Sầu riêng gãy đổ trước mùa thu hoạch là nỗi đau lớn nhất của người trồng sầu riêng. Cây sầu riêng mất 4-6 năm mới bắt đầu cho quả; trừ đi chi phí phân, thuốc, nhân công thì có thể phải mất tới 10 năm mới bắt đầu có lãi.
Mùa sầu riêng ở Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ thường rơi vào mùa mưa. Tình trạng các vườn sầu riêng gãy đổ do giông lốc đã không còn xa lạ đối với người dân nơi đây.
Vậy đâu là nguyên nhân và biện pháp nào giúp người dân hạn chế tình trạng gãy đổ; cũng như giảm thiệt hại cho nhà vườn trồng sầu riêng trước mùa thu hoạch.
1. Nguyên nhân tình trạng sầu riêng gãy đổ
Hình dáng cây sầu riêng bất lợi trước mưa gió, giông lốc; vì tay sầu dài, lại đeo lượng trái lớn do gần đến thời kỳ thu hoạch. Thân cành sầu riêng giòn dễ gãy, và thường bị sâu đục thân, sâu đục cành tấn công. Khi gặp giông lốc, gió giật gây ra tình trạng rụng quả, gẫy tay cành, nguy hiểm hơn là bật gốc, gãy ngang thân. Thiệt hại thường nặng nề hơn ở những vườn sầu riêng được chăm sóc chưa đúng cách.
- Cây sầu riêng trong giai đoạn kinh doanh bị ép ra hoa đậu trái và nuôi trái quá sức, dinh dưỡng nuôi cây mất cân đối khiến cây bị “loãng xương”, thân gốc thiếu độ bền nên chỉ gần gặp giông lốc là gãy đổ.
- Những cây sầu riêng bị sâu đục thân, đục cành tấn công không được kiểm soát có tỷ lệ gãy đổ cao hơn; bởi phần ruột gỗ phía trong đã bị đục rỗng, thân cành không còn chắc chắn.
- Đặc biệt, những cây bị nhiễm nấm bệnh, nhất là nấm thối rễ thối gốc khiến phần gốc yếu, sức cây kém, không còn khả năng bám trụ thường dễ bị bật gốc
2. Biện pháp hạn chế gãy đổ
– Trồng các loại cây chắn gió tạo thành hàng rào bao quanh vườn. Một số loại cây giúp chắn gió tốt như chuối, mít, muồng đen, phi lao, bạch đàn, đỗ mai, giáng hương,…
– Cắt cành, tạo tán, khống chế chiều cao cây hợp lý. Đối với cây sầu riêng, chỉ nên để một thân chính, hạn chế các thân phụ (cành vượt) bởi các cành vượt dễ bị gãy ở vị trí giao với thân chính, nếu những cành này bị gãy sẽ tạo thương tổn cho cây và rất khó phục hồi. Với những vườn trồng ở khu vực đồi cao cần khống chế chiều cao của cây, vì khu vực này đón gió lớn, dễ gãy đổ.
– Vào mùa mưa bão, cần chủ động giằng néo, chống đỡ thân cành quả chắc chắn.
– Căn cứ vào sức cây để nuôi giữ lượng trái hợp lý, tránh để quá nhiều trái làm cây suy yếu, mất cân bằng, dễ đổ ngã, gãy cành, rụng trái.
– Cần chăm sóc cây khỏe mạnh, tăng sức chống chịu, bám trụ trước thời tiết bất lợi. Phun phòng trừ nấm bệnh trong đất để cây có bộ rễ khỏe, chắc chắn, bám trụ tốt.
– Cải tạo nền đất tơi xốp, để giúp cây hấp thu dinh dưỡng, trao đổi chất tốt, phát triển thân cành cứng cáp, rễ cây được ăn sâu, lan rộng, bám đất tốt hơn.
– Cần phòng trừ côn trùng định kỳ đặc biệt là sâu đục thân, sâu đục cành.
– Nuôi giữ cỏ, thảm thực bì trong vườn để bảo vệ đất mặt và rễ, hạn chế được xói mòn rửa trôi khiến cây dễ bật gốc.
3. Biện pháp xử lý sau gãy đổ
– Với những cây bị ngã đổ còn có khả năng phục hồi:
- Tiến hành cắt tỉa bớt cành lá, quả (nếu có); giằng néo cố định lại cây.
- Sau đó, tưới WAO BOOM để phòng ngừa nấm khuẩn tấn công qua các vết thương hở ở gốc rễ do quá trình rung lắc gây nên, kích thích cây ra rễ mới, bổ sung dinh dưỡng dễ hấp thụ giúp cây nhanh chóng phục hồi. Những cây này không nên tiếp tục mang trái; vì trái mang sẽ không chất lượng và làm cây chậm phục hồi.
- Phun phòng nấm khuẩn cho các vết cắt , vết thương hở trên thân cành, lá.
– Với những cây gãy cành:
Nhà vườn cắt bỏ những cành gãy; sát khuẩn vết cắt và phun phòng nấm khuẩn cả trên thân cành lá bằng Vaccin + Siêu đồng
Đọc tiếp>> Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch