Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách cải tạo đất bằng cỏ và cách lựa chọn các loại cỏ để cải tạo đất

Cải tạo đất bằng cỏ là khái niệm mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Khái niệm này xuất hiện khi công cuộc canh tác nông nghiệp bền vững xuất hiện nhằm hạn chế nông nghiệp hóa học.

Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cải tạo đất bằng các loại cây cỏ, và các loại cây cỏ nào có thể dụng để cải tạo đất.

Lợi ích của việc cải tạo đất bằng cây cỏ ?

Như bà con và các bạn cũng đã biết hiện trạng đất canh tác nông nghiệp hiện tại đang bị phân hóa theo chiều hướng xấu đi do sử dụng quá nhiều chất hóa học. Từ việc chống các sâu bệnh hại, đến việc thúc cây ra hoa, đậu quả. Khi đất mất đi sự tự nhiên vốn có thì sản phẩm mà mẹ đất mang lại cũng sẽ biết hóa như tính chất của đất vậy.

Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao. Đồng thời, không chứa các chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Những điều kiện đó là: đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng, độ ẩm thích hợp, nhiệt độ thích hợp, chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động của vi sinh vật, không có độc chất và đất tơi xốp đảm bảo cho hệ rễ phát triển.

Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải tác động đồng thời nhiều yếu tố đối với hệ sinh thái nơi trồng. Trong đó, có thể dùng biện pháp trồng thêm các loại cây trồng có ích nhằm bảo vệ và cải tạo đất. Cùng tìm hiểu rõ hơn về những loại cây trồng giúp tăng độ phì nhiêu cho đất này nhé!

Xem thêm: Cải tạo đất bằng cỏ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư

1/ Lạc dại (Arachis pintoi)

Là cây cỏ họ đậu có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ nito có trong không khí, chúng phát triển sinh khối (thân, lá) nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất. Lạc dại chịu được đất nghèo dinh dưỡng và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên có thể trồng ở nhiều vùng khác nhau. Có thể trồng kèm dưới gốc cây ăn trái, cây công nghiệp lâu năm (dứa, cà phê, hạt tiêu), trồng xen với bắp trên đất dốc.

Về chống xói mòn, vườn cây ăn trái trồng thảm lạc dại đã làm giảm 72,4% lượng đất bị xói mòn so với đối chứng không trồng. Các loài vi sinh vật (VSV) có lợi tăng rất cao dưới thảm lạc dại. Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển, ngày đêm “cày xới, chế biến lá mục” làm cho đất thêm tơi xốp. Ngoài tác dụng làm thảm che phủ bảo vệ và cải tạo đất, lạc dại còn có chức năng làm cây cảnh để trang trí các công viên, bãi cỏ quanh nhà, bồn hoa trên phố hoặc chậu cây lớn.

2/ Cây đậu Hồng đáo

Được nhập vào Việt Nam từ năm 1970, sử dụng trồng xen với cây trồng hàng năm hoặc trồng vào thời kỳ đầu của cây lâu năm như cà phê, cao su, cây ăn quả các loại để cải tạo đất. Cây có tác dụng giữ ẩm tốt, hạn chế được cỏ dại, đỡ rửa trôi phân bón, tiết kiệm được nhiều vật tư và công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thêm lợi nhuận. Ngoài việc trồng để làm phân, cải tạo đất, đậu Hồng đáo còn cho hạt là nông sản có giá trị.

3/ Cây đậu mèo Thái Lan

Được nhập nội và trồng thử nghiệm ở Tây Nguyên từ năm 1993. Ngoài tác dụng cải tạo đất (nhờ có hàm lượng đạm trong thân lá khá cao, khoảng 15-16% chất khô, đạm hạt khoảng 25-28% và đạm do vi khuẩn nốt sần cố định từ khí trời) đậu mèo còn  là phương tiện diệt cỏ dại rất hữu hiệu kể cả cỏ tranh. Hạt đậu mèo sau khi khử độc tố còn là loại thức ăn cao dinh dưỡng cho gia súc. Một vài ứng dụng cụ thể: trồng xen canh bắp/ngô với đậu mèo.

