Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng trừ và trị bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu hiệu quả

Bệnh chết nhanh chết chậm từ xưa đến nay được coi là nỗi kinh hoàng với người trồng cây tiêu. Để xử lý bệnh “nan y” này thì biện pháp canh tác mang tính quyết định. Đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về căn bệnh nan y này.

1. Biểu hiện bệnh chết nhanh chết chậm

Biểu hiện ban đầu là cây tiêu đang sinh trưởng xanh tốt, bị nấm tấn công ở bộ rễ và phần thân nằm trong đất. Khiến cho các mầm ngừng phát triển, lá chuyển màu xanh nhạt, biến thành màu vàng và rụng, phần dây thân trên mặt đất có dấu hiệu héo. Sau 1-2 tuần lá trên cây sẽ bị rụng hết, để lại các cành trơ trụi. Toàn dây bị héo và chết khô, hiện tượng rụng lá và đốt thường bắt đầu từ ngọn trở xuống. Bệnh chết nhanh chết chậm xảy ra nhanh, sau một vài tháng cả cây tiêu chết. Nhổ cây tiêu lên thấy bộ rễ tiêu bị thối đen, gốc thân cũng bị thối.

Biểu hiện cây tiêu chết nhanh chết chậm

Nấm gây bệnh chết nhanh phát triển mạnh trong mùa mưa, xâm nhập phân hủy bộ rễ và gây chết hàng loạt vào cuối mùa mưa. Những vườn tiêu bị nhiễm bệnh đa số là ẩm thấp, bị đọng nước trong mùa mưa và chăm sóc kém. Bệnh này có thể lây lan qua đất, nước, dụng cụ canh tác… Bệnh chết nhanh trên cây tiêu rất khó trị. Vì khi thấy triệu trứng héo dây thì bộ rễ đã bị nấm bệnh tấn công từ 1,5-2 tháng trước đó. Vì vậy, bà con phải thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh sớm để xử lý kịp thời.

Rễ cây tiêu bị chết nhanh chết chậm

2. Nguyên nhân gây bệnh chết nhanh chết chậm

Do nấm Phytophthora sống trong đất gây nên. Nấm này có thể tấn công riêng lẻ. Song đa số có sự kết hợp của các loài nấm khác như: Fusarium, Pythium, Rhizoctonia cùng tấn công làm cây tiêu chết nhanh chóng.

3. Biện pháp phòng trừ và trị bệnh

Bệnh chết nhanh trên cây tiêu rất khó trị. Vì khi thấy triệu trứng héo dây thì bộ rễ đã bị nấm bệnh tấn công từ 1,5-2 tháng trước đó. Để phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu bà con cần lưu ý các vấn đề sau:

Xử lý

Khi vườn tiêu trên 2 năm tuổi thường bắt đầu nhiễm bệnh, vì vậy sau thời gian trồng một năm nên tưới bổ sung bộ giái pháp WAO BOOM. Đây là một bộ giải pháp bao gồm 5 sản phẩm. Vừa diệt nấm, vừa ổn định pH, vừa tái tạo và bảo vệ bộ rễ, vừa cải tạo đất. Vừa bổ sung dinh dưỡng dễ tan giúp cây phục hồi một cách nhanh chóng. Wao Boom sẽ giúp cây ra rễ trắng mập. Thanh lọc môi trường đất, phân giải lân khó tan. Giải độc các hợp chất hóa học tồn dư. Bổ sung vi sinh vật có lợi giúp cân bằng lại hệ sinh thái đất. Bên cạnh đó, giúp cải tạo đất mềm, tơi xốp. Tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng tránh rửa trôi, bốc hơi. Bằng việc sử dụng bộ giải pháp này, bà con sẽ không cần sử dụng thêm bất kì sản phẩm dinh dưỡng nào khác.

Bà con nên tưới định kỳ 3 tháng/lần để cây sinh trưởng khỏe mạnh, toàn diện.

Chú ý: Nếu tiến hành trồng mới trên vườn tiêu vụ trước đã mắc bệnh chết nhanh chết chậm. Cần phải tiến hành phòng trừ bệnh ngay từ năm đầu tiên.

