Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng trừ bệnh Đốm nâu hại lúa Đông- Xuân

Đang giai đoạn làm đòng và trổ bông, là giai đoạn nhạy cảm nhất của cây lúa. Giai đoạn quyết định cho sự thành bại của vụ lúa Xuân, thế nhưng dịch bệnh đốm nâu phát sinh khiến nông dân đứng ngồi không yên, lo ngại sự cố mất mùa.

– Nhận biết bệnh:

Vết bệnh là những chấm to nhỏ không đều nhau, xuất hiện nhiều ở cả 2 mặt của các lá (phần nửa cuối), theo từng đám khắp cả ruộng. Ban đầu có màu nâu nhạt sau đó chuyển sang màu đậm hơn. Nhổ cây lúa lên quan sát thấy bộ rễ kém phát triển. Những đám có nhiều vết bệnh và bị nặng thì cả phần lá đó sẽ bị cháy vàng. Làm ảnh hưởng đến khả năng làm đòng, năng suất và chất lượng hạt gạo sau này.

– Nguyên nhân:

Bệnh do nấm Bipolaris Oryzae gây ra.

Phát sinh gây hại do thời tiết nhiệt độ và độ ẩm cao thấp thất thường. Cây lúa thường xuyên bị bỏ đói hoặc không đáp ứng kịp thời các nhu cầu dinh dưỡng và nước cũng là nguyên nhân bùng phát bệnh. Bệnh phát sinh gây hại mạnh vào thời kỳ cây lúa làm đòng, sắp trổ bông. Chúng tấn công trên lá, bẹ, gié và cả hạt lúa.

– Phòng trừ:

Cần thăm đồng thường xuyên để nhận diện và không nhầm lẫn với bệnh đạo ôn.

Tập trung chăm sóc và duy trì nước tưới hợp lý từ 2 – 5cm. Bón đủ và cân đối NPK theo đúng thời kỳ sinh trưởng phát triển để cây lúa khỏe mạnh và hạn chế sự phát sinh gây hại của nấm bệnh.

Khi ruộng có triệu chứng bị hại, sử dụng hoạt chất đặc trị nấm sinh học ELICITOR ,kết hợp với SIÊU ĐỒNG có tác dụng rửa sạch toàn bộ nấm khuẩn trên lúa.

– Đối với ruộng mới bắt đầu phát hiện bệnh: ELICITOR + SIÊU ĐỒNG pha 200 lít nước phun đều 1 lượt.

– Đối với ruộng đã phát bệnh và bệnh nặng: ELICITOR + SIÊU ĐỒNG pha 150 lít nước phun đều 1 lượt (Không phun đi phun lại nhiều lần).

Chú ý:

Sau khi phun 3-5 ngày phun lại lần 2 để tiêu diệt số nấm bệnh còn sót lại.

Cần chú ý tránh phun khi trời sắp mưa, sau khu phun 5 tiếng nếu gặp mưa cần phun thuốc bổ sung

Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin và cách thức sử dụng

Đăng bởi Để lại phản hồi

Chăm sóc cho cây Lúa giai đoạn đón đòng, trổ Thoát

Làm đòng là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với cây lúa. Đây là thời kỳ hình thành số hạt/bông lúa, bất kỳ một tổn thương nào tại thời điểm này cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất của lúa. Vì vậy việc bón phân đón đòng và phòng trừ các đối tượng dịch hại ở giai đoạn này là hết sức quan trọng.

Cây lúa giai đoạn đón đòng rất dễ mẫn cảm với các đối tượng dịch hại. Do đó bà con cần bảo vệ để cây lúa phát triển khoẻ mạnh và cho năng suất cao. Để cây lúa có chồi khoẻ và đòng to. Bà con cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau:

– Bón phân đón đòng đúng lúc để cây lúa có đủ dinh dưỡng nuôi đòng, nuôi bộ lá và bộ rễ tốt nhằm bảo vệ cây lúa không bị tổn thương bỡi dịch hại tấn công.

