Đăng bởi Để lại phản hồi

Sâu bệnh cây dưa leo và biện pháp xử lý

Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột. Nó là loại cây trồng có kĩ thuật chăm sóc khá đơn giản nhưng cũng có nhiều loại sâu bệnh hại tấn công. Gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và năng suất mùa vụ.

Dưới đây, WAO xin chia sẻ một số sâu bệnh dưa leo thường gặp cho bà con tham khảo nhé!

1. Bệnh lở cổ rễ

Tác nhân:

Bệnh do một số loại nấm gây ra như nấm Fusarium solani, Rhizoctonia solani và Thielaviosis,… Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường.

Biểu hiện:

Ban đầu xuất hiện các đốm nhỏ màu đen. Sau đó phát triển rộng ra và lan dần cả gốc rễ. Sau khoảng 1 tuần cây héo rũ và chết. Bệnh này xuất hiện khá phổ biến khi cây còn non.

Cách xử lý:

Bà con thu gom những cây bị bệnh rồi đem ra khỏi vườn đi tiêu huỷ. Sau đó, tưới bộ giải pháp WAO BOOM giúp tiêu diệt những loại nấm bệnh trong đất. Giúp cây khoẻ mạnh, phát triển tốt, không lo nấm bệnh tấn công. Chú ý, tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.

2. Bệnh phấn trắng

Tác nhân:

Nấm Erysiphe cichoarcearum là nguyên nhân gây bệnh phấn trắng cho cây.

Biểu hiện:

Ban đầu, trên lá xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng như bột phấn trên lá. Sau đó nó chuyển qua màu vàng, khô đi rồi rụng. Vết bệnh dần dần lây sang các lá khác và các bộ phận khác của cây nếu như không kịp thời xử lý.

Cây bị bệnh nặng nhất là lúc lớp phấn trắng bao phủ toàn bộ các bộ phận thân, cành, hoa làm hoa khô, rụng không đậu trái được, ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như chất lượng trái dưa leo. Thậm chí, cây dưa leo có thể dần dần suy kiệt và chết.

Cách xử lý:

Thu gom vết bệnh rồi đem ra khỏi vườn tiêu huỷ tránh lây lan cho những cây còn khoẻ mạnh. Sau đó, sử dụng Mocabi kết hợp Siêu đồng phun ướt đẫm cây nhằm tiêu diệt sạch bệnh hại dưa leo. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày.

3. Bệnh sương mai

Tác nhân:

Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra.

Biểu hiện:

Ban đầu, vết bệnh là các chấm nhỏ với đủ hình thái. Nó có thể không màu hoặc màu xanh rồi dần chuyển sang màu vàng hoặc nâu nhạt nằm rải rác khắp các vị trí trên lá dưa leo. Bên dưới của các đốm bệnh quan sát chúng ta sẽ thấy các lớp nấm mốc màu xám trắng. Khi chúng xuất hiện nhiều khiến lá cây bị biến dạng, lá rách, cây không thể thực hiện chức năng quang hợp. Lâu dần, cây bị suy yếu do thiếu dinh dưỡng.

Cách xử lý:

Xử lý những bộ phận bị bệnh rồi đem đi tiêu huỷ, sau đó phun ướt đẫm Mocabi + Siêu đồng cho dưa leo để tiêu diệt loại nấm gây bệnh cho cây. Tiến hành phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

Bệnh phấn trắng dưa leo

4. Bệnh thán thư

Tác nhân:

Nấm Colletotrichum là tác nhân gây ra bệnh thán thư cho dưa leo.

Biểu hiện:

Bệnh gây hại ở tất cả các bộ phận của cây từ thân, cành, lá, trái. Vết bệnh là những đốm màu vàng, sau đó lan rộng ra và chuyển sang màu nâu đậm. Khi bệnh nặng, lá khô, giòn và dễ rụng. Cây sẽ bị bệnh xâm nhập ở tất cả các bộ phận rồi suy yếu dần dần và chết đi.

Cách xử lý:

Thu gom phần bệnh thán thư đi tiêu huỷ tránh lây lan. Sau đó, phun Mocabi kết hợp Siêu đồng

để kiểm soát nấm hại dưa leo. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày

Bệnh thán thư dưa leo

5. Bệnh thối trái non

Tác nhân:

Bệnh thối trái non do nấm Choanephora cucurbitarum hay nấm Phytophthora sp gây ra.

Biểu hiện:

Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây cho ra hoa và thụ phấn. Bệnh gây hại làm quả non bị úng nước chuyển sang màu đen và thối nhũn. Trái bị bệnh có thể bị rụng hoặc teo lại, khiến cây yếu dần và chết.

Loại bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, đặc biệt trong thời kì ra quả. Chúng thường phát triển mạnh nhất trong điều kiện thời tiết thất thường.

Cách xử lý:

Thu gom những trái bị thối đem đi tiêu huỷ, sau đó phun hỗn hợp Vaccin + Siêu đồng nhằm sát khuẩn, diệt sạch nấm hại gây bệnh thối trái cho cây. Nên phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

Để lại thông tin để được hỗ trợ xử lý vấn đề sâu bệnh dưa leo:



    Xem thêm:

    Bệnh nứt thân, xì mủ trên cây dưa, bí

    Nấm bệnh trong đất và nguyên nhân khiến cây bị thối rễ

    Những nguyên nhân làm chua đất

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.