Đăng bởi Để lại phản hồi

Tầm quan trọng của phân vi lượng đối với cây trồng

Ngày xưa, sản xuất nông nghiệp đa phần chỉ chú trọng đến phân đa lượng (N, P, K), tiếp đó là trung lượng (Ca, Mg, S,…) và những năm gần đây là phân vi lượng (Cu, Fe, Zn, Bo) được coi là cực kỳ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Để sản xuất được nông sản đạt chất lượng cao cấp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì vi lượng là nguồn phân bón không thể thiếu trong suốt quá trình canh tác. Nếu làm phép so sánh thì vải thiều Thanh hà ngon hơn vải thiều Lục ngạn. Bưởi Phúc trạch, bưởi Diễn, cam Xoàn, cam Canh ngon hơn nếu được trồng đúng với địa danh của nó. Vậy có phải quả bưởi, quả vải, quả cam ngon hơn do thổ nhưỡng.

>>Tham khảo ngay phân vi lượng cao cấp Sao Đỏ

Không những cây ăn trái mà gạo cũng vậy, gạo tám Hải hậu, gạo Điện biên có thương hiệu vì có độ ngon, thơm và dẻo hơn cũng chỉ có thể cắt nghĩa bởi thổ nhưỡng nơi đây và các nguyên tố vi lượng đặc trưng của vùng đất này. Dân gian ta có câu: “Khoai đất lạ, mạ đất quen” câu này cũng chỉ có thể cắt nghĩa bằng thổ nhưỡng. Đó cũng là do vi lượng quyết định.

Tác dụng của phân vi lượng

Phân vi lượng bao gồm rất nhiều các nguyên tố kim loại như: Đồng, kẽm, sắt, mangan,… và các nguyên tố phi kim như bo, selen,… Đối với cây trồng vi lượng tham gia với tư cách là thành phần cấu tạo nên các enzym có lợi cho cây trồng. Enzym là chất xúc tác sinh học đặc biệt của vật thể sống. Trong cơ thể người có khoảng 3000 loại enzym khác nhau còn cây trồng thì ít hơn nhưng cũng nhờ có enzym mà cây trồng mới có thể đơm hoa, kết trái một cách ổn định. Enzym hay chính chất cấu tạo nên chúng là vi lượng giúp cây trồng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Đất thiếu dần vi lượng sẽ làm năng suất và chất lượng thuyên giảm rõ rệt hằng năm.

Cây thiếu vi lượng lá thường chuyển màu như hình rất dễ nhận biết

Hiện nay rất nhiều hộ nông dân đã hiểu rõ tầm quan trọng của trung, vi lượng nên trên thị trường đã xuất hiện các loại phân trung, vi lượng để phục vụ đối tượng khách hàng này. Tất cả các nguồn này đều ở dạng vô cơ, sản xuất đơn giản, rẻ, với nhiều chủng loại nhưng chất lượng chưa được tiêu chuẩn hóa.

Một số loại phân bón có chứa vi lượng cũng được nông dân ở một số vùng miền chủ động mua để bón cho cây ăn trái giúp cho cây khỏe mạnh chống chịu được với các bệnh sinh lý như vàng lá, bạc lá, xuắn lá, chết nhánh-cành-ngọn, rụng hoa, rụng trái non, si cây (còi cọc), cây bị stress hay bi ngộ độc,…

Tuy nhiên, việc sử dụng này chưa được đồng bộ và khoa học, các vi lượng chủ yếu được dùng ở dạng hợp chất vô cơ nên hiệu quả thấp, cây trồng dễ bị ngộ độc vi lượng mà đôi khi sự ngộ độc vi lượng còn tác hại nghiêm trọng hơn là thiếu vi lượng.

Nhiều sản phẩm NPK hiện đang được bày bán trên thị trường có ghi thành phần trên bao bì có chứa các nguyên tố trung, vi lượng (NPK + TE) gồm Ca, Mg, Cu, Zn, Fe… (dưới dạng định tính). Trên thực tế đa phần các doanh nghiệp cũng chỉ dừng lại ở việc lợi dụng các vi lượng vô cơ có sẵn trong các nguyên liệu đa lượng (lân nung chảy, lân supe, phụ gia,…) chứ chưa được phân tích hàm lượng vi lượng một cách chính xác. Cần có những tính toán cần thiết và hợp lý để bổ sung một cách khoa học, đúng liều lượng cần có. Phân vi lượng có thể bón trực tiếp qua gốc như phân bón thông thường và có thể phun lá…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.