– Bón phân bổ sung dinh dưỡng đúng thời điểm. Tránh bón muộn vì đòng đã hình thành rồi sẽ không gia tăng được số hạt/bông nữa, gây ảnh hưởng năng suất

– Giai đoạn này tác động trực tiếp đến năng suất lúa của cả vụ. Do đó cần bón đảm bảo lượng phân cần thiết cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây lúa. Đồng thời bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng giúp cho cây lúa cứng cáp hơn, chống đổ ngã

– Thời gian bón đòng trung bình đối với cây lúa là 40-45 ngày sau sạ. Tuỳ thuộc vào thời gian sinh trưởng của từng loại giống và thời vụ gieo trồng.

– Thăm đồng thường xuyên quan sát thấy 2 cổ của lá trên cùng bằng nhau, lá thứ hai từ trong ngọn tính ra có hiện tượng thắt eo. Xé lá lúa ra thấy đòng 1mm thì bón phân ngay giai đoạn này là chính xác nhất.

Lá lúa có thắt eo

Dinh dưỡng cần thiết ở giai đoạn này là N (đạm) và K2O (kali).

– Giai đoạn tượng đòng Kali giúp các lóng đốt cây lúa vươn cao, vững chắc. Nếu thiếu Kali giai đoạn này cây lúa sẽ dễ bị đổ ngã.

– Đạm giúp cho việc hình thành và phân chia tế bào. Bón đủ đạm giai đoạn này giúp quá trình phân chia tế bào diễn ra mạnh (số hạt/bông sẽ tăng). Đạm tạo ra màu xanh của bộ lá đòng. Đây chính là nhà máy tổng hợp khí CO2 và H2O để tạo ra đường bột.

– Giai đoạn lúa trổ Kali giúp cho quá trình vận chuyển đường bột từ lá vào hạt dễ dàng hơn (ban ngày lúa quang hợp tạo ra đường bột ở lá, ban đêm sẽ được chuyển từ lá vào hạt). Thiếu Kali giai đoạn này sẽ khiến chất lượng hạt kém

– Bộ lá đòng xanh tốt là yếu tố để cho năng suất cao. Bón phân giai đoạn đòng trổ cần phải cân đối và đủ lượng. Tránh bón thừa đạm tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển và tân công.

– Giai đoạn này chúng ta cần lưu ý một số loại sâu, bệnh hại như: sâu lá, rầu nâu, đạo ôn cổ bông…

– Để tránh tình trạng lúa trổ không đồng đều ( lẻ tẻ ), đám này đám khác trên cùng một diện tích. Bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học A4 giúp lúa trổ thoát, vô gạo cực nhanh, giảm lem lép hạt, lúa đạt thành.

Chú ý : click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị ngộ độc phèn cho cây lúa

1. NGUYÊN NHÂN

Do lượng mưa ít và phân bố không đều vào đầu vụ Hè Thu. Nắng hạn kéo dài, không chủ động nguồn nước bổ sung làm cho các tầng đất chứa vật liệu sinh phèn dễ bị Oxy hóa dẫn đến hiện tượng xì phèn thông qua các kẻ nứt và các mạch mao quản trong đất. Vào thời điểm này đất có độ pH rất chua, đồng thời nồng độ Fe2+ và Al3+ di động trong dung dịch đất cũng rất cao là nguyên nhân chính làm cho rễ lúa và cây lúa bị ngộ độc.

2. TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng ngộ độc phèn do sắt (Fe2+):

Khi cây lúa bị ngộ độc phèn do sắt (phèn nóng). Triệu chứng thường thấy là cây lúa có màu hơi vàng, trên lá già xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu. Lan dần từ chóp lá trở xuống và trở thành màu nâu, bầm tím, vàng hoặc cam.

ngo-doc-phe-tren-lua-1

Trường hợp nhiễm độc sắt nặng, tất cả các lá màu nâu và những lá già bị rụi sớm. Cây lúa lùn lại và kém nở bụi. Nếu nhỗ bụi lúa lên kiểm tra sẽ thấy rễ thưa, ngắn, có màu nâu đậm và quăn queo,

Phèn sắt làm bộ rễ kém phát triển, giảm khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng. Cây lúa bị suy dinh dưỡng vì không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Tình trạng kéo dài cây lúa sẽ bị suy kiệt dần, chết rải rác hoặc chết từng chòm.

