáp gây hại trên hồ tiêu cần tiến hành:

Luôn giữ vườn thông thoáng, dọn sạch cỏ, lá cây mục xung quanh gốc.

Thường xuyên kiểm tra vườn. Những chỗ rệp sáp hay xuất hiện như trên lá, cành, chùm quả, phần thân giáp với rễ trong đất. Nếu thấy xuất hiện bệnh thì phun thuốc trị ngay vì rệp sáp sinh sản rất nhanh.

CÁCH ĐẶC TRỊ RỆP SÁP

Khi cây bị nhiễm bệnh phun CNX-RS đặc trị nấm xanh nấm trắng.

liều lượng:  Dùng 100g CNX – RS hòa với 50 lít nước sạch phun vào buổi chiều mát. Sử dụng 2 lần liên tiếp cách nhau 5 – 7 ngày

Lưu ý:

  • sử dụng chung với CNX siêu đồng để tăng hiệu quả
  • mùa khô nên tưới ẩm đất trước khi sử dụng để tăn hiệu quả
  • chỉ phun thuốc hóa học thuốc trừ cỏ sau khi sử dụng chế phẩm 2 – 3 tuần

sinhhocvietnam.vn mong muốn mang lại cho bà con nhiều sản phẩm tốt và chất lượng hơn nữa để đáp ứng cho 1 nền nông nghiệp sach

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.