Biện pháp canh tác

Canh tác hồ tiêu với mật số vừa phải, không nên trồng day. Xén tỉa phần cành nằm sát mặt đất khoảng từ 20 đến 30 phân. Có thể quét Vaccin kết hợp Siêu đồng vào phần thân tiêu gần mặt đất nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhập của mầm bệnh với cây trồng

Bà con nên trồng xen canh tiêu với cà phê, dừa sẽ giảm khả năng bệnh chết nhanh.

Trồng cây con sạch bệnh, tuyệt đối không lấy hom trong vườn tiêu đã bị bệnh chết nhanh.

Vườn tiêu có chế độ thoát nước tốt , nhất là khoảng thời gian giữa và cuối mùa mưa. Cứ hai hàng tiêu, có một mương, mương vừa giúp thoát nước vừa hạn chế tuyến trùng và mầm bệnh lây lan qua nước đọng

Bón phân đầy đủ và hợp lý giúp nâng cao khả năng tiêu chống chịu bệnh tốt hơn. Phân hữu cơ ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma cũng rất tốt cho tiêu vì ngoài việc cung cấp thêm vi lượng cho cây. Trong phân hữu cơ còn có hệ vi sinh vật đối kháng với mầm bệnh và tuyến trùng.

Thường xuyên để ý thu nhặt lá, cành, rễ cây bệnh trong vườn mang đi tiêu hủy. Thăm khám vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Giải pháp cho chết nhanh chết chậm trên hồ tiêu.

Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu là bệnh gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề nhất. Cây tiêu có thể chết trong vòng 1-2 tuần. Một khi tiêu đã mắc bệnh, rất dễ lây lan ra cả vườn, gây nên dịch và làm tiêu chết hàng loạt. Bệnh chết nhanh, chết chậm bấy lâu nay được coi là nỗi kinh hoàng với người trồng tiêu. Đây là những bệnh nguy hiểm, để lại thiệt hại cho nhà vườn. Thông qua bài viết này chúng tôi mong sẽ giúp người đọc sớm phát hiện bệnh và có biện pháp chữa bệnh hiệu quả nhất.

1. Biểu hiện bệnh chết nhanh.

Tác nhân: do nấm Phytophthora kết hợp với các loại nấm trong đất khác như  Pythium, Fusarium, Rhizoctonia,… cùng tấn công cây hồ tiêu làm cây chết rất nhanh.

Trên lá: Lá bắt đầu chuyển vàng, rụng dần chỉ còn thân và cành trơ trọi. Tiêu chết nhanh chóng trong vòng vài tuần lễ.

Cây bị bệnh nhổ lên quan sát bộ rễ rễ sẽ bị thối đen. Phần thân gần mặt đất bị thối rã, vỏ cây bị bong ra và có mùi hôi.

Bộ rễ bị tấn công 1 – 2 tháng rồi khi đó trên lá mới có biểu hiện bệnh nên khó có thể phát hiện bệnh sớm. Một khi đã xuất hiện bệnh thì cây chết hàng loạt nên việc trị bệnh rất khó khăn.

2. Biệu hiện bệnh chết chậm.

Bệnh chết chậm hay còn gọi bệnh tiêu vàng lá, bệnh tuyến trùng. Một khi tiêu đã nhiễm bệnh thì lây lan rất nhanh và phát triển thành dịch tiêu chết hàng loạt.

Tác nhân: do một loại nấm sống ở trong đất gọi là Fusarium oxysporum gây nên.

Cây sinh trưởng chậm, lá bị vàng, rụng đốt, rễ thối. Tiêu bị bệnh chết chậm có thể vẫn cho quả nhưng năng suất cực kỳ kém.

Ở tiêu con các triệu chứng vàng lá do tuyến trùng thường dễ bị nhầm với thiếu dinh dưỡng. Vậy nên để nhận biết bà con quan sát nếu thấy lá non teo nhỏ, bạc màu, vàng đồng loạt thì nên kiểm tra ngay phần rễ. Nếu xuất hiện nốt sần thì khả năng cao là tuyến trùng đã vào làm tổ. Cây có thể sinh trưởng chậm nhưng chưa chết ngay, vào giai đoạn kinh doanh sẽ phát bệnh do bắt đầu nhiễm nấm.

3. Biện pháp phòng và trị bệnh.

Phòng bệnh.

– Xử lý hom tiêu ngay khi cắt và ươm bầu bằng các loại thuốc trị nấm

– Hố trồng tiêu cần xử lý bằng các loại thuốc trị nấm và phải chuẩn bị trước 10-15 ngày trước khi trồng tiêu.

– Chọn giống khỏe mạnh, kháng bệnh.

– Tủ gốc trong mùa khô cũng không nên tủ vào sát gốc mà cách gốc 20-30cm, tưới nước vừa đủ, hạn chế tưới tràn làm bệnh lây lan nhanh hơn.

– Khi cây bị bệnh sử dụng: CNX–CN + 3IN1 + Wao-Neem.

Liều lượng: pha 500ml các sản phẩm trên vói 200 lít nước. Tưới ướt đẫm xung quang gốc.

Lưu ý:

– Để tìm hiểu thông tin về sản phẩm, vui lòng Click vào tên sản phẩm.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong trồng cây hồ tiêu

Hồ tiêu là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua. Mang lại giá trị kinh tế và nguồn thu nhập lớn cho bà con nông dân. Đây là cây truyền thống và cũng là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, năng suất hồ tiêu bình quân của tỉnh Quảng Trị còn thấp khoảng 11,5 tạ/ha. Có nơi rất thấp chỉ từ 3 – 4 tạ/ha, nơi cao nhất đạt được khoảng 30 tạ/ha. Bài viết sau đây sẽ phân tích cho bà con cái lợi khi ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc trồng và chăm sóc cây hồ tiêu để mang lại năng suất cao hơn.

hinh-anh-cay-ho-tieu-viet-nam (2)
Hình ảnh cây hồ tiêu việt nam

Góp phần tăng năng suất, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, có chất lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đề tài “Nghiên cứu sản xuất và sử dụng một số chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất cây hồ tiêu ở Quảng Trị” do thạc sĩ Phạm Thị Thuý Hoài – Viện Hóa sinh biển – Viện Hàn lâm KHCNVN làm chủ nhiệm đã được triển khai và thu được những kết quả khả quan tại các huyện trồng hồ tiêu chính ở Quảng Trị. Đề tài tập trung nghiên cứu tập quán canh tác của địa phương nhằm tìm ra các nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp của cây tiêu ở Quảng Trị. Từ đó xây dựng quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh và chế phẩm chitosan thích hợp làm giảm tỷ lệ bệnh trên cây hồ tiêu, tăng năng suất hồ tiêu cũng như làm cơ sở để xây dựng và chuyển giao quy trình công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học trên cây hồ tiêu cho địa phương.

hinh-anh-cay-ho-tieu-viet-nam (3)
Nguyên nhân chủ yếu làm năng suất thấp

Nguyên nhân chủ yếu làm năng suất bình quân hồ tiêu thấp và không ổn định của tỉnh Quảng Trị do nhiều yếu tố tác động khác nhau. Trước hết việc canh tác ở đây thường theo hình thức quãng canh, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân mà chưa có quy trình kỹ thuật trồng tiêu phù hợp. Đặc biệt có nhiều loại dịch bệnh gây hại nghiêm trọng làm tiêu chết hàng loạt như vàng lá thối cổ rễ do sự tấn công kết hợp giữa tuyến trùng, nấm F. oxysporum và một số loại nấm gây hại trong đất khác. Phổ biến nhất hiện nay là bệnh chết nhanh (CN) do Phytophthora capsici gây nên. Hơn thế nữa điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng xuất cây trồng.

cay-ho-tieu (2)
Hình 1. Triệu chứng hồ tiêu bị nhiễm Phytophthora spp
cay-ho-tieu (3)
Hình 2. Triệu chứng hồ tiêu bị nhiễm Fusarium oxysporum, F. solani

Tác nhân gây bệnh hại tiêu tại Quảng Trị

155 chủng nấm đã được phân lập và làm sạch từ các mẫu đất, rễ, thân được lấy ở vùng dịch bệnh gây hại nặng trên cây tiêu ở 3 huyện Gio Linh, Cam Lộ, Vĩnh Linh. Trong đó, nhóm các nhà khoa học thực hiện đề tài đã định danh 26 chủng có hình thái khuẩn lạc đặc trưng. Các chủng VL1.3r, VL1.1đ, CL2.2r, VLN6đ, CL33.5r sợi nấm sinh trưởng rất nhanh. Các chủng VL4đ, VL4.2đ, VL1.2r, CL2.3đ, CL1.5r, CL1.1’r, CL19đ, VLN8đ, VLN5r, CLN1đ, CL17đ, CL33.6đ, CL26đ, CL4.1r sợi nấm sinh trưởng ở mức độ bình thường. 50% số vi sinh vật thuộc chi Penicillium, 19% thuộc chi Aspergillus. Từ đó, xác định tác nhân chính gây bệnh cho cây tiêu Quảng Trị là Fusarium oxysporum; Fusarium solani và Phytophthora sp.

cay-ho-tieu (4)

cay-ho-tieu (5)
Hình 3. Hình thái của sợi nấm và bào tử nấm

Các chủng vi sinh vật sau khi phân lập từ các mẫu đất, rễ của cây tiêu ở 3 huyện của tỉnh Quảng Trị được tiến hành thử hoạt tính đối kháng của chúng với F.oxysporum, F.solani, Phytophthorona sp. Kết quả cho thấy: đã lựa chọn 7 chủng vi khuẩn có hoạt tính kháng nấm gây bệnh tốt nhất, 2 chủng xạ khuẩn XK3 và XK28 có hoạt tính kháng vi nấm gây bệnh tốt nhất, chọn 2 chủng nấm có hoạt tính đối kháng tốt nhất với nấm gây bệnh là chủng CL4.1r và CL19đ.

Kết quả nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học Chitosan và ứng dụng trên cây hồ tiêu

Đề tài đã xây dựng quy trình lên men sản xuất chế phẩm vi sinh đối kháng phù hợp với cây hồ tiêu. Cơ chất là cám gạo và các chủng vi sinh vật đối kháng bao gồm 2 chủng vi khuẩn B. subtilis và B. Flexus; chủng nấm Penicilium oxalicum; chủng xạ khuẩn S.diastatochromogenes. Theo đó xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm sinh học từ chitosan và đăng ký nhãn hiệu chất Kích thích sinh trưởng cây Hồ Tiêu KTST – HT.01. Sản phẩm có màu nâu vàng sáng, thời gian sử dụng 6 tháng.

Các chế phẩm được khảo nghiệm trên quy mô diện hẹp và diện rộng đối với cây hồ tiêu tại Quảng Trị cho thấy công thức kết hơp xử lý chế phẩm vi sinh vật và chế phẩm sinh học Chitosan đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu lực phòng trừ của các chế phẩm đối với tỷ lệ bệnh đạt từ 22,49% đến trên 72,45%. Hiệu lực phòng trừ của các chế phẩm đối với chỉ số bệnh đạt từ 30,98% đến trên 79,25%.

cay-ho-tieu (1)

Trên cơ sở những nghiên cứu trên cho thấy việc ứng dụng chế phẩm vi sinh và chế phẩm sinh học Chitosan mang lại nhiều lợi ích đối với cây hồ tiêu. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp người dân trồng tiêu vừa có thể tăng năng suất, phòng chống bệnh hại cho cây hồ tiêu vừa giải quyết được áp lực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng nhiều nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tuyến trùng gây hại rễ Tiêu biện pháp phòng và trị

Tuyến trùng là một trong nhiều đối tượng gây hại chủ yếu trên cây tiêu. Nó không những gây hại rễ tiêu mà tuyến trùng còn gây các vết thương ở rễ tạo điều kiện cho các nấm như: Phytophthora Capsici, Fusarium sp…xâm nhập, là nguyên nhân chính gây bệnh chết nhanh và chết chậm trên cây tiêu. Bởi vậy để hạn chế bệnh chết nhanh, chết chậm gây hại trên tiêu thì phòng trừ tuyến trùng là điều kiện tiên quyết và hiệu quả nhất.

tuyen-trung-tren-cay-tieu
Hình ảnh rễ tiêu bị Tuyến Trùng nặng

1. Triệu chứng gây hại

– Tuyến trùng ký sinh trên rễ hồ tiêu gồm tuyến trùng ngoại ký sinh và nội ký sinh. Chích hút dinh dưỡng từ rễ làm suy giảm sức khoẻ của cây. Gây tổn thương rễ ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng và nước. Gây vàng lá cục bộ hoặc vàng toàn bộ cây. Gây héo tạm thời vào mùa khô khi thiếu nước và có nhiều u bướu trên rễ, vất thâm đen tại bướu hoặc bướu bị mục nát có rất ít rễ non được hình thành. Hội chứng vàng lá cây tiêu có liên quan đến mức độ rễ bị tổn thương do tuyến trùng ký sinh.

