Đăng bởi Để lại phản hồi

Bón phân cho cây nho

Bón phân là kỹ thuật quan trọng quyết định đến năng suất nho. Cây nho ăn nhiều nên cần nhiều dinh dưỡng.  Nghiên cứu về bón phân cho nho từ trước đến nay chỉ làm sơ sài. Những chỉ dẫn dưới đây dựa vào kết quả điều tra của Nha Hố (Ninh Thuận) trên 30 vườn nho chọn theo tính chất điển hình.

Lượng phân bón cho nho 1ha/năm :

– Phân chuồng hoai mục: 75,9 tấn/ha/năm

– Đạm SA 8,085 tấn/ha/năm

– Supe lân 5,085 tấn/ha/năm

– KCl 2,160 tấn/ha/năm

Một ha trung bình có 2.000 cây vậy mỗi cây cả năm bón:

– Phân chuồng: 37,95kg

– Đạm SA: 4,05kg

– Supe lân: 2,55kg

– KCl: 1,08kg

Tính ra mỗi 1 vụ bón:

– Phân chuồng: 12,65 kg

– Đạm SA: 1,350kg

– Supe lân: 0,85kg

– KCl: 0,36kg

Về tỷ lệ các loại phân N:P:K, nếu tính trong 1 tấn phân chuồng hoai mục tốt có 5kg N, 3kg P2O5, 6kg K2O thì tổng cộng, 1vụ/1ha nho đã bón 666kg N, 415kg P2O5, 440kg K2O, tỷ lệ N:P:K đã bón là 1,6 : 1 : 1,1.

Nếu đem tỷ lệ N:P:K so với ở các nước khác ví dụ Philippines theo kế hoạch bón phân ở Cebu City (1974) là 1,3 : 1 : 1,2 thì không có sự khác nhau lớn, N vẫn bón nhiều nhất rồi đến K rồi đến P.

Về thời gian bón ở Ninh Thuận:

– Đạm bón 1/2 trước khi cắt cành 1/2 còn lại bón vào thời kỳ ra lá, nở hoa, trái lớn và chín là hợp lý. Tuy nhiên, bón tới 20% vào thời kì trái lớn và chín có lẽ hơi muộn.

– Lân : bón 2/3 vào trước khi cắt cành là hợp lý, nhưng còn tới gần 25% bón vào kỳ trái lớn và chín có lẽ cũng hơi muộn.

– Kali bón 45% trước khi cắt cành, 55% bón khi trái lớn và chín cũng tương đối hợp lý nhưng vẫn bón hơi muộn.

Nói chung phương pháp bón của người trồng nho ở Ninh Thuận hiện nay tương đối hợp lý và cũng đã dựa vào kinh nghiệm vài chục năm chăm bón cho nho.

Chưa có thí nghiệm tỷ mỷ, nên chưa thể có khuyến cáo chính xác nhưng có thể cải tiến theo hai hướng chính: bón sớm hơn một chút đặc biệt với lân và kali và tăng tỷ lệ kali lên chút ít, không nên chỉ dựa vào đất đai màu mỡ ở ven sông Dinh.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Sử Dụng Phân Hữu Cơ Sinh Học Cho Nho

Ninh Thuận và một phần diện tích của Bình Thuận có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng nho. Tuy nhiên, đến nay toàn tỉnh Ninh Thuận chỉ còn khoảng 1.800 ha nho (giảm khoảng 400 ha so với năm 2004) ^và diện tích này ngày càng giảm do sâu bệnh.

quy-trinh-ky-thuat-trong-nho-do (4)

Chi cục bảo vệ thực vật Ninh Thuận khẳng định: Phải áp dụng các biện pháp cắt tỉa cành hợp lý, bón phân hữu cơ, phun thuốc có chọn lọc, đúng quy trình sẽ cải thiện tình trạng tồn dư thuốc BVTV trên trái nho. Một vấn đề làm “đau đầu” nông dân trồng nho hiện nay là xuất hiện rất nhiều dịch hại trên nho như bệnh mốc sương, bệnh phấn trắng, thán thư, sâu xanh da láng, bọ trĩ, nhện đỏ… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng nho. Do đó, việc vệ sinh đồng ruộng lâu nay chưa được nông dân quan tâm đúng mức thì nay càng phải báo động.

