Sâm bố chính được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ, mang lại giá trị kinh tế cao. Chính vì lẽ đó mà ngày nay bà con đang không ngừng mở rộng diện tích gieo trồng. Nó dễ trồng, dễ chăm sóc và đặc biệt sâu bệnh trên sâm bố chính cũng ít hơn so những cây trồng khác. Cụ thể như sau:
1. Bệnh lở cổ rễ
Nguyên nhân bệnh do nấm Rhizoctonia spp gây ra.
Bệnh lở cổ rễ thường xuất hiện ở giai đoạn cây con, đặc biệt giai đoạn cây đang trong vườn ươm. Ban đầu trên cây xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu ở phần gốc sát đất. Sau đó phát triển xung quanh gốc thân và lan rộng đến vùng rễ. Khiến cho rễ nhiễm bệnh bị thối, cây con hẽo rũ và chết. Thời điểm bệnh xuất hiện và gây hại nặng chủ yếu vào mùa mưa.
Biện pháp phòng trừ:
- Khi chọn giống, tiến hành chọn giống sạch bệnh, khoẻ để ươm cây. Chọn những cây khoẻ mạnh, không sâu bệnh để trồng. Khi trồng, tránh để xảy ra trường hợp xây xát và đứt củ rễ, tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại cho cây.
- Trước khi trồng, cần tiến hành xử lý đất thật kỹ nhằm tiêu diệt nấm hại còn tồn tại trong đất. Có thể sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM để xử lý đất.
- Tiêu huỷ những cây bị bệnh tránh lây lan. Thường xuyên vệ sinh vườn cho thông thoáng, tránh để xảy ra tình trạng trũng nước trong vườn.
- Tăng cường bón phân hữu cơ được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma để hạn chế nấm Rhizoctonia spp ở rơm rạ có trong phân tươi, hoặc bằng cách sử dụng phân hữu cơ NPK Hàn Quốc để bón. Đồng thời, bổ sung phân bón lá như Amino A4 giúp cây tăng đề kháng, tăng khả năng chống chịu với bệnh hại.
- Thăm khám vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh và có giải pháp xử lý phù hợp, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho bà con.
- Khi phát hiện bệnh, nhổ bỏ rồi đem đi tiêu huỷ. Sau đó phun kết hợp Vaccin + Siêu đồng để phòng bệnh cho những cây còn lại. Giúp sát khuẩn, tiêu diệt nấm hại tấn công cây.
2. Rệp sáp tấn công
Rệp sáp gây hại rất nhiều trên các bộ phận của sâm bố chính như lá non, chồi non, chùm hoa, cuống quả, quả non, gốc cây. Toàn thân nó phủ đầy một lớp sáp màu trắng trông như những sợi bông và không thấm nước. Chúng bám lên những bộ phận của cây rồi hút chích nhựa cây khiến cây bị vàng lá rồi rụng lá, hỏng hoa và rụng quả. Chúng bám dày đặc ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, làm cho cây phát triển kém. Rệp sáp gây hại nặng làm cho cây còi cọc, kém phát triển rồi chết khô cả cây.
Biện pháp phòng trừ:
- Cắt tỉa hết những cành bị rệp sáp tấn công gây hại. Dọn vệ sinh sạch sẽ để phá nơi trú ngụ của kiến, hạn chế môi trường sinh sống, lan truyền của rệp sáp.
- Sử dụng WAO M19 để kiểm soát, tiêu diệt rệp sáp. Phun liên tục 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.
3. Sâu ăn lá (Sâu tơ, sâu xanh)
Sâu xuất hiện ăn lá non, đọt non của sâm bố chính. Những loại sâu này có khả năng kháng thuốc cao. Vì thế, khuyến khích bà con không nên sử dụng thuốc hoá học. Điều đó sẽ khiến bà con phải thay đổi liều lượng thuốc liên tục gây tốn kém. Sử dụng dòng sinh học WAO AKA 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày, giúp kiểm soát và tiêu diệt sâu phá hoại. Bà con không lo xảy ra tình trạng sâu kháng thuốc.
Trên đây là những chia sẻ của WAO về những loại sâu bệnh trên sâm bố chính. Bà con có thể tham khảo để chủ động phòng ngừa cho vườn dược liệu của mình. Chúc bà con thành công !