Rệp sáp cà phê là một loại côn trùng gây hại phổ biến trên cây cà phê, gây thiệt hại lớn đến năng suất. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm mùa khô kéo dài. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh sẽ gây suy giảm năng suất, cây sinh trưởng kém, thậm chí chết cây. Bài viết này chũng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu rệp sáp và biện pháp phòng trừ rệp sáp cà phê
1. Đặc điểm sinh học, hình thái rệp sáp
Rệp sáp trưởng thành có hình bầu dục, phủ nhiều sợ sáp trắng. Con trưởng thành đực không có sáp, mình thon dài, râu và chân có nhiều lông ngắn.
Rệp sáp thường đẻ trứng thành tổ hình tròn, bên ngoài phủ nhiều lông tơ trắng, trứng có hình bầu dục.
Con non chưa có sáp, có màu hồng nhạt, chân phát triển mạnh và hoạt động nhiều. Khác với con trưởng thành, con non chỉ nằm một chỗ để chích hút nhựa cây và sinh sản.
Vòng đời của rệp sáp trung bình từ 30 – 45 ngày.
2. Triệu chứng rệp sáp cà phê
Triệu chứng ở rễ: rệp sáp sống trong đất, bám xung quanh rễ, dùng miệng chích hút nhựa cây để lấy chất dinh dưỡng. Trong quá trình sinh trưởng chúng thường tiết ra một lớp sáp phủ lấy rễ cây, làm cho cây không lấy được nước và chất dinh dưỡng. Do vậy, cây sẽ vàng úa, suy kiệt rồi chết dần. Mặt khác nơi rệp sáp sinh sống, và các vết thương do chúng tạo ra thường là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công.
Triệu chứng trên chồi non, chùm quả: Rệp sáp phát triển mạnh vào giai đoạn đầu mùa mưa, chúng đẻ trứng vào các nách lá, chùm quả, chùm bông. Con non sau khi nở sẽ tìm đến vị trí thích hợp và bắt đầu chích hút nhựa cây. Thường làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng quả non. Điều nay làm giảm năng suất cũng như quá trình sinh trưởng của cây. Vị trí rệp sinh sống thường bị phủ bởi sáp. Đồng thời phát sinh các loại nấm hại như nấm hồng, nấm bồ hóng. Khiến cây quang hợp kém, gặp thời tiết thuận lợi sẽ lây lan sang các vị trí khác.
3. Biện pháp phòng trừ
Để xử lý rệp sáp hại cà phê trước hết bà con nên cắt tỉa những cây bị bệnh đem đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng nấm xanh nấm trắng kết hợp với Siêu đồng phun xịt ướt đẫm hai lần cách nhau 5 ngày. Đồng mát sẽ giúp làm bào mòn lớp cutin của chúng. Từ đó giúp cho nấm xanh – nấm trắng xâm nhập tiêu diệt rệp một cách nhanh chóng. Nấm xanh khi được phun lên cây sẽ ký sinh gây bệnh cho côn trùng sau đó lây nhiễm cho cả đàn. Nấm xanh xâm nhập vào cơ thể rồi gây bệnh cho côn trùng gây hại.
Ngoài ra, bà con nên kết hợp phân bón lá giúp lá cây mập, dày để cây quang hợp tốt. Bà con nên phun vào các ngày mát trời, không nắng gắt cũng không mưa dầm.
Đồng thời, bà con cho tưới định kỳ 3 tháng/lần bộ giải pháp Wao boom. Đây là bộ giải pháp vừa tiêu diệt nấm bệnh, vừa kích thích tái tạo hệ rễ. Vừa bổ sung những dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.
Sử dụng các giống cà phê năng suất cao, sinh trưởng mạnh. Giúp cây có sức đề kháng tốt trước sâu bệnh.
Thường xuyên cắt tỉa cành, dọn vườn thông thoáng.
Mùa khô nên cung cấp đủ nước giữ ấm cho cây xanh tốt.
Chế độ chăm sóc hợp lý, cân đối giữa hàm lượng phân bón.
Kiểm ta định kỳ nách lá, chùm bông, chùm quả, phần rễ gần mặt đất. Để kịp thời phát hiện và xử lý khi rệp sáp xuất hiện.