– Triệu chứng sưng rễ thường do tuyến trùng nội ký sinh còn chỉ là vết thâm nâu- nâu đen trên rễ do tuyến trùng ngoại ký sinh tạo ra.

2. Tác nhân và đặc điểm gây hại

– Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy có sự xuất hiện diện của 19 loài thuộc 16 giống tuyến trùng khác nhau (mẫu đất và rễ hồ tiêu vùng Lộc Ninh- Bình Phước) trong đó Rotylenchulus, Meloidogyne và Tylenchulus là 3 giống tuyến trùng phổ biến trong 80-100% vườn khảo sát. Dựa vào thành phần giống và loài được định danh cho thấy vùng rễ cây hồ tiêu cùng hiện diện nhiều loại tuyến trùng ngoại ký sinh và nội ký sinh, trong đó Rotylenchulus reniformis, Meloidogyne incognita, Meloidogyne arenaria và Tylenchulus semipenetrans là loài tuyến trùng ký sinh cố định gây hại cho rễ hồ tiêu và hiện diện phổ biến trong các vùng tiêu từ Quảng Trị đến Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.

– Tuyến trùng luôn hiện diện trong vùng rễ hồ tiêu và tập trung nhiều từ độ sâu 5-40 cm bởi rễ là nơi cung cấp dinh dưỡng cho tuyến trùng. Cây càng tốt, rễ hút dinh dưỡng càng nhiều, tuyến trùng càng phát triển nhanh về dân số. Chúng nhanh chóng tiếp cận và xâm nhiễm vào rễ non sau khi cây được trồng và thiết lập quần thể với nhiều thế hệ cùng tồn tại.

– Tuyến trùng phát tán theo nước mưa, nước tưới, động vật đi lại trong vườn, cây giống nhiễm tuyến trùng. Tàn dư rễ có tuyến trùng định cư, cây ký chủ, mảng trúng trong đất là nơi lưu tồ nguồn tuyến trùng trên vườn cây hồ tiêu hàng năm.

3. Biện pháp phòng trừ

– Biện pháp canh tác:

+ Không lên trồng tiêu trên các vườn cà phê hoặc vườn tiêu đã nhỏ bỏ do tuyến trùng gây hại mà chưa qua thời gian luân canh. Đất làm vườn ươm cũng không lấy từ những vườn này.

+ Trước khi trồng mới cần vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các tàn dư thực vật, cày phơi đất trong mùa khô để diệt nguồn tuyến trùng trong đất.

+ Tăng cường bón phân hữu cơ vì trong phân hữu cơ có các vi sinh vật đối kháng với tuyến trùng và nấm bệnh. Khi bón phân tránh làm tổn thương bộ rễ của cây tiêu. Hạn chế để nước chảy tràn trong vườn…

+ Có thể sử dụng lá cây cúc vạn thọ tủ gốc để diệt tuyến trùng.

+ Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm phát hiện bệnh và xử lý kịp thời

– Biện pháp sinh học:

+ Cung cấp các vi sinh vật đối kháng phát triển cùng Tuyến Trùng và tiêu diệt chúng

Phòng bệnh:

Sử dụng 500 ml Wao-Neem pha với 400 lít nước

Trị bệnh:

Sử dụng 500ml Wao-Neem pha với 200 lít nước

* Tưới gốc: Cây dưới 3 năm tuổi, tưới 4 – 5 lít / trụ. Cây trên 3 năm tuổi tưới 5- 7 lít / trụ

Sử dụng vi sinh vật đối kháng vào đầu mùa mữa, giữa mùa mưa, cuối mùa mưa

Cơ chế tiêu duyệt tuyến trùng bằng nấm đối kháng.

Lưu ý:

– Bà con tuyệt đối không sử dụng phân chuồng tươi hoặc chưa được ủ với nấm Trichoderma.

– Quy trình xử lý phân chuồng . “Hướng dẫn ủ phân chuồng, phân xanh bằng nấm Trichoderma”.

– Để tìm về sản phẩm, quý khách vui lòng nhấp vào tên sản phẩm ở trong bài viết.