Dưa lê là một trong những loại trái cây được yêu thích với công dụng giải nhiệt. Tuy nhiên, để có được những trái dưa lê ngon, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho mọi người thì trải qua rất nhiều khó khăn trong quá trình canh tác.
Dưới đây, WAO chia sẻ một số giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại dưa lê an toàn, hiệu quả giúp bà con giảm được phần nào vất vả nhé!
1. Bệnh chết héo cây con
Nguyên nhân:
Nấm Rhizoctonia Solani gây hại ở giai đoạn trồng cây con. Bệnh gây hại, phát triển trong điều kiện độ ẩm cao.
Triệu chứng:
Nấm bệnh hại dưa lê làm cây con bị héo tóp thân, rễ cây bị thối nhưng lá vẫn xanh non. Giai đoạn này, cây con còn yếu nên dễ nhiễm bệnh, khó sinh trưởng tốt. Thậm chí không thể sống được.
Cách xử lý:
Khi phát hiện bệnh, tưới bộ giải pháp WAO BOOM định kỳ 7 ngày 1 lần nhằm tiêu diệt nấm bệnh gây hại ở trong đất. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kích thích bộ rễ khoẻ mạnh để nuôi cây tốt.
Tốt nhất là trước khi xuống giống, bà con nên xử lý đất bằng bộ giải pháp WAO BOOM để cây có môi trường sạch nấm bệnh, nhiều dinh dưỡng, phát triển tốt.
2. Bệnh chạy dây, héo rũ
Nguyên nhân:
Nấm Fusarium sp là tác nhân gây bệnh chạy dây, héo rũ. Thường thì độ ẩm đất và tuyến trùng là nguyên nhân khiến nấm bệnh bùng phát và gây bệnh.
Triệu chứng:
Bệnh gây hại cho cả cây con và cây trưởng thành. Bệnh tấn công bộ rễ, khiến cây không hút được nước và dinh dưỡng. Làm cây bị mất nước dần dần rồi chết khô.
Trên thân cây có dấu hiệu bị nứt khô ra, héo mòn từ lá cho đến thân cây. Dần dần làm cây bị chết.
Cách xử lý:
Nhổ bỏ, thu gom những cây bị bệnh mang đi tiêu huỷ tránh lây lan cho những cành, cây còn lại. Sau đó, tưới bộ giải pháp WAO BOOM nhằm tiêu diệt nấm hại, phòng bệnh cho những cây còn lại. Chú ý, tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.
3. Bệnh sương mai, đốm phấn
Nguyên nhân:
Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào thời điểm mùa mưa, độ ẩm cao.
Triệu chứng:
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, mặt dưới lá xuất hiện tơ nấm màu trắng phủ trắng như bột hoặc có màu vàng nhạt. Sau 3-4 ngày, những đốm bệnh đó chuyển qua màu nâu đen, lá cháy úa vàng và khô rụng. Thân cây cũng bị khô, trụi lá và chết.
Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cây ra hoa đến mang trái. Khiến cây cho năng suất và chất lượng kém. Cây có thể bị chết.
Lưu ý: Bệnh thường gây hại từ lá già ở gốc trước rồi dần lan lên lá non.
Cách xử lý:
Bấm bỏ những phần bị nhiễm bệnh rồi đem ra khỏi vườn tiêu huỷ. Sau đó, sử dụng Mocabi+Siêu đồng phun ướt đẫm toàn bộ thân cành lá trái nhằm sát khuẩn, tiêu diệt nấm bệnh gây hại trên cây.
Tiến hành tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày.
4. Bệnh thối trái non
Nguyên nhân:
Bệnh do nấm Choanephora gây ra. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa, nhiệt độ và độ ẩm cao.
Triệu chứng:
Bệnh thường tấn công giai đoạn cây cho ra hoa và thụ phấn. Tác động trực tiếp đến lá, hoa và trái non làm trái non bị thối nhũn. Ảnh hưởng lớn đến năng suất canh tác của nông dân.
Cách xử lý:
Thu gom những trái bị hỏng ra khỏi vườn tiêu huỷ. Sau đó phun hỗn hợp chế phẩm sinh học Mocabi + Siêu đồng ướt đẫm cây. Nhằm tiêu diệt hết những bào tử nấm gây hại.
Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày. Là sản phẩm sinh học, có tính mát nên bà con không cần lo lắng về vấn đề đậu hoa, đậu quả.
5. Bệnh thối gốc rễ
Nguyên nhân:
Nấm Fusarium solani, Rhizoctonia solani và Thielaviopsis… gây ra. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao.
Triệu chứng:
Ban đầu, ở phần gốc sát thân xuất hiện những chấm đỏ màu đen. Sau đo, lan nhanh và rộng, bao bọc quanh cổ rễ khiến thân lá cây bị héo rũ.
Sau 1 tuần, rễ và gốc cây bị thối nhũn, cây đổ gục và chết lụi.
Cách xử lý:
Thu gom những cây bị bệnh rồi đem đi tiêu huỷ tránh lây lan cho những cây còn lại. Sau đó sử dụng WAO BOOM tưới gốc nhằm tiêu diệt nấm hại, kích thích rễ phát triển và bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây phát triển khoẻ mạnh, đề phòng sâu bệnh hại dưa lê.
6. Bệnh thán thư
Nguyên nhân:
Bệnh do nấm Colletotrichum gây nên. Bệnh xuất hiện và phát triển mạnh trong điều kiện mưa nắng thất thường khiến cây dễ dàng mắc bệnh và phát triển nhanh.
Triệu chứng:
Bệnh gây hại trên các bộ phận của cây như thân, lá, trái. Vết bệnh là những vết tròn đồng tâm và có màu nâu. Dần dần vết bệnh phát triển to ra, có màu đậm hơn. Khi bị nặng, vết bệnh liên kết thành những mảng lớn.
Trên trái, quan sát thấy những vết bệnh có hình tròn, màu trắng vàng, lõm vào vỏ. Sau đó, dần dần chuyển màu nâu đen khiến trái bị thối, nhũn nước.
Cách xử lý:
Xử lý những vết bệnh thán thư đem đi tiêu huỷ. Sau đó, sử dụng kết hợp Mocabi + Siêu đồng phun ướt đẫm cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày, nhằm tiêu diệt nấm bệnh hại dưa lê.
7. Ruồi vàng
Ruồi vàng trưởng thành đẻ trứng bằng cách dùng vòi chích vào bên trong quả. Sau đó, trứng nở thành ấu trùng tấn công ăn vào phần thịt quả. Làm cho quả bị thối nhũn. Khi mổ ra, chúng ta quan sát thấy những con dòi ngoe nguẩy trong đó, tạo cảm giác rất đáng sợ. Nếu bị nặng, có thể khiến cho trái bị thối và rụng hàng loạt.
Cách xử lý:
Bà con có thể dùng FILY kết hợp WAO AKA nhằm xua đuổi ruồi trưởng thành, làm ung trứng, tiêu diệt ấu trùng gây hại. Nên tiến hành phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.
Để lại thông tin để được tư vấn các vấn đề về sâu bệnh hại dưa lê nhà bạn đang mắc phải nhé!
Xem thêm:
Tổng hợp những loại bệnh hại chanh dây
Bí quyết xử lý một số bệnh hại cà chua thường gặp
Vàng lá, thối rễ sầu riêng, nguyên nhân và cách khắc phục triệt để