4/ Đậu kiếm

Là loại cây họ đậu thân đứng, sống 2-3 năm, chịu hạn tốt, sinh khối lớn, nốt sần nhiều. Cây có tác dụng cải tạo đất rất tốt, có thể trồng xen, đặc biệt là trồng vào giữa các hàng lúa hoặc có thể trồng xen với sắn, ngô.

5/ Đậu công, đậu Sơn Tây, tóp mỡ, hàm xì

Có tác dụng cải tạo đất, trừ cỏ dại, làm thức ăn gia súc, làm củi đun hoặc cọc đỡ cho các loài cây trồng leo. Vì hàm lượng tanin lớn nên trâu bò không thích ăn tươi, tuy nhiên khi phơi khô và trộn với các loại thức ăn khác thì là nguồn thức ăn bổ sung rất tốt. Nên dùng thay cốt khí làm hàng đồng mức vì cây sống lâu hơn và cho sinh khối lớn hơn.

6/ Đậu triều

Được dùng để làm lương thực (hạt đậu), thức ăn cho súc vật (quả đậu, vỏ quả đậu, lá…). Ngoài ra, đậu triều còn có thể làm củi đun hoặc nuôi cánh kiến và có tác dụng cải tạo đất rất tốt.

7/ Cốt khí

Có tác dụng cải tạo đất và che bóng cho cây con. Cốt khí là cây làm hàng đồng mức lý tưởng ở giai đoạn đầu khi mới kiến thiết nơi canh tác. Tuy nhiên, về sau nên thay bằng các loài cây khác có nhiều chức năng hơn hoặc trồng hàng đồng mức kép với các loài khác như dứa, cỏ chăn nuôi.

8/ Cây Kutdu

Nhiều nơi gọi là cây sắn dây dại, là loại dây leo được gieo bằng hạt hoặc giâm bằng hom cành trồng xen giữa các hàng cao su hoặc trong vườn cây ăn quả lâu năm để phủ đất và cắt làm phân xanh.

9/ Muồng lá tròn kép

Có xuất xứ từ Floria-Mỹ. Cây có công dụng như lạc dại, song muồng lá tròn kép chịu đựng tốt hơn với điều kiện khó khăn. Sinh khối không cao song cũng là nguồn thức ăn bổ sung quý giá trong mùa đông.

Việc sử dụng các loại cây trồng có ích cho việc cải tạo đất sẽ là phương pháp hữu hiệu để tăng chất lượng đất trồng và bảo vệ hệ vi sinh trong đất. Muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải hiểu rõ đặc tính của từng loại cây trồng có ích và tình trạng đất để tối đa tác dụng của chúng.

Những bài viết các bạn có thể quan tâm :

Những cây xem để làm phâm xanh

Xem tiếp: Cải tạo đất, đối kháng nấm bệnh

Đăng bởi Để lại phản hồi

Những điều đáng lưu ý trong suốt quá trình cải tạo đất

Việc cải tạo đất theo phương thức canh tác bền vững, kết hợp để cỏ, bón phân hữu cơ vi sinh có thể sẽ kéo dài từ 1 – 2 năm tùy theo chất đất. Vậy nên trong suốt quá trình cải tạo đất cần phải lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt hai quy tắc chính sau đây:

lưu ý thứ nhất trong quá trình cải tạo đất

Trong quá trình canh tác cây trồng chính gặp phải những chứng bệnh như vàng lá thối rễ, tuyến trùng. Bà con chỉ được phép sử dụng các giải pháp sinh học để xử lý. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc hóa học tưới vào gốc. Việc này làm xáo trộn, giết chết các sinh vật sống trong đất, làm giảm khả năng phục hồi đất.

Lưu ý thứ 2 trong quá trình cải tạo đất

Tuyệt đối không được sử dụng thuốc cỏ, thuốc trừ sâu đổ vào đất. Chỉ được phép sử dụng máy cắt cỏ định kỳ và không cắt quá sát mặt đất gây ảnh hưởng đến cấu trúc bề mặt đất,… Đồng thời bổ sung vi sinh vật và vật chất hữu cơ thường xuyên. Tạo ra một lưới thức ăn cho đất, vi sinh vật, côn trùng và các loại thiên địch. Từ đó tạo ra một hệ sinh thái tự nhiên trong chính khu vườn của mình. Tạo ra một mô hình canh tác bền vững không cần sử dụng đến phân hóa học và hóa chất.

Sinhhocvietnam.vn hi vọng bà con sẽ có cái nhìn mới về việc canh tác thuận tự nhiên – canh tác theo hướng vi sinh hữu cơ. Với mong muốn 1 triệu Ha đất nông nghiệp của Việt Nam sản xuất được các sản phẩm sạch đạt chuẩn xuất khẩu.

P/s: tìm hiểu rõ quy trình cải tạo đất xem thêm tại đây

Đăng bởi Để lại phản hồi

Quy trình rút ngắn thời gian cải tạo đất cho vườn cây ăn trái

Cải tạo đất qua từng mùa vụ giúp vườn cây ăn trái năng suất hơn, ít nấm bệnh hơn. Ít chi phí phân bón đầu vào, lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm đi rất đáng kể. Cải tạo đất giúp cho hệ thống vi sinh vật có lợi gia tăng làm đất tơi xốp và dễ hòa tan phân bón hóa học. Quá trình cải tạo đất thường được diễn ra hằng năm bằng những cách như bón lót sau thu hoạch, bón vôi, bón vi sinh, phơi ải đất,…

Theo thống kê hiện nay đang có rất nhiều diện tích đất trồng cây ăn trái trên cả nước bị thoái hóa. Đất thoái hóa khiến cho dịch bệnh vàng lá thối rễ, tuyến trùng và một số bệnh do nấm bệnh trong đất gây ra ngày một gia tăng. Hậu quả từ việc đất thoái hóa ảnh hưởng đến cây trồng rất nghiêm trọng thế nhưng hầu hết bà con vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Thói quen bệnh đến đâu chữa đến đấy của bà con làm cho tuổi thọ và sức khỏe cây sa sút rất nhanh. Việc cải tạo đất có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng chống bệnh tật cho cây trồng. Đất khỏe thì cây khỏe và ít sâu bệnh, đất khỏe dinh dưỡng nhiều, dễ hòa tan sẽ giúp cây trồng đạt được năng suất tốt nhất.

Cải tạo đất truyền thống:

  • Bón lót sau thu hoạch 20 tấn phân chuồng/ha/năm đối với những cây kinh doanh. Việc bón phân này nhằm trả lại cho đất lượng mùn hữu cơ, giúp đất tơi xốp và tích trữ được nhiều dinh dưỡng hơn. Nếu bón không đầy đủ thì chỉ sau một vài năm đất sẽ thoái hóa, khả năng giữ dinh dưỡng kém, bón phân hóa học vào rất dễ bị rửa trôi,…
  • Cuốc đất phơi ải, bón vôi sau thu hoạch để gia tăng độ pH cho đất. Nếu có vôi dolomite nên bón 4- 5 tấn/ha, vôi CaO bón từ 1 – 2 tấn/ha. Việc này rất cần thiết vì trong quá trình chúng ta sử dụng NPK, bản thân trong phân bón có pH rất thấp sẽ kéo pH xuống. Bón không đủ lượng vôi sẽ khiến cho việc bón phân hóa học hiệu quả kém rõ rệt, pH < 4 lượng phân bón không thể hòa tan sẽ > 70%.

Ngoài ra đối với những vườn thoái hóa nghiêm trọng khiến cây còi cọc, để có thể cải tạo đất nhanh hơn cần phải giải độc đất liên tục bằng K-humate trước mỗi lần bón phân, bổ sung vi sinh ngay sau đó để phân giải các chất dinh dưỡng giúp cây trồng hấp thụ được tối đa lượng phân bón.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách cải tạo đất giúp giải cứu đất nông nghiệp bạc màu

Tập quán canh tác độc canh, thói quen không dùng phân chuồng, phân hữu cơ để bồi bổ cho đất dẫn đến tình trạng đất ngày càng thoái hóa, bạc màu. Chúng ta bón phân hóa học vì nó gọn nhẹ và có hiệu quả nhanh. Nhưng đâu biết rằng sức khỏe của đất đang ngày một yếu vì phân hóa học. Năng suất cây trồng ngày một kém trong khi lượng phân phải bón ngày càng tăng

