Đăng bởi Để lại phản hồi

Sâu bệnh trên cây dưa lưới và biện pháp phòng trừ

Dưa lưới là loại trái cây không những ngon mà còn bổ dưỡng, được nhiều người ưa chuộng. Mang lại lợi ích kinh tế cao cho nhà vườn. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, một số loài sâu bệnh trên cây dưa lưới bà con thường gặp có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng thu hoạch.

1.Bọ trĩ

Bọ trĩ có kích thước nhỏ, màu đen, trứng màu trắng sữa và khi nở có màu vàng nhạt. Chúng là loại côn trùng gây hại xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ. Sau đó phát triển mạnh dần khi cây lớn lên. Khiến cho thân, cành, lá bị xoăn lại, cứng và giòn hơn.

Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhưng không ưa ánh sáng trực tiếp nên ban ngày chúng thường ẩn nấp trong búp lá, râm mát mới bò ra. Bọ trĩ có khả năng lấn tránh bằng cách giả chết rơi xuống đất hoặc trú ngụ trong những chiếc lá khác.

Cách xử lý :

Trước khi xuống giống, cần làm thông thoáng đất để loại trừ sâu bệnh còn trong đất. Tiêu huỷ cây bệnh, cỏ dại tránh để bọ trĩ ẩn nấp và lây lan.

Khi phát hiện bọ trĩ, tiến hành phun Bio Bug ướt đẫm thân cành lá nhằm tiêu diệt bọ trĩ và ấu trùng. Phun đẩy đủ 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

Bọ trĩ gây hại cây dưa lưới

2. Rầy mềm

Rầy mềm hay người ta còn gọi là rệp muội. Nó có hình dạng rất nhỏ, có màu xanh đen hoặc vàng nhạt. Chúng thường tập trung ở mặt dưới lá thành những đốm nhỏ li ti và tạo thành đốm lớn ở chồi.

Nắng nóng, độ ẩm thấp, trời khô và ít mưa là điều kiện thuận lợi cho rầy mềm phát triển. Gây hại từ lúc cây còn non đến khi cây trưởng thành. Chúng tấn công khiến lá dưa lưới vàng nhuộm, héo rũ, khô lại và cây sinh trưởng kém. Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh nấm bồ hóng cho cây.

Cách xử lý:

Rầy mềm tấn công dưa lưới

Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày bằng chế phẩm sinh học WAO M19. Có tác dụng kiểm soát và tiêu diệt rầy mềm gây hại.

3. Nhện đỏ

Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, toàn thân được bao phủ bởi một lớp lông thưa. Chúng rất khó có thể quan sát bằng mắt thường. Phát triển nhanh và mạnh do chu kì sống ngắn, sinh sản mạnh.

Nhện đỏ hút chích diệp lục làm lá mất màu xanh và chuyển dần sang màu vàng. Lá thường bị vàng ở mặt dưới lá, sau một thời gian lá bị khô đi. Gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây là chất lượng của trái.

Cách xử lý:

Kiểm soát và tiêu nhện đỏ bằng cách phun chế phẩm WAO M19. Phun liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.

Để phun phòng, cần phun định kỳ 15 ngày/ lần.

Nhện đỏ hại dưa lưới

4. Bệnh lở cổ rễ

Bệnh do nấm Rhizoctonia gây ra.

Gây hại chủ yếu ở phần cổ rễ, phần gốc sát mặt đất. Khi mới xuất hiện, quan sát kĩ thấy vết bệnh có màu khác hơn vỏ cây, rộp lên rồi sau đó bao quanh toàn bộ phần cổ rễ hoặc gốc cây. Dần dần phần vỏ này teo lại, gặp mưa hoặc độ ẩm cao thì thối nhũn, bong ra, chỉ còn lõi gỗ có màu thâm đen. Cây bị héo dần và chết.

Bệnh lây lan trong môi trường nước và xâm nhập qua các vết thương cơ giới hoặc các lỗ khí khổng của lá. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao hoặc thời tiết thay đổi thất thường.

Bệnh lở cổ rễ ở cây dưa lưới

Cách xử lý:

Tưới bộ giải pháp WAO BOOM giúp sát khuẩn và tiêu diệt nấm bệnh. Giúp kích thích và tái tạo bộ rễ phát triển.

Tưới 2 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Cần tưới định kỳ 3 tháng/ lần để kiểm soát nấm bệnh gây hại, giúp cây có bộ rễ khoẻ mạnh, phát triển tốt.

5. Bệnh nứt thân, chảy nhựa

Bệnh do nấm Mycosphaerella melonis gây ra, phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều.

Gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi ở trên lá và cuống trái. Trên thân, vết bệnh lúc đầu có hình bầu dục, kích thước từ 1-2cm, vết bệnh hơi lõm, quan sát sẽ thấy thân hay cành bị khuyết một bên.

Trên vết bệnh có dòng nhựa màu nâu đỏ ứa ra, sau đó chuyển sang màu nâu sẫm và khô cứng lại. Nếu không can thiệp kịp thời, vết nứt sẽ dài hơn và chảy nhiều nhựa hơn, làm cho cây dễ dàng khô và chết.

Ở trên cuống trái cũng vậy, làm cho quả nhỏ và bị rụng sớm. Ở trên lá, đốm bệnh có màu nâu xám nhạt. Bệnh thường lan từ bìa lá lan vào theo hình vòng cung. Trên đó có các ổ bào tử màu đen, lá bị cháy, khô và rụng.

Dưa lưới bị nứt thân chảy nhựa

Cách xử lý:

Tiến hành nhổ bỏ, rồi tiêu huỷ những cây bị nặng để tránh lây lan.

Sử dụng Vaccin với Siêu đồng tỉ lệ 1:10, quét lên vết bệnh mỗi ngày 1 lần.

Sau đó, pha Vaccin + Đồng với nước, phun ướt đẫm thân, cành, lá để sát khuẩn và diệt nấm cho những cây còn lại. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

6. Bệnh giả sương mai

Do nấm Pseudoperonospora gây ra, gây hại mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ tương đối thấp.

Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận nhưng phổ biến nhất là trên lá. Ban đầu, vết bệnh là những chấm nhỏ màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng đến màu nâu đậm. Có hình tròn đa giác hoặc hình bất định.

Bệnh gây hại từ lá gốc phát sinh dần lên phía trên. Phát sinh từ khi cây có 3 lá thật, càng cuối mùa vụ càng trở nặng. Khiến lá bị rụng, dưa tàn sớm, giảm năng suất cây trồng.

Cách xử lý:

Ngắt bỏ bớt lá già, lá bệnh rồi tiến hành phun Mocabi kết hợp với Siêu đồng.

Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày nhằm kiểm soát và tiêu diệt nấm hại.

Bệnh giả sương mai trên cây dưa lưới

7. Bệnh phấn trắng

Bệnh do nấm Erysiphe cichoracearum De Candolle gây ra. Gây hại từ thời kỳ cây con, gây hại trên lá, thân và cả cành.

Ban đầu, trên bề mặt lá dưa xuất hiện những đốm nhỏ xanh rồi dần chuyển sang màu vàng. Sau 4-5 ngày, bề mặt lá được phủ kín lớp phấn trắng. Sau một thời gian ngắn, dưa lưới khô héo lại, giòn hơn rồi rụng.

Cây bị nặng thì toàn bộ thân, cành của cây dưa lưới đều bị nấm phủ trắng, sinh trưởng kém, không đậu hoa được.

Cách xử lý:

Cắt bỏ, thu gom rồi tiêu huỷ những cành bị bệnh, tránh để lây lan.

Dùng Vaccin Siêu Đồng phun ướt đẫm thân, cành, lá quả.

Phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 3 ngày nhằm sát khuẩn, diệt nấm, chặn đứng bệnh.

Dưa lưới bị bệnh phấn trắng

8. Bệnh thán thư

Nấm Colletotrichum lagenarium là tác nhân gây bệnh thán thư cho dưa lưới.

Khi thời thiết thay đổi thất thường, mưa nắng khắc nghiệt khiến cây dễ dàng mắc bệnh và phát triển bệnh nhanh.

Vết bệnh là những vết tròn đồng tâm, có màu nâu, bệnh càng nặng vết bệnh càng to hơn và có màu đậm hơn. Ở trên trái, vết bệnh là những vết lõm, màu nâu. Nếu không xử lý kịp thời sẽ to dần và gây thối trái dưa lưới.

Cách xử lý:

Cắt tỉa, thu gom những cành bị bệnh rồi đem đi tiêu huỷ.

Sau đó, sử dụng Vaccin kết hợp Siêu đồng phun ướt đẫm cây nhằm sát khuẩn và tiêu diệt nấm hại tấn công cây trồng.

Dưa lưới bị bệnh thán thư

Trên đây là những loại sâu bệnh gây hại trên cây dưa lưới. Để hạn chế mức độ gây hại, bà con cần thường xuyên thăm khám vườn và chủ động phòng trừ sâu bệnh trên cây.

Xem thêm:

Xử lý đất trồng gừng trước khi xuống giống

Kỹ thuật trồng cây lạc ( đậu phộng) cho năng suất cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.