Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh héo vàng hại cà chua: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh héo vàng hại cà chua thường xuất hiện trên cây cà chua trưởng thành sau khi ra hoa. Bệnh khiến toàn cây chuyển vàng, cuối cùng cây bị chết héo. Thiệt hại không nhỏ tới năng suất và chất lượng cà chua. Bài viết này giúp bà con nhận biết triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây cà chua. Từ đó có biện pháp phòng trừ bệnh sớm và hiệu quả.

1. Tác nhân gây nên bệnh héo vàng hại cà chua

Bệnh héo vàng hại cà chua do nấm Fusarium oxysporum gây ra.

Nấm bệnh lây lan nhờ gió, mưa và tác động của con người. Nấm bệnh cũng có thể lan truyền qua hạt giống và có thể tồn tại rất lâu trong đất, tàn dư cây trồng. Điều kiện thích hợp cho nấm phát triển là nhiệt độ từ 18-34 độC, độ ẩm cao, bón thừa đạm, thiếu lân hoặc kali. Dùng phân chuồng không ủ hoai và vườn không thoát nước. Nấm gây bệnh xâm nhập qua các vết thương ở rễ hoặc trên thân do quá trình chăm sóc hoặc bị côn trùng cắn phá.

2. Triệu chứng bệnh héo vàng hại cà chua

Cây bị bệnh thường các lá ở gốc biến vàng, ban đầu từ lá chét của một bên cây, sau đó lan ra toàn cây; lá héo rủ màu vàng không bị rụng. Bệnh nặng cây bị chết.

Héo vàng hại cây cà chua
Héo vàng hại cây cà chua

Khi chẻ dọc thân ở phần phía dưới gốc thấy mạch xylem bị biến màu nâu đậm hoặc nâu đỏ. Sự biến màu có thể lan lên phần mạch dẫn phía trên, thậm chí tới cả cuống lá.

Cây bị bệnh ban ngày héo, ban đêm phục hồi, cây sinh trưởng phát triển kém, sau 1 – 2 tuần cây sẽ chết hoàn toàn.

3. Biện pháp phòng trị

Xử lý cây bị bệnh:

Để xử lý bệnh héo vàng hại cây cà chua, trước hết bà con thu gom tàn dư cây bị bệnh đem đi tiêu hủy đế tránh lây lan. Sau đó Sử dụng VACCIN kết hợp với Siêu đồng phun xịt ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn, diệt nấm ngăn chặn nấm bệnh lây lan. Đồng thời tăng kích kháng cho cây, giúp cây chống chọi với nấm bệnh tốt hơn.

Bà con tiến hành phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

Bên cạnh đó, bà con cho tưới bộ giải pháp WAO BOOM để tiêu diệt sạch nấm Phytophthora trong đất, tránh trường hợp nấm còn trong đất và có thể tiếp tục phát sinh gây hại lên cây.

Phòng bệnh:

Để hạn chế héo vàng hại cây cà chua cần đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa. Chủ động hệ thống tưới tiêu, không tưới quá ẩm, trồng cây với mật độ phù hợp với từng giống.

 Có biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc hợp lý. Cung cấp đầy đủ cân đối dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Bón cân đối giữa đạm, lân, kali, tuyệt đối không bón thừa đạm. Đặc biệt bón phân chuồng được ủ với nấm Trichoderma.

Phun phòng định kỳ bằng Vaccin kết hợp Siêu đồng để diệt nấm đồng thời tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chọi tốt hơn với nấm bệnh.

Tưới phòng bằng giải pháp WAO BOOM  để cải tạo đất tơi xốp, bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất giúp hạn chế nấm bệnh phát sinh trong đất.

Có thể bạn quan tâm:

Để lại thông tin vào bảng dưới đây nếu bạn đang cần hỗ trợ vấn đề về cây cà chua hoặc vấn đề về cây trồng !