Những loại đất xấu, thoái hóa, bạc màu thường có những nhược điểm như bị mất tầng đất canh tác, nghèo chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất hữu cơ, khô hạn, ngập úng, chua hoá, mặn hoá… Vậy để có thể tiếp tục canh tác trên những vùng đất như vậy mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế bà con cần phải cải tạo đất bằng các biện pháp như luân canh, thâm canh hợp lý, phân bón, thuỷ lợi…

Sau đây là những biện pháp để cải tạo đất thoái hóa, bạc màu:

1. Che phủ đất bằng cỏ:

Đây là biện pháp giúp hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất, chống gió rét. Giúp phân phối đều nước không gây úng thối cho cây trồng. Tạo điều kiện cho vi sinh vật trong đất hoạt động tốt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Giúp cho hệ rễ cây trồng phát triển tốt.

2. Biện pháp làm đất:

– Đất bạc màu thường khô và cứng do đó cần hạn chế xới xáo để tránh mất nước do bốc hơi, nhất là vào thời kỳ khô hạn. Chỉ nên kết hợp xới xáo khi bón phân, tưới nước.

– Nếu trồng lúa trên đất bạc màu thì không nên xếp ải dễ làm đất mất thêm nước, hệ vi sinh vật còn sót lại trong đất sẽ bị chết, đất càng trở nên chai cứng hơn

– Trồng màu thì lên luống cao kết hợp tưới nước theo rãnh là biện pháp cải tạo đất bạc màu tối ưu nhất.

3. Thuỷ lợi:

Đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong việc cải tạo lại đất bạc màu. Việc tưới tiêu nước chủ động, khoa học bằng một hệ thống kênh mương hoàn chỉnh nhằm cải thiện :

– Cải thiện độ phì đất bạc màu, tăng độ ẩm, cải thiện được các đặc tính lý hoá trong đất

– Làm cho đất tơi xốp hơn, tăng khả năng kết dính trong đất, giữ nước tốt hơn

– Giúp hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn. Tạo điều kiện giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

4. Biện pháp hữu cơ:

– Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đa dạng hóa cây trồng tăng năng suất. Góp phần cải tạo đất bằng cách trả lại đất phần bã hữu cơ.

– Tăng cường bón lóp bằng các nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh… để cải tạo và tăng độ phì cho đất. Phân hữu cơ phải được ủ hoai mục bằng nấm TRICODEMA để không gây ô nhiễm môi trường và không gây hại cho cây trồng. Ngoài ra có thể sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, mùn trấu, rác sinh hoạt, than bùn… để SX phân hữu cơ vi sinh dùng làm chất cải tạo đất rất tốt.

Một số công thức trồng trọt có thể áp dụng trên đất bạc màu như:

– Công thức 2 vụ: gồm 1 vụ lúa, 1 vụ rau màu như ngô khoai, lạc, đậu đỗ trồng xen với rau

– Công thức 3 vụ: gồm 1 vụ lúa, 1 vụ rau màu hè thu và 1 vụ rau đông xuân

– Trồng xen canh cây trồng chính với các loại cây họ đậu. (như lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu trạch…) Chúng có khả năng cố định đạm, giúp cải tạo độ phì nhiêu của đất rất tốt.

Cải tạo đất trồng là việc cấp bách, vì không thể cải tạo trong ngày một ngày hai nên bà con cần đặc biệt chú ý canh tác, làm đất, tưới tiêu, che phủ mặt đất theo đúng quy trình. Đặc biệt là bổ sung được đầy đủ lượng phân hữu cơ cho đất. Chúc bà con thành công !

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tầm quan trọng của đất đối với cây trồng, “Đất Sống – Cây khỏe”

Nhắc đến việc chăm sóc cây trồng thì trước khi nói về phân bón, cần nói về đất. Vì đất là nền để cây mọc, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây.

Đất còn là “một vật thể sống”, là môi trường thuận lợi cho các sinh vật và vi sinh vật sinh sôi, nảy nở. Trong quá trình sống, chúng tạo mùn cho đất. Hiểu biết về đất thì bón phân sẽ hợp lý, từ đó giúp cây trồng đạt năng suất cao hơn.

