Đăng bởi Để lại phản hồi

Biện pháp khắc phục hiệu quả bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây

Bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây là bệnh hại phổ biến. Bệnh làm lá cây bị quăn queo, biến dạng, khiến cây quang hợp yếu, sinh trưởng kém. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây.

1. Nguyên nhân gây bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây

Bệnh xoăn lá trên cây chanh dây do Papaya leaf curl virus gây ra. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra bệnh xoăn lá trên cây chanh dây còn do rầy phấn trắng – trung gian truyền bệnh nhanh nhất và nguy hiểm nhất đối với cây chanh dây.

2. Biểu hiện bệnh xoăn lá xoắn ngọn trên chanh dây

Lá cây chanh dây bị quăn queo, biến dạng.

Lóng thân bị ngắn lại, lá bị giảm kích thước nghiêm trọng, thể hiện triệu chứng gân trong.

Biểu hiện xoăn lá xoắn đọt trên chanh dây
Biểu hiện xoăn lá xoắn đọt trên chanh dây

Đặc biệt, rìa lá bị uốn cong xuống, hướng lá xoay vào bên trong thân cây.

Lá cây bị bệnh xoăn lá trở nên màu xanh đậm, dày và giòn hơn.

3. Biện pháp phòng trừ

Để xử lý bệnh xoăn lá, xoắn ngọn cây chanh dây trước tiên bà con cắt tỉa những cành bệnh, nhổ bỏ những cây bị bệnh nặng đem đi tiêu hủy. Sau đó phun kết hợp Mig 29 với Amino acid. Mig 29 giúp kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh, tăng khả năng đề kháng cho cây trồng. Amino acid giúp cây đi đọt mới, mập ngọn, xanh lá, dày lá, tăng khả năng quang hợp,phục hồi cây nhanh chóng.

Để phòng bệnh, nhà vườn nên chọn và sử dụng các loại cây giống có khả năng kháng bệnh.

Tránh trồng xen với cây trồng là ký chủ ưa thích của rầy trắng như thuốc lá, cà chua hoặc cây họ bầu bí khác.

Sử dụng phân bón cân đối và hợp lý, tránh bón nhiều đạm nhất là giai đoạn mùa mưa.

Bảo vệ thiên địch để ngăn chặn rầy phấn trắng xâm hại, một số loại thiên địch chủ yếu như ong, kiến vàng,…

Thăm khám vườn thường xuyên, nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Đăng ký để được tư vấn miễn phí nếu vườn chanh dây của bạn đang bị xoăn lá xoắn ngọn hoặc gặp bất kỳ vấn đề nào.



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Biện pháp quản lý bệnh phấn trắng trên chanh dây

    Bệnh phấn trắng trên chanh dây là bệnh hại thường gặp trên chanh dây. Bệnh gây hại trực tiếp đến lá và trái. Làm lá bị quăn queo, chồi non không phát triển, trái sần sùi, biến dạng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.

    1. Nguyên nhân gây bệnh

    Bệnh phấn trắng do virus Passion Fruit Woodiness (viết tắt là PWV) gây ra.

    Bệnh lây lan nhanh từ cây này sang cây khác do sự chích hút của các loại sâu hại như bọ trĩ, rệp sáp, ruồi vàng, rầy,…

    2. Biểu hiện bệnh phấn trắng trên chanh dây

    Trên lá: Khi cây còn non, bệnh gây hại làm lá quăn lại, nhăn nheo và nhỏ hơn bình thường. Phần chóp lá bị vàng, cuống lá lốm đốm. chồi ngọn không phát triển.

    Biểu hiện bênh phấn trắng trên chanh dây

    Trên trái: Bệnh khiến trái bị biến dạng, vỏ trái sần sùi, trên trái xuất hiện những u to nhỏ. Trái ngừng phát triển, màu sác trái không đồng nhất và trái bị cứng lại. mẫu mã trái xấu, khó bansn khiến cho giá trị kinh tế bị giảm.