Triệu chứng ngộ độc phèn nhôm (Al3+):

Phèn nhôm (phèn lạnh) ở nồng độ cao gây ngộ độc cho cây lúa, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.

Ngộ độc nhôm trên lúa thường xuất hiện các biểu hiện ở những lá già trước. Đặc trưng biểu hiện là những vệt vàng lục hoặc màu trắng lục trên các gân lá.

ngo-doc-phe-tren-lua-3

Cây lúa còi cọc.

Rễ phát triển chậm và biến dạng dẫn đến khả năng hút nước và dinh dưỡng kém.

Nhôm là ion gây độc bậc nhất trong đất phèn.

3. ĐẶC TRỊ BỆNH : CHẾ PHẨM SINH HỌC “PHÂN HỦY GỐC RẠ”

phan-huy-goc-rom-ra– Sau khi thu họach lúa nên cày ải, để rơm rạ được phân hủy ít nhất 1 tháng, và chỉ sạ lúa sau khi cho đất ngập từ 2 đến 3 tuần.

– Trong trường hợp không cày ải được vì phải gieo sạ lại ngay sau khi thu hoạch, chúng ta cần sử dụng chế phẩm “PHÂN HỦY GỐC RẠ” để phân hủy gốc rạ ngay tại ruộng. Chỉ sau 5 – 7 ngày sử dụng chế phẩm, gốc rạ trở thành phân hữu cơ giúp bà con giảm được 30 – 50% lượng phân bón hóa học.

 

 

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị ngộ độc hữu cơ trên cây lúa

1. TRIỆU CHỨNG

– Ngộ độc hữu cơ:

Thường xảy ra khi cây lúa từ 15-25 ngày tuổi, lá lúa bị vàng đỏ từ chóp lá lan xuống phía dưới, trên lá có nhiều vết màu nâu đỏ, có thể xen lẫn với triệu chứng đốm nâu, nếu quan sát kỹ sẽ thấy cây lúa bị lùn hơn và chồi cũng phát triển kém hơn cây lúa mạnh cùng lứa tuổi. Bứng bụi lúa lên rửa sạch sẽ thấy bộ rễ bị thối đen cả và ngửi thấy mùi hôi thúi.

ngo-doc-huu-co-tren-cay-lua
Hình ảnh : Lúa bị ngộ độc hữu cơ

2. NGUYÊN NHÂN

– Đất tích chứa nhiều chất hữu cơ, mà trong năm nếu không có thời gian cày ải phơi đất cho các chất hữu cơ này được biến hóa. Cộng thêm với rơm rạ của vụ lúa trước được trục nhận xuống. Trong điều kiện ngập nước, rơm rạ này cũng như chất hữu cơ có sẵn trong đất sẽ được phân hủy (mục rã ra) trong điều kiện không có không khí. Quá trình phân hủy này sẽ sinh ra các acid hữu cơ. Nếu nước trong ruộng không được lưu thông, các acid hữu cơ này sẽ đọng lại và thường tập trung xuống những chỗ trũng với nồng độ ngày càng cao và sẽ làm thối bộ rễ của các bụi lúa. Vì rễ lúa bị thối nên sẽ không hút được chất dinh dưỡng, cây lúa bị suy yếu và chết lụi dần nếu không được cải thiện. Đối với lúa sạ, triệu chứng đỏ lá chỉ xuất hiện vào khoảng 20 ngày sau khi sạ trở về sau, mặc dù rễ lúa đã bị thối từ trước. Đó là do trong 15 ngày đầu, mạ non sống nhờ vào chất dinh dưỡng có sẵn trong hạt lúa giống. Từ ngày thứ 16 trở đi thì cây mạ sống nhờ vào bộ rễ của mình. Lúc bấy giờ, vì bộ rễ bị thối nên mạ bị thiếu dinh dưỡng và thể hiện triệu chứng trên.