1. Tính chất của đất.

  • Đất được cấu thành từ: Chất rắn (Khoáng chất và mùn), nước và không khí
  • Đất tốt là đất có tỷ lệ : 40% chất rắn, 30% nước và 30% không khí
  • Đất tốt là đất có khả năng giữ nước cao và hút nước nhanh, có khả năng giữ chất dinh dưỡng cao, pH trung tính 5,5 đến 7,5

Sức khỏe và độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào hoạt động của Vi Sinh Vật (VSV) trong đất. Các quá trình phân huỷ và khoáng hoá của VSV đất làm cho Đất Sống, giúp cho đất có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.

2. Chức năng của đất đối với cây trồng.

Chức năng của đất là làm nền cho cây mọc. Chúng giữ gìn, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết, nước và không khí cho cây,  tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển.

Đất tốt sẽ thực hiện được cả ba chức năng trên. Đất tốt có kết cấu tốt, có độ ẩm tối ưu, giàu chất dinh dưỡng và hoạt động sinh học cao.

3. Các tầng đất.

Có 2 tầng đất tổng quát :

Đất mặt: Là tầng đất trên cùng, ở đó phần lớn các loại rễ cây, vi sinh vật và các loại hình sự sống động vật khác cư trú. Đất mặt chứa mùn, là lớp đất có năng suất cao. Trồng trọt hoàn toàn phụ thuộc vào đất mặt. Không có đất mặt, cây sẽ không mọc được.

Đất cái: Là tầng này nằm sâu hơn và thông thường dày đặc và chặt hơn cũng như ít các chất hữu cơ hơn.

4. Thành phần của đất.

a. phần rắn: Gồm thành phần vô cơ và hữu cơ

– Chất vô cơ : chiếm từ 92-98% khối lượng phần rắn, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photpho,kali….

– Chất hữu cơ : gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật,thực vật, vi sinh vật đã chết. Dưới tác động của vi sinh vật,xác động,thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng. Các sản phẩm phân hủy này là thức ăn cho cây trồng và nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. Mùn chính là chất làm cho đất có những tính chất tốt, đất nhiều mùn là đất tốt

Chỉ chiếm 5-10% trong đất, nhưng chất hữu cơ lại đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết. Nó kết hợp các hạt đất lại với nhau thành những hạt xốp có lỗ nhỏ giúp cho không khí và nước có thể thấm vào đất. Giữ ẩm tốt (độ ẩm lên tới 90%) và có thể hấp thu và lưu trữ dưỡng chất. Quan trọng nhất, nó chính là một loại thức ăn dành cho các vi sinh vật và các sinh vật khác trong đất.

b. phần khí:

Một loại đất tốt chứa khoảng 25-30% không khí. Côn trùng, ấu trùng và sinh học đất cần nhiều không khí để sống. Không khí trong đất cũng là nguồn ni tơ khí quyển quan trọng cho cây trồng.

c. nước:

có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng, Đất tốt để trồng thường chứa 25-30% nước

d. sinh học đất

– Các vi sinh vật đất bao gồm vi khuẩn và  nấm, động vật nguyên sinh và giun, ve, bọ và các sinh vật nhỏ khác có trong loại đất tốt.

– Các vi sinh vật này rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Chúng giúp chuyển hóa các chất hữu cơ và khoáng chất đất thành các loại vitamin, hoóc môn, hợp chất kháng bênh và dưỡng chất cần cho sự phát triển của cây.

5. Ưu,nhược điểm và cách cải tạo một số loại đất.

a. đất cát:

Thô, hạt cát rời rạc, sờ cảm thấy có sạn, không nhớt nhầy. 80-100% cát, 0-10% mùn, 0-10% sét với các hạt cát kích thước từ mịn (0,05mm) đến thô (2mm)

Ưu điểm:

  • Thoát nước dễ,thấm nước nhanh.
  • Đất thoáng khí,vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh

Khuyết điểm:

– Khi khô thì rời rạc, khi ướt thì đất dính bí chặt
– Giữ nước, giữ phân kém, dễ bị khô hạn
– Vi sinh vật khó phát triển, cỏ mọc nhanh
– Nghèo chất mùn do chất hữu cơ bị phân giải nhanh

