Đăng bởi Để lại phản hồi

Sử dụng thiên địch trong sản xuất( Ong mắt đỏ).

Việc sử dụng thiên địch hiện nay còn khá mới mẻ và lạ lẫm với người nông dân. Việc phát triển các loài thiên địch giúp giảm chi phí trong sản xuất,nâng cao được giá trị nông phẩm. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc trừ sâu, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Vậy nên chúng ta cần biết sử dụng và bảo vệ những loài thiên địch đó.

1. Đặc điểm.

– Ong mắt đỏ có tên khoa học là Trichogramma spp. Đây là loại côn trùng có ích được sử dụng để phòng chống một số loài sâu hại.

– Hiện nay sử dụng phổ biến 3 loài ong mắt đỏ, đó là Trichogramma chilonis Ich; Trichogramma dendrolinus Ash; Trichogramma japonicum Ash.

Loại trichogramma chilonis: Sống ở những khu ruộng cạn, ruộng hoa màu và ở những nơi trồng cây ăn quả cao không quá 2,5m.
Loại trichogramma dendrolinus: Sống ở những vùng rừng trồng, các vườn cây ăn quả có độ cao tên 2,5m.
Loại trichogramma japonicum: Hoạt động chủ yếu ở những khu vực ẩm ướt đặc biệt là các ruộng lúa nước.
Có thể nói rằng, nhờ sự phân bố đó mà hiệu quả diệt sâu của ong mắt đỏ rất cao. Cho dù là ở môi trường nào đi nữa thì ong mắt đỏ cũng có thể hoạt động hiệu quả.

Sử dụng ong mắt đỏ để trừ sâu là một giải pháp đem lại lợi ích to lớn. Sử dụng chúng vào trong sản xuất vừa tiết kiệm được chi phí vừa an toàn với sức khỏe và không làm ảnh hưởng tới môi trường.

2. Điều kiện phát triển.

Vào thời điểm bướm sâu hại phát triển nhiều thì nên tiến hành thả ong. Tuy nhiên, đối với mỗi loại cây thì thời điểm xuất hiện bướm sâu hại là không giống nhau, do đó bà con quan sát chọn thời điểm hợp lý để thả ong.

 

Ví dụ: Để diệt sâu cuốn lá hại lúa vụ xuân thì nên thả ong mắt đỏ khi sâu ở lứa 2,3. Còn đối với vụ mùa thì nên thả vào các lứa 5,6.

Thời điểm thích hợp nhất để thả ong là thả vào buổi sáng sớm. Tránh thả vào những lúc nắng nóng hoặc trời mưa vì dưới điều kiện thời tiết đó ong không thể phát triển được. Thả ong theo chiều gió thổi để ong dễ phân tán. Thông thường, để trừ sâu cho 1 ha người ta hay thả khoảng 1,5 – 2 triệu con.

3. Hiệu quả sử dụng.

Hiệu quả trừ sâu của ong mắt đỏ cũng đã được kiểm chứng qua rất nhiều thí nghiệm. Ví dụ khi thả ong vào ruộng ngô thì có 78,3 % ổ trứng và 66,6 % quả trứng đã bị ong ký sinh. Trong khi đó ở ruộng đối chứng tỷ lệ tương ứng là 51% và 47%. Sau một thời gian lượng sâu bệnh trên các ruộng thả ong giảm hẳn đi.

Dùng ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân mía cũng đem lại hiệu quả cao. Có 82,6% ổ trứng và 78% quả trứng bị ong ký sinh. So với ruộng đối chứng với tỷ lệ là 23,5% và 25,3% thì có thể khẳng định hiệu quả rất cao của việc diệt trừ sâu bằng ong mắt đỏ.

4. Kết luận.

Việc sử dụng ong mắt đỏ kí sinh lên các sinh vật có hại đã đem lại hiệu quả rất lớn. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ thích hợp cũng như tăng cường nhân giống và sử dụng một cách hiệu quả.

Chúng ta nên trồng các loại cây xung quanh tạo nên nguồn thức ăn như mật, phấn hoa cho chúng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.