Chi cục BVTV cho rằng, sau khi thu hoạch nho xong, người dân cần làm sạch cỏ, phát quang bờ bụi trên vườn, thu gom, tiêu huỷ các cành mang mầm bệnh loại bỏ bằng cách đốt hoặc chôn lấp tránh mầm bệnh lây lan khi có điều kiện thuận lợi. Qua điều tra của Chi cục BVTV cho thấy, đa phần người dân trồng nho bón phân chuồng với lượng 14 tấn/ha/vụ nhưng chỉ có trên 50% nông dân bón phân vào vụ đông – xuân. Đã vậy, đa số nông dân bón quá nhiều đạm nhưng lại thiếu kali tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ gia tăng, chất lượng nho giảm.

Đối với nho thời kỳ kinh doanh, tính cho 1.000m2 và cho 1 vụ như sau:

Phân hữu cơ sinh học (viết tắt là HCSH) chuyên dùng cho nho có hàm lượng dinh dưỡng N-P2O5 – K2O là 5-3-4. Liều lượng sử dụng 400kg.

quy-trinh-ky-thuat-trong-nho-do (3)

Đợt 1: Sau khi thu hoạch xong vụ trước:

+ 100 kg vôi CaCO3.

+ Bón 13kg phân HCSH

+ Bón rải đều rồi dùng cuốc xới nhẹ, chôn vùi xong theo nước ngay. Lưu lý, bón tới đâu xới tới đó, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời.

Đợt 2: Trước cắt cành từ 10 – 15 ngày:

+ Bón 120 kg phân HCSH

+ Bón bằng cách cuốc lỗ, cách nhau khoảng 20 cm, sau đó lấp đất lại và tưới nước hoặc rải đều trong hầm, sau đó dùng cuốc xới nhẹ lấp phân rồi tưới nước.

Đợt 3: Từ 10 – 15 ngày sau khi nho đậu trái:

+ Bón 150 kg phân HCSH

+ Cách bón phân như đợt 2

– Ngoài ra, các chế phẩm phân bón lá có hiệu quả tốt để hỗ trợ dinh dưỡng cho nho:

+ Agrostim; Ultra Planta 5C; Ultra Planta 5T; K – Humat.

+ Canxi Bore bón vào thời kỳ trước khi nho trổ hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng khi trái đã lớn.

+ Sugar Transfer 1 lần trước khi thu hoạch 70 ngày để tăng lượng đường và chất lượng cho trái.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Mọi có biệt danh “Ba Mọi” với thương hiệu “Nho Ba Mọi” nổi tiếng trong nước, người có kinh nghiệm trồng nho bậc nhất Ninh Thuận cho biết: Nhiều năm qua, gia đình tôi đã tiên phong trong phong trào trồng nho theo hướng tăng cường bón phân hữu cơ sinh học (HCSH) đã đem lại kết quả rất khả quan nên tôi đang nhân rộng thêm, chủ yếu là giống NH01-48. Trồng nho theo hướng HCSH đã giúp cải tạo đất tơi xốp, giảm được nấm và sâu hại trên nho tạo ra chất lượng nho rất an toàn. Sắp tới ngoài việc mở rộng diện tích, tôi còn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rượu nho tại chỗ với chi phí không dưới 400 triệu đồng. Phương pháp trồng nho sạch theo hướng HCSH đang được nông dân Ninh Thuận và Bình Thuận rất quan tâm hưởng ứng, bởi họ lo ngại, nếu không trồng nho sạch thì họ sẽ… thất nghiệp khi khả năng tới đây nho ngoại sẽ ồ ạt tràn vào với giá rẻ và chất lượng tốt…