Cải Tạo:

  • Bón phân chia làm nhiều lần, vùi sâu tránh thất thoát phân
  • Cày sâu lật sét,bón bùn ao, tưới nước phù sa, bón phân hữu cơ để tăng lượng sét

Các loại cây có thể trồng:

  • Các loại cây có củ:khoai mỳ ,khoai lang,lạc,khoai tây,….
  • Các cây ăn quả :dừa ,cam chanh,…

b. Đất sét:

Dính và dẻo khi ướt, khi khô thành cục rất cứng. 0-45% cát, 0-45% mùn, 50-100% sét, với các hạt sét mịn kích thước < 0,002mm và hạt mùn kích thước 0.002-0.05mm

Ưu điểm:

  • Giữ nước nhiều, nhiệt độ thay đổi chậm hơn nhiệt độ không khí.
  • Mùn nhiều hơn cát
  • Ổn định nhiệt độ hơn cát
  • Chứa nhiều keo nên dinh dưỡng hấp thu lớn,giữ nước,giữ phân tốt
  • Chất hữu cơ phân giải chậm nên tích lũy nhiều hơn đất cát.
  • Mùn và đất thường kết hợp với nhau tạo nên một phức hợp bền vững

Nhược điểm

  • Hạt nhỏ nên rất khó thấm nước, cây trồng dễ bị úng
  • Không khí khó lưu thông
  • Làm đất tốn công
  • Khi bị hạn đất nứt nẻ làm đứt rễ cây trong đất

Cải tạo:

  • Bón phân hữu cơ và vôi, phân xanh, phân chuồng,…
  • Đất quá sét có thể bón cát hay tưới nước phù sa thô
  • Không thích hợp trồng cây lấy củ

c. Đất thịt:

Mang tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì ngã về phía đất cát, nếu là đất thịt nặng thì ngã về phía đất sét. Nông dân thích chọn đất thịt nhẹ và trung bình vì chế độ nước và khi phối hợp điều hòa thuận lợi cho quá trình sinh vật và hóa học phát triển trong đất

  • Thành phần: 25-50% cát, 30-50% mùn, 10-30% sét
  • Tính chất: có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét.
  • Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Dễ dàng cày bừa làm đất.
  • Thích hợp cho đa số các loại cây trồng.
Đăng bởi Để lại phản hồi

Các chế phẩm vi sinh giúp cải tạo đất an toàn và bền vững

Với sự ra đời của phân bón hóa học, năng suất và sản lượng cây trồng tăng vượt bậc. Tuy nhiên việc lạm dụng phân hóa học mà không bổ sung được các nguồn phân hữu cơ cần thiết đã để lại nhiều hệ lụy cho môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thoái hóa đất mà nhiều người vẫn lầm tưởng rằng nó có khả năng cải tạo đất.

Đất tốt cho cây trồng khỏe mạnh, ít sâu bệnh

Bà con hãy tham khảo một số sản phẩm giúp cải tạo đất mà công ty đang cung cấp:

– Sản phẩm BIO-PH : có tác dụng nâng cao và duy trì ổn định độ pH cho cây trồng. Giúp phân giải các chất khó tan trong đất, làm tăng khả năng hấp thụ hiệu quả các phân bón tránh lãng phí. Tạo môi trường trong đất giúp hệ sinh vật có lợi phát triển, hạn chế vi sinh vật gây hại.

– Sản phẩm TRICODERMA ủ phân: Giúp ủ phân chuồng và xác thực vật nhanh hoai mục, hạn chế nấm bệnh gây hại trong nguyên liệu. tăng cường hệ vi sinh vật có lợi trong phân và giảm thiểu vi sinh vật có hại trong đất, cải tạo đất tơi xốp

– Sản phẩm ABI-Trichoderma: Giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh vàng lá thối rễ. Tăng cường các VSV có lợi, cải tạo đất tơi xốp, chuyển hóa dinh dưỡng giúp cây trồng dễ hấp thụ.

Sản phẩm được nghiên cứu và chuyển giao bởi “Viện di truyển nông nghiệp”