Cây lựu là loại cây được trồng để làm cảnh, làm thuốc, lấy quả… Quả lựu có nhiều hàm lượng dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Nó dễ trồng, tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng thường gặp một số loại sâu bệnh cây lựu gây hại như sau:
1. Rầy, rệp
Rầy rệp thường tấn công cây lựu vào mùa hè, khi thời tiết ấm áp và ẩm ướt. Chúng thường tập trung ở mặt dưới lá và thân cây. Rầy rệp hút nhựa cây khiến lá vàng và rụng. Khiến cây bị xoăn lá, biến dạng. Không những thế chúng tiết ra chất mật ngọt gây nấm mốc đen, là nguyên nhân khiến cây thối rễ.
Cách xử lý:
Thu gom và tiêu huỷ những cành cây bị bệnh. Sau đó, phun chế phẩm sinh học WAO M19 tiêu diệt rầy rệp gây hại. Bà con chú ý phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
2. Sâu đục trái
Sâu đục trái là ấu trùng của Ngài, hay còn gọi là Bướm Đêm. Con cái hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Chúng đẻ trứng rải rác ở gần cuống hoặc trên những trái non. Sau đó, trứng nở thành sâu non đục vỏ trái chui vào và ăn phần thịt trái.
Nó tấn công trái từ khi trái còn rất nhỏ đến khi sắp thu hoạch. Nhưng thiệt hại lớn nhất vào thời điểm lựu sắp thu. Khi bị chúng tấn công, trái nhanh bị thối. Những lỗ sâu đục có vết phân đùn ra ngoài. Gặp trời mưa hoặc độ ẩm không khí cao, xung quanh lỗ đục thị thối và chuyển dần qua màu đen
Cách xử lý:
Sử dụng combo FILY + WAO AKA nhằm xua đuổi Ngài, làm ung trứng và tiêu diệt ấu trùng (sâu non) đục trái.
4. Bệnh thối rễ
Tác nhân:
Bệnh do nấm Phytophthora và nấm Fusarium tấn công, gây hại. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa lên nắng xuống thất thường. Và có thể tấn công gây hại thông qua các vết thương nhỏ.
Dấu hiệu:
Khi bị nấm gây hại, bà con tiến hành bới nhẹ lớp đất thấy lớp rễ bị thối, chuyển sang màu đen. Vuốt nhẹ, lớp vỏ dễ dàng bị bong ra khỏi rễ.
Rễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển và hấp thu dinh dưỡng khiến lá cây bị vàng. Bị nặng khiến lá bị vàng hàng loạt và rụng.
Lưu ý: Bệnh có thể khiến cây bị chết nếu không xử lý kịp thời.
Cách xử lý:
Cắt tỉa bớt cành vàng, đảm bảo khả năng thoát nước tốt tránh để vườn ngập úng. Sau đó, tưới bộ giải phấp WAO BOOM nhằm tiêu diệt nấm khuẩn trong đất, tái tạo rễ mới cho cây nhanh phục hồi.
5. Bệnh thán thư
Tác nhân:
Bệnh do nấm Glomerella cigulata gây ra. Bệnh thường không xuất hiện vào mùa khô và gây hại mạnh vào điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
Dấu hiệu:
Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như thân, lá, hoa và cả trái. Vết bệnh thường được bao quanh bởi quầng sáng màu vàng khá rõ rệt. Càng ngày, vết bệnh càng phát triển lớn lên tạo thành những đốm lớn. Lá chuyển sang màu vàng và có thể rụng sớm.
Trên trái ngả màu nâu sẫm, ban đầu là hình tròn sau đó vết bệnh lan dần rộng ra. Trái bị bệnh mềm đi và xuất hiện tình trạng thối rữa, chuyển màu xám đen hoặc đen nhưng không chảy nước.
Trên cành, vết bệnh là những vết lõm vào với các mép sưng phồng. Xuất hiện triệu chứng tróc vỏ, héo khô. Thậm chí có thể dẫn đến thối mục.
Cách xử lý:
Sử dụng Mocabi kết hợp Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá trái. Nhằm sát khuẩn và tiêu diệt nấm bệnh tấn công, gây hại.
Để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn xử lý sâu bệnh cây lựu:
Xem thêm:
Ủ phân cá – chi tiết cách ủ cá làm phân bón
Nấm bệnh trong đất và nguyên nhân khiến cây bị thối rễ
Tình trạng đất bị ngập nước trong mùa mưa nguy hiểm như thế nào?