Kali – nó là chất dinh dưỡng tạo nên chất lượng nông sản thông qua cơ chế vận chuyển dinh dưỡng một cách đều đặn. Kali giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống được stress, tạo nên chất lượng nông sản ngon hơn, chất lượng hơn.
Kali vận chuyển dinh dưỡng đều đặn giúp nuôi cây, nuôi quả một cách tốt nhất. Ngoài ra cây trồng còn cần một lượng lớn kali ở những thời điểm tăng nhiều sinh khối như ra đọt, ra hoa, ra rễ. Biểu hiện rõ ràng nhất là khi bạn bón các loại kali quý như KNO3 hoặc K-humate cho thời điểm ra đọt thì đọt sẽ ra khỏe mạnh hơn.
Kali có 4 loại chính:
Kali thô (KCl) hay còn gọi là muối ớt được đóng bao 50kg. Đây là loại kali thô chưa được chế biến có trọng lượng phân tử là 75.5, lượng K2O là 48, hàm lượng K2O chiếm 63.5%. Vì có tạp chất nên trên bao bì chỉ ghi là 60%.
Kali trắng (K2SO4): đây là một loại kali cao cấp hơn. Từ kali thô (KCl) các nhà máy sẽ cho phản ứng với H2SO4 ở nhiệt độ 800 độ C tạo ra K2SO4. Loại này có hàm lượng K2O là 50%.
Kali nitrat (KNO3): là một loại kali cao cấp được sản xuất bằng kỹ thuật sản xuất muối khoáng KCl + NaNO3 tạo ra KNO3 có hàm lượng K2O là 46%.
Kali-humate (là một loại kali hiếm): người ta làm tinh khiết mỏ rồi sau đó điện phân KCl cho ra KOH. Tiếp đó lấy KOH trộn vô than bùn cho ra Kahumate có hàm lượng kali dưới 20%.
Như vậy có thể thấy, hàm lượng kali càng thấp thì công nghệ sản xuất càng phức tạp và càng dễ hấp thu đối với cây trồng. Phân kali có hàm lượng kali càng cao thì mức độ hiệu quả lại tỉ lệ nghịch.
Khái lược qua 4 loại kali chính như vậy, còn một số loại kali khác nữa nhưng vấn đề quan trọng nhất bây giờ là sử dụng kali như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất bởi kali khi bón vào đất cây chưa hút được ngay. Kali hoạt động hóa học rất mạnh. Vì nó là kim loại yếu, yếu nên không thể đứng độc lập được và gắn chặt với ion âm, mà việc bốc nó ra tự do sẽ rất tốn năng lượng. Lúc này, là lúc điện tích đối kháng âm có được do bón hữu cơ và các loại vsv có lợi trong đất phát huy tác dụng. Đây chính là lý do vì sao canh tác hữu cơ – vi sinh chất lượng nông sản cao hơn, cây khỏe hơn, ít bệnh hơn,…
Ngoài ra kali còn tồn tại rất nhiều ở trong các vật liệu hữu cơ như cỏ dại, thân cây chuối, vỏ chuối, quả chuối và xương động vật, bột gà… mọi người có thể tham khảo nếu như mình đang canh tác theo hưỡng hữu cơ.
Để lại thông tin để được hỗ trợ sử dụng kali một cách hiệu quả cũng như lựa chọn các loại kali phù hợp để nâng cao độ ngon, ngọt cho nông sản:
Đăng ký hỗ trợ trực tiếp
Tham khảo thêm về kali humate dùng để nâng cao chất lượng nông sản, kích rễ, cải tạo đất tại đây: https://congnghesinhhocwao.vn/san-pham-sinh-hoc/khumate-san-pham-chuyen-dung-giai-doc-dat-kich-thich-he-re-phat-trien-tang-do-mun-cho-dat/