3. ĐẶC TRỊ BỆNH : CHẾ PHẨM SINH HỌC “PHÂN HỦY GỐC RẠ”

Không nên để cho cây lúa bị ngộ độc hữu cơ và sắt rồi mới trị, mà cần có biện pháp phòng tránh. Biện pháp phòng trị ngộ độc hữu cơ được tiến hành như sau:

– Sau khi thu họach lúa nên cày ải, để rơm rạ được phân hủy ít nhất 1 tháng, và chỉ sạ lúa sau khi cho đất ngập từ 2 đến 3 tuần.

– Trong trường hợp không cày ải được vì phải gieo sạ lại ngay sau khi thu hoạch, chúng ta cần sử dụng chế phẩm “PHÂN HỦY GỐC RẠ” để phân hủy gốc rạ ngay tại ruộng. Chỉ sau 5 – 7 ngày sử dụng chế phẩm, gốc rạ trở thành phân hữu cơ giúp bà con giảm được 30 – 50% lượng phân bón hóa học.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật Diệt Rầy Lưng Trắng

Với ruộng có từ 4 cm nước trở lên và trời khô ráo thì nên diệt trừ bằng dầu ma dút. Hòa trộn theo tỷ lệ 1/2 lít dầu ma dút với 3 ống cát. Rắc đều cho 5 – 8 thước ruộng. Phun thuốc diệt trừ rầy lưng trắng vào chiều mát, không mưa.

Hiện, lúa chiêm xuân ở một số tỉnh đang bị rầy lưng trắng phát sinh phá hại với mật độ cao. Nhưng không phải ruộng nào cũng có.

ky-thuat-diet-ray-lung-trang (1)
Nẵm vững kỹ thuật khi phun thuốc giúp giệt được ruồi.

Ruộng có biểu hiện hơi lùn cây và xít cổ, màu sắc kém tươi. Thỉnh thoảng lá gốc và lá giữa có lớp bồ hóng bám. Nhất là phần bẹ và mặt trên của lá. Rầy non tuổi 3, có các vệt vằn trên lưng và đậu tập trung từ sát mặt nước đến gần tai lá đòng. Ruộng bị nặng có mật độ từ 200 – 300 con/khóm…

Biện pháp diệt trừ:

– Thường xuyên thăm đồng, không loại trừ ruộng nào. Nhất là những ruộng đã “tốt lốp” thừa đạm ở cuối tháng 4 và mấy ngày đầu tháng 5. Đồng thời nhận diện được rầy lưng trắng. Triệu chứng và đặc điểm phát sinh phá hại để tập trung điều tra mật độ những ruộng có nhiều nguy cơ bị.

– Điều tra nhiều điểm trên một ruộng (1 sào ruộng cần ít nhất 8 điểm ngẫu nhiên), bằng cách rẽ nhẹ lúa và quan sát ở ngang thân cây lúa. Nếu mật độ từ 60 con trở lên/khóm thì cần phải diệt trừ:

+ Với ruộng có từ 4 cm nước trở lên và trời khô ráo thì nên diệt trừ bằng dầu ma dút. Hòa trộn theo tỷ lệ 1/2 lít dầu ma dút với 3 ống cát. Rắc đều cho 5 – 8 thước ruộng. Sau đó dùng sào dài lùa từng lối vào gốc cây lúa và rung nhẹ cho rầy lăn xuống mặt nước.

ky-thuat-diet-ray-lung-trang (2)

Khi đó, váng dầu sẽ bít lỗ thở làm rầy chết nổi đầy mặt ruộng. Bằng cách này mà những năm 80 của thế kỷ trước. Nông dân ở nhiều địa phương đã trừ rầy nâu hại lúa rất hiệu quả.

+ Nếu mực nước trong ruộng không đảm bảo, hoặc có điều kiện về tài chính. Có nhân lực và phương tiện thì nên dùng một trong các loại thuốc lưu dẫn cực mạnh như Chess50WG, Chatot 600WG.

Chú ý: Nồng độ pha và phun theo đúng hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc; do ngày dài, nhiều nắng nóng, lại dễ dàng có mưa giông nên phải phun vào chiều mát không mưa để nâng cao hiệu quả của thuốc và an toàn cho con người.