Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng trừ sâu đục cuống vải thiều

Vải là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao những lại dễ bị sâu bệnh gây hại. Một trong những đối tượng sâu bệnh gây hại vải đáng chú ý đó là sâu đục cuống quả. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị kinh tế của mùa vải. Để phòng và trừ loại sâu này hiểu quả trước hết phải nắm rõ được các đặc điểm sinh học, tập tính và quy luật phát triển của chúng.

1. Đặc điểm sinh học của sâu đục cuống.

– Mỗi một năm thường có đến 10-11 lứa sâu đục cuống. Vòng đời của nó từ 22-33 ngày, sau khi trưởng thành sẽ đẻ trứng trên lá non, lộc non, hoa và quả. Trứng rất nhỏ giống như vảy và nở sau 3-5 ngày.

– Sâu non có màu trắng trong. Sau khi nở chúng đục vào gân lá ở thời kỳ phát triển lá. Vào hạt ở giai đoạn quả nhỏ ăn hết phần cơm hạt. Khi quả đã có cùi, sâu non đục vào cùi chủ yếu ăn phần thịt xung quanh cuống quả. Sâu non thành thục sẽ đục lỗ trên gân lá, cuống hoa và cuống quả để chui ra ngoài hóa nhộng.

– Nhộng nhả tơ kết kén thành một màng mỏng có màu trắng trong, hình bầu dục. Khi trưởng thành chúng ưa thích những vườn có ẩm độ cao, tán cây rậm rạp ít ánh sáng. Chúng thường tập trung gây hại ở các phần gốc và các cành phân bố dưới 45 độ so với thân chính.

2. Cách phòng trừ.

Biện pháp cắt tỉa cành:

  • Ngay sau khi thu hoạch 15 ngày tiến hành cắt tỉa để điều chỉnh số lộc, chất lượng cành lộc. Đăc biệt là lộc thu để tăng khả năng ra hoa và cũng là hạn chế nơi cư trú của trưởng thành sâu đục cuống quả. Phương pháp này hạn chế đáng kể sự gây hại của sâu đục cuống quả.
  • Phát quang các bụi rậm xung quanh vườn ngay trong thời kỳ chăm sóc cũng như sau thu hoạch để hạn chế nơi cư trú của sâu đục cuống quả vải.

Biện pháp chăm sóc:

  • Phân bón: bón phân phải cân đối cho cây ra hoa và quả đồng đều.
  • Tưới tiêu: lượng nước tưới phải hợp lý. Không được để vườn quá khô hoặc quá ẩm để hạn chế trưởng thành và sâu đục cuống gây hại.

Biện pháp đặc trị:

– Kết hợp với những biện pháp phòng chống trên, nếu như mật độ sâu đục cuống quả trong vườn có biểu hiện nhiều lên có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học CNX-RS để phun. Có tác dụng xua đuổi trưởng thành và tiêu diệt sâu non đục cuống.

Lưu ý:

  • Cần cách ly các loại thuốc hóa học trước và sau khi phun (ít nhất 10-15 ngày). Còn nồng độ hóa học trong vườn sản phẩm sẽ không có tác dụng.
  • Trong một vụ quả thì lứa 3, lứa 5 là lứa cần được quan tâm sát sao nhất (thường từ trung tuần tháng 5 đến trung tuần tháng 7). Trong thời gian này bà con cần tập trung theo dõi vào các buổi sáng sớm và chiều tối (khi trưởng thành hoạt động mạnh). Nếu thấy trên cành xuất hiện từ 3-5 con trưởng thành trở lên hoặc trưởng thành rộ thì tiến hành phun.
  • Sử dụng bình phun có áp suất lớn. Phun từ trong tán phun ra và chụp từ ngoài tán vào thì hiệu quả phòng trừ đạt cao hơn.

Chú ý: các bạn có thể lick vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp nhân viên tư vấn.

Nhận báo giá sản phẩm

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh thường gặp trên cây Vải và cách Phòng Trừ

Vải là cây ăn quả đặc sản cổ truyền, có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao. Tuy nhiên, nghề trồng vải hiện nay đang gặp những khó khăn rất lớn do sâu bệnh gây hại. Nếu không phòng trừ tốt sẽ giảm năng suất cũng như chất lượng vải…

Thời tiết tháng 6 nắng nóng, mưa nhiều thuận lợi cho một số nấm bệnh phát sinh gây hại trên quả vải. Qua tổng hợp kinh nghiệm của các hộ trồng vải cho thu nhập cao, sau đây xin giới thiệu một số biện pháp phòng trừ bệnh hại vải:

1. Bệnh sương mai trên quả.

Trên quả vải xuất hiện các đốm nâu dạng thấm nước. Sau vài ngày xâm nhập nấm bệnh sẽ làm thịt quả lõm xuống, chuyển sang màu trắng và thối.

– Giai đoạn vải chín, bước vào thu hoạch nếu gặp thời tiết nóng và khô thì bệnh gây hại ít, còn thời tiết mưa nhiều, đêm và sáng sớm nhiều sương, nhiệt độ 25 – 27độC thì bệnh phát triển mạnh, tỷ lệ quả vải nhiễm bệnh cao.

Biện pháp phòng trừ: Dùng 25ml ELICITOR 250 + 50ml SIÊU ĐỒNG pha 20 lít nước.

2. Bệnh mất màu quả vải.

Bệnh làm vỏ quả vải khi chín không có màu đỏ đặc trưng và không có màu đồng nhất. Nếu bệnh nặng, trên vỏ quả xuất hiện các đốm màu đen, nấm ăn sâu vào thịt quả gây thối. Bệnh phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm.

Biện pháp phòng trừ:Dùng 25ml ELICITOR 250 + 50ml SIÊU ĐỒNG pha 20 lít nước.

3. Bệnh nứt quả vải.

Đây là bệnh sinh lý, phát sinh từ khi cùi quả đã bao kín hạt cho đến thu hoạch. Quả bị nứt do bón phân nhiều và muộn, tưới đẫy nước hoặc sau đợt nắng hạn gặp mưa nhiều. Nguyên nhân gây nứt là do sự phát triển của cùi quả nhanh hơn so với sự phát triển của vỏ.

Cách khắc phục:

  • Không bón phân nuôi quả muộn.
  • Không bón nuôi quả với lượng phân lớn.
  • Thường xuyên bảo đảm cho cây đủ ẩm, điều hòa nước tưới.

4. Cây ký sinh.

Chủ yếu là địa y bám trên cành vải. Thường bị nhiều ở những cây già cỗi, lây lan do nước mưa mang bào tử đi.

Cách phòng trừ:

  • Cắt tỉa cho cành thông thoáng, giảm bớt ký sinh trên cành.
  • Cạo hết cây ký sinh bám trên cành.Phun Boocđô 1% để phòng trừ.

5. Bệnh sém mép lá (Gloeosporium sp):

Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra làm cho các mô lá bị tổn thương tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá. Bệnh phát sinh vào tháng mùa mưa 7, 8, 9, gây hại nặng vào tháng 2, 3, 4.

Phòng trừ:

Chú ý: Click vào tên sản phẩm để có thể đặt hàng và biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm