Đăng bởi Để lại phản hồi

Sâu bệnh hại trên cây na thường gặp và cách phòng trừ hiệu quả

Sâu bệnh hại trên cây na bao gồm một số loại chính như sau:

1. Rệp sáp phấn

1.1. Đặc điểm hình thái và gây hại

Trưởng thành cơ thể phủ đầy chất sáp màu trắng. Con cái bám chặt vào bộ phận non của cây hút nhựa và đẻ hàng trăm trứng li ti ở bụng. Khi mới nở rệp non bám dính ở một chỗ (mặt dưới của những lá non) để chúng hút nhựa cây cho đến khi trưởng thành.

Triệu chứng na bị rệp sáp gây hại
Triệu chứng na bị rệp sáp gây hại

Rệp gây hại cả trên lá và quả na, làm cho lá bị quăn, quả bị chai không phát triển được. Nếu rệp có mật độ cao, chúng bao phủ cả bề mặt của quả làm cho quả non bị rụng hoặc bị khô tóp lại đeo bám trên cây. Nếu bị nhẹ quả vẫn phát triển, khi chín thịt quả nhạt, có mùi hôi, phẩm chất kém. Khi chích hút quả na, rệp sáp tiết ra chất mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm giảm mẫu mã quả. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên các vườn na, gây hại nặng vào mùa nắng.

1.2. Biện pháp phòng trừ

Khi phát hiện na bị rệp sáp tấn công nhà vườn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Chủ động cắt tỉa, thu gom những cành, quả đã bị rệp sáp tấn công nặng mang ra khỏi vườn.
  • Sử dụng chế phẩm CNX-RS kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành, lá, quả, xịt đậm vào những vị trí chúng bám nhiều. Phun liên tiếp 3 lần cách nhau 3-5 ngày.
  • Nếu rệp sáp tấn công dưới rễ, sử dụng chế phẩm CNX-RS pha với nước và tưới đậm vào vùng gốc, để xử lý rệp sáp dưới rễ. Không sử dụng Siêu đồng tưới vào đất.

Cách phòng trừ rệp sáp cho vườn

  • Tạo thông thoáng cho vườn, tưới nước đủ ẩm, tránh để quá khô tạo điều kiện cho rệp sinh sôi phát triển.
  • Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của rệp sáp trong vườn như bọ rùa, ong ký sinh,…
  • Phun phòng rệp định kỳ 15-20 ngày/lần bằng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS.

2. Sâu đục quả

2.1. Đặc điểm hình thái và gây hại

Trưởng thành thân mình có mầu nâu xám, cánh trước có mầu xanh ánh kim. Sâu non có mầu đen. Nhộng lúc đầu có mầu vàng nâu, sau đó chuyển sang nâu đen, sâu thường hóa nhộng bên trong quả.

Để gây hại, trưởng thành đẻ trứng trên các vết nứt của quả ngay khi quả còn rất nhỏ. Sâu non nở ra đục vào bên trong phần thịt quả, triệu chứng dễ nhận diện do bề mặt của quả bị hại thường có nhiều phân mầu đen bị kết dính lại, sâu hóa nhộng trong kén mỏng ngay bên ngoài quả. Thường một quả có nhiều sâu gây hại cùng một lúc.

2.2. Biện pháp phòng trừ

Biện pháp xử lý sâu đục quả na:

Đối với những quả đã bị sâu đục còn trên cây và cả rụng xuống đất, nhà vườn tiến hành cắt tỉa, thu gom và ngâm trong nước vôi 24h để diệt sâu non.

Tiếp đến, sử dụng chế phẩm sinh học WAO AKA phun đều lên thân cành lá quả để diệt trứng sâu chưa nở. Phun đẫm vào những vị trí mà thành trùng tập trung đẻ trứng. Nhà vườn phun 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

Biện pháp phòng sâu đục quả:

Bao trái bằng túi vải hoặc túi lưới để hạn chế sâu đẻ trứng lên quả.

Phun phòng sâu định kỳ bằng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA để diệt trứng sâu và sâu non vừa nở.

3. Bệnh thán thư

3.1. Triệu chứng gây hại

Bệnh thán thư trên cây na do nấm colletotrichum sp gây ra. Chúng phát sinh và phát triển trong điều kiện ẩm độ cao do mưa kéo dài hoặc sương mù nhiều. Đặc biệt là khi cây ra đọt và lá non.

Vườn trồng mật độ dày, thiếu ánh sáng sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh. Bên cạnh đó cây trồng không được chăm sóc đúng cách, bón phân thiếu cân đối. Đất trồng không được cải tạo, vệ sinh là những yếu tố làm bệnh phát triển và lây lan nhanh.

Bệnh gây hại tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây.

Trên lá:

Lá na non dễ mẫn cảm với bệnh hơn lá già. Vết bệnh đầu tiên là các đốm đen nhỏ, sau đó vết bệnh mở rộng và liên kết thành mảng không định hình màu vàng nâu tối. Các vết bệnh điển hình có tâm màu nâu vàng nhạt bao quanh là một viền màu nâu đen hoặc nâu sẫm, ngoài cùng có quầng màu xanh vàng nhạt. Trong điều kiện ẩm ướt vết bệnh hình thành những khối màu hồng gạch theo vòng đồng tâm, ở phần bị hại có màu nâu. Khi ẩm độ không khí thấp vết bệnh khô, màu nâu, rạn nứt và thủng.

Triệu chứng quả na bị thán thư
Triệu chứng quả na bị thán thư
Trên hoa và quả:

Vết bệnh là những đốm nhỏ, không đều, màu đen ở trên cả trục và cánh hoa, quả. Vết bệnh ban đầu là vết đốm đen nhỏ sau lan rộng thành các vết bệnh lớn, hình dạng không đều, màu nâu đậm tới màu đen, mô bệnh không có ranh giới rõ rệt với mô khỏe. Hoa, quả non bị bệnh bị khô đen và rụng, quả lớn bị khô đen một phần.

Trên thân cành:

Bệnh hại chủ yếu trên các cành non mới ra. Ban đầu các vết đốm vàng nâu, nỏ sau đó liên kết lại với nhau tạo thành vết bệnh có màu nâu tối gặp điều kiện ẩm ướt, các vết bệnh mở rộng, khi gặp trời khô vết bệnh bao bọc quanh thân cành làm cành khô héo.

3.2. Biện pháp phòng trừ

Khi phát hiện vườn mắc bệnh thán thư, nhà vườn cần:

  • Tiến hành cắt bỏ những cành lá quả bị nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn để tránh nấm bệnh lây ra toàn vườn.
  • Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá quả để sát khuẩn diệt nấm. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

Biện pháp phòng:

  • Chăm sóc cho cây trồng khỏe mạnh, tưới đủ nước và bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
  • Phun phòng nấm bệnh định kỳ 15-20 ngày/lần bằng chế phẩm VaccinSiêu đồng. Nhất là vào mùa mưa ẩm.

4. Bệnh vàng lá thối rễ cây na

4.1. Tác nhân gây hại và triệu chứng

Nguyên nhân chủ yếu do nấm Fusarium sp. và Phytophthora sp. gây nên. Nấm sống trong đất, tấn công vào rễ, khiến rễ bị hoại tử, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu nước và chất dinh dưỡng của cây. Cây thiếu nước và dinh dưỡng nên lá vàng úa. Bệnh nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cho cây chết.

Triệu chứng cây na bị thối rễ
Triệu chứng cây na bị thối rễ

4.2. Biện pháp phục hồi và phòng ngừa

Các bước phục hồi bệnh vàng lá thối rễ cây na:

Bước 1: Cắt tỉa cành vàng

Việc cắt tỉa bớt các cành bị vàng nhằm mục đích giảm áp lực lên rễ, giảm sự thoát hơi nước, bởi trong tình trạng này rễ không thể hấp thụ được nước và dinh dưỡng nuôi cả cây. Tiến hành cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.

Bước 2: Bổ sung phân hữu cơ

Sau khi cắt tỉa, nhà vườn bổ sung thêm phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.

Mỗi gốc rải đều khoảng 15 – 20kg phân chuồng (lượng phân tùy theo tuổi cây và độ rộng của tán). Rải vòng quanh tán, cách gốc 40cm. Sau đó cuốc xởi nhẹ 3- 5cm lớp đất mặt để trộn đều lớp phân vừa bón.

Việc bón phân chuồng vào thời điểm này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. Giúp chúng tồn tại trong đất lâu hơn, nhân sinh khối mạnh hơn để tiêu diệt nấm bệnh gây hại và bảo vệ rễ non. Sau khi bón phân cần tưới ẩm đất, tưới với lượng nước vừa phải (độ ẩm khoảng 60%).

Bước 3: Xử lý nấm bệnh và phục hồi cây

Bước cuối cùng trong quy trình xử lý bệnh vàng lá thối rễ trên cây na đó là sử dụng bộ giải pháp “Chăm sóc đất, bảo vệ rễ – WAO BOOM”.

Tiến hành pha bộ giải pháp WAO BOOM với 1000 lít nước. Sau đó tưới đều lên vùng đất đã được rải phân hữu cơ. Mỗi gốc tưới từ 10 – 15 lít nước (lượng tưới tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán).

Sau 7 ngày tưới lại lần 2.

Biện pháp phòng bệnh:

  • Xây dựng hệ thống thoát nước trong vườn tốt để ngăn ngừa tình trạng ngập úng gây hại cho bộ rễ.
  • Để cỏ trong vườn, giúp đất thông thoáng hơn, tạo môi trường cho các chủng nấm có lợi sinh sống, vừa tăng lượng sinh khối hữu cơ cho đất khi cắt tỉa.
  • Chủ động phòng nấm bệnh định kỳ bằng cách tưới WAO BOOM 3 tháng 1 lần.

Quản lý một số sâu bệnh hại trên cây na giúp bà con nâng cao năng suất kinh tế. Tăng tuổi thọ cho cây trồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.