    3. Biện pháp quản lý bệnh

    Để xử lý bệnh phấn trắng trên chanh dây bà con tiến hành cắt bỏ các phần bị bệnh trên cây hoặc nhổ bỏ cây bị nặng mang đi tiêu hủy. Sau đó sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun đều lên thân cành lá cây bệnh và những cây còn lại trong vườn để xử lý mầm bệnh đồng thời tăng kích kháng cho cây. Phun 2 lần cách nhau 3 ngày. Phân bón lá giúp nâng cao chất lượng trái, hạn chế nấm bệnh xâm nhập, tăng sức đề kháng cho cây.

    Sử dụng cây con khỏe mạnh, sạch bệnh để trồng.

    Bón phân cân đối, hợp lý, tránh bón nhiều đạm trong mùa mưa.

    Tăng cường sử dụng phân hữu cơ kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma để giúp đất tơi xốp hơn.

    Vệ sinh khử trùng các dụng cụ dùng trong vườn trước và sau khi sử dụng để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.

    Không trồng xen các loại cây là vật chủ kí sinh của các tác nhân gây hại như ớt, cà tím, khoai tây, thuốc lá, dưa chuột.

    Thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hường giải quyết kịp thời.

    Đăng ký để được tư vấn miễn phí nếu vườn chanh dây của bạn đang bị phấn trắng gây hại hoặc gặp bất kỳ vấn đề nào.



      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Đặc trị bệnh đốm nâu hại trên chanh dây

      Cây chanh dây cũng như các loại cây trồng khác đều dễ bị nhiễm bệnh bởi nhiều yếu tố bên ngoài như thời tiết, sâu bệnh, di truyền… Việc tìm hiểu và phòng ngừa bệnh trên cây trồng là điều cần thiết. Bệnh đốm nâu trên chanh dây cũng là một trong những bệnh cần chú ý. Vì bệnh lây lan rất nhanh, nên cần phát hiện bệnh sớm để có giải pháp chữa trị kịp thời.

      1. Nguyên nhân gây bệnh.

      Đốm nâu chính là do một loại nấm có tên là Alternaria passiflorae gây ra. Làm cho cây phát triển kém hiệu quả, hư quả và rụng trái sớm.

      Thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.

      2. Triệu chứng gây hại.

      Trên lá xuất hiện những đốm có màu nâu nhỏ sau đó lan rộng ra thành đốm lớn với tâm vàng sáng và hình dạng bất định. Trên thân vết bệnh có hình thon dài với màu nâu đen xuất hiện gần nách lá hoặc thân lá.

      Bệnh nặng sẽ làm cho chồi non bị héo, quả teo lai và rụng. Trên quả vết bệnh lúc đầu nhỏ như mũi kim sau dó lan rộng thành vết nâu lõm dần dần xung quanh vết bệnh bị nhăn nheo và làm cho quả rụng.

      Bệnh đốm nâu trên chanh dây

      3. Tác hại của bệnh gây ra.

      – Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến chết cây.

      – Bệnh hại trên quả làm cho quả bị hỏng và rụng dần.

      – Bệnh lây lan rất nhanh nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

      4. Biện pháp phòng trừ.

      Đối với bệnh đốm nâu hại trên chanh dây bà con cần chú ý đến phòng bệnh.

      Biện pháp cánh tác:

      Thường xuyên vệ sinh vườn, loại bỏ những lá bị bệnh những cành kém hiệu quả để tạo sự thông thoáng làm giảm áp lực bệnh. Bón phân cân đối.

      Khi cây bị nhiễm bệnh sử dụng: Elicitor 250+ CNX-Siêu Đồng.

      Liều lượng:

      –  250ml Elicitor + 500ml Siêu Đồng pha với 200 lít nước, phun ướt đẫm thân, lá và quả.

      – Sau 3  ngày tiến hành phun thuốc lần 2.

      Chú ý:

      – Nên phòng bệnh vào đầu mùa mưa.

      – Click vào tên sản phẩm để biết thông tin chi tiết.