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Nguyên nhân và cách khắc phục bệnh đốm vi khuẩn hại cà chua

    Cà chua là thức ăn thức uống hằng ngày không thể thiếu trong bất kì gia đình nào ở Việt Nam. Nó không chỉ có tác dụng phòng chữa một số bệnh như thiếu máu, tốt tim mạch, ổn định hệ tiêu hóa. Mà còn được sử dụng nhiều trong làm đẹp bởi nó tốt cho da, cho tóc. Vì thế, nhu cầu tiêu dùng cà chua là rất lớn. Cà chua khó chăm sóc đặc biệt là bị bệnh hại khiến cà chua xấu đi và chất lượng kém. Giai đoạn quan trọng trong việc chăm sóc cây cà chua để có năng suất, chất lượng tốt chính là phòng trừ bệnh hại cho cây trồng. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm và dấu hiệu nhận biết của bệnh đốm vi khuẩn hại cà chua.

    1. Biểu hiện bệnh đốm vi khuẩn hại cà chua

    Bệnh gây hại trên lá, thân và quả từ khi cây còn nhỏ đến khi thu hoạch.

    + Trên lá: vết bệnh là những vết nhỏ trong mờ, sau chuyển màu nâu đen, xung quanh màu vàng. Phần giữa đốm bệnh khô dần và thường bị rách.

    Biểu hiện bệnh đốm vi khuẩn hại lá, thân cà chua

    + Trên thân: vết bệnh có màu xanh tối, không có hình dạng nhất định, nhìn hơi ướt, về sau chỗ vết bệnh có màu nâu và khô đi.

    Biểu hiện đốm vi khuẩn hại quả cà chua

    + Trên quả: vết bệnh là những đốm nhỏ, màu nâu đen, ướt, hơi nhô lên mặt quả còn xanh. Trên quả chín bệnh là những quầng màu xanh đậm, ướt, đường kính 3-6mm.

    2. Điều kiện phát sinh, phát triển

    Bệnh đốm vi khuẩn hại cà chua do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra.

    Vi khuẩn Xanthomonas campestris phát triển mạnh ở nhiệt độ 30o C. Bệnh thường gây hại trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Tồn tại trong hạt giống và trong đất.

    3. Biện pháp phòng trị

    Để xử lý đốm vi khuẩn hại cà chua bà con thu gom cây bị bệnh đưa đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng Siêu đồng kết hợp với Vaccin tỉ lệ 1:1, để phun xịt ướt đẫm thân, cành, lá quả. Nano đồng với tinh chất đồng mát dùng để sát khuẩn vết bệnh, hạn chế 70-80% sự tấn công của nấm bệnh. Vắc xin giúp tiêu diệt nấm bệnh, ngăn chặn sự lây lan của nấm khuẩn trên thân, cành, lá, quả. Đồng thời tăng khả răng miễn dịch cho cây trồng.

    Sau hai lần xịt cách nhau 3-5 ngày, bệnh sẽ được kiểm soát. Bà con nên bổ sung thêm Phân bón lá với thành phần chính là Amino acid tăng khả năng quang hợp cho cây lên đến 30%, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

    Ngoài ra, bà con nên chủ động phòng bệnh bằng cách:

    Lựa chọn giống khỏe, không mang mầm bệnh.

    Vệ sinh vườn thật sạch trước khi trồng

    Trồng đúng mật độ, lên liếp cao để thoát nước tốt trong mùa mưa.Không nên tưới nước vào lúc chiều mát khi cây bị bệnh.

    Bón phân cân đối và đầy đủ, hạn chế bón đạm và tăng lượng phân kali khi cây bị bệnh.

    Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để tìm cách giải quyết kịp thời.

    Nếu cây trồng bạn đang gặp vấn đề về cây cà chua hoặc vấn đề về cây trồng, hãy để lại thông tin vào Form dưới đây, kỹ thuật bên Wao sẽ hỗ trợ bạn !