Đăng bởi Để lại phản hồi

Lợi ích từ canh tác theo hướng Nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp Hữu cơ là một hệ thống. Hệ thống này từ chối sử dụng các loại phân bón vô cơ, thuốc BVTV và cả cây trồng biến đổi gen. Hệ canh tác này hướng vào sử dụng phân bón hữu cơ. Làm cỏ bằng cơ giới và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học.

Sản phẩm sạch của nông nghiệp hữu cơ
Nguồn thực phẩm sạch xuất phát từ nông nghiệp hữu cơ

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn. Việt Nam là quốc gia có nhiều loại cây trồng với năng suất cao trên thế giới. Tuy nhiên, do sản xuất theo số lượng, lạm dụng phân bón, hóa chất, đã làm chất lượng nông sản giảm, đất bị thoái hóa, nguồn nước bị ô nhiễm, đa dạng sinh học bị suy giảm… Do vậy, sản xuất nông nghiệp và theo định hướng hữu cơ đang có cơ hội trở lại.

Trang trại nông nghiệp hữu cơ
Trang trại canh tác nông nghiệp hữu cơ

Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đúng với tiềm năng có sẵn của Việt Nam. Hơn ai hết người nông dân cần phải hiểu rõ giá trị mà sản phẩm mình sản xuất mang lại cho môi trường, bản thân và người tiêu dùng.

Những lợi ích mà canh tác Nông nghiệp hữu cơ mang lại:

Có lợi cho sức khỏe.

  • Vì không sử dụng hóa chất trong sản xuất nên người sản xuất không bị tác hại của hóa chất mà lại được tận hưởng một môi trường trong sạch và thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe.

An toàn cho người sử dụng.

  • Canh tác hữu cơ được chọn lựa kỹ càng nên sản phẩm tạo ra an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Sản phẩm chất lượng hơn.

  • Vì bón phân hữu cơ nên cây sử dụng được tổng cộng 53 nguyên tố cho sự sinh trưởng phát triển (điều này sẽ không có đối với sản xuất không hữu cơ vì phân bón chỉ tổng hợp được 13 nguyên tố cần thiết). Tạo cho sản phẩm có hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp, lại có nhiều dinh dưỡng cung cấp cho con người.

Tốt cho môi trường.

  • Vì sản xuất mang tính thuận theo thiên nhiên nên đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Các phế phẩm nông nghiệp được ủ để làm phân hữu cơ trả lại vào đất nên sẽ tạo cân bằng cho hệ sinh thái. Ngoài ra,  phân hữu cơ góp phần cải tạo đất tăng độ màu mỡ cho đất và tránh các hiện tượng xói mòn.

Mang lại thu nhập cao.

  • Theo đúng chuỗi giá trị thì sản phẩm hữu cơ sẽ mang lại cho người sản xuất thu nhập cao. Hiện nay đa số sản phẩm hữu cơ của Việt Nam được xuất khẩu mang lại khoản lợi nhuận lớn cho các công ty. Tuy nhiên thị trường trong nước chưa sôi động và chỉ có một phần nhỏ khách hàng biết đến và mặn mà với dòng sản phẩm này.

Cuối cùng, tốt cho đất và cây trồng.

  • Phương pháp canh tác hữu cơ sẽ tăng chất lượng của đất. So sánh với canh tác hóa học, canh tác hữu cơ tăng các chất dinh dưỡng hữu cơ cho đất. Tăng khả năng giữ carbon, chuyển hóa dinh dưỡng  trong đất và giữ nước.
  • Đất tốt ngăn ngừa các bệnh cho cây trồng. Chất lượng đất nâng cao giúp cây trồng tăng sức đề kháng với sâu bệnh. Một loại nấm có ở trong đất có thể tác động đến 100 loại cây trồng. Mức độ ảnh hưởng của loại nấm này đối với cây trồng canh tác hữu cơ thấp hơn 3-5 lần so với canh tác hóa học.
Đăng bởi Để lại phản hồi

Phân Hủy Gốc Rạ – Giải pháp phân hủy chỉ sau 7 ngày

GIẢI PHÁP CHỐNG NGỘ ĐỘC HỮU CƠ TRÊN LÚA.

Để làm ra được hạt lúa, hạt gạo người nông dân phải rất vất vả, thức khuya dậy sớm và phải bỏ nhiều công sức vun trồng chăm bón để có được một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên việc quản lý sâu bệnh hại đang gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là trong vụ lúa Hè – Thu:

Do sản xuất liên tục trên 1 thửa ruộng mà rơm rạ không được xử lý, vùi vào đất phân hủy tiết ra các chất độc hại ( các chất hữu cơ đó như phenol, hydro sulfic, …). Nhất là vào vụ Hè – Thu thời gian nghỉ giữa hai vụ rất ngắn nên tình trạng lại càng trở nên trầm trọng hơn.

♦ Gốc rạ bị vùi xuống đất mà chưa kịp phân hủy gây ra một số vấn đề bà con thường gặp phải sau:

  • Lá lúa có màu vàng đỏ từ ngọn xuống, khô từ chóp lá lan dần xuống.
  • Lúa phát triển kém, đẻ nhánh ít.
  • Thân yếu có khuynh hướng dựng đứng.
  • Rễ bị thối đen, có mùi thối, không có rễ mới phát triển. ⇒ đó là biểu hiện của lúa bị NGỘ ĐỘC HỮU CƠ.

Nguyên nhân chính gây ra ngộ độc hữu cơ là do thói quen xử lý rơm rạ chưa thật sự đúng của bà con

– Đốt rơm rạ ngay ruộng: Cách này sẽ giúp giải quyết được lượng gốc ra rất nhanh chóng và có cung cấp 1 ít kali cho đất. Tuy nhiên cách làm này sẽ tiêu diệt vsv trong đất và làm đất chai cứng qua từng năm ⇒ Nhanh nhưng không bền.

– Dùng máy lồng cỡ lớn trục nhận rơm rạ xuống bùn: Đây là cách làm khá phổ biến hiện nay vì nó tiết kiệm được công xử lý rơm rạ. tuy nhiên đây là nguyên nhân chính làm cho lúa bị ngộ độc hữu cơ ⇒ Tiết kiệm công xử lý nhưng làm giảm năng suất.

” Nay, chúng tôi đưa đến cho bà con giải pháp xử lý rơm rạ ngay tại ruộng- lúa tuyệt đối không bị ngộ độc hữu cơ.”

  • Phân hủy gốc rạ ngay tại ruộng.
  • Thời gian phân hủy chỉ mất 5 – 7 ngày.
  • Biến gốc rơm rạ thành phân bón hữu cơ, giúp giảm chi phí phân bón.
  • Tiêu diệt các mầm nấm bệnh có hại trong đất.
  • Những chân ruộng chua có tác dụng hạ phèn thay cho vôi.
  •  Và đặt biệt khắc phục hoàn toàn chứng nghẹt rễ, ngộ độc hữu cơ.

” Phân Hủy Gốc Rạ – giải pháp phân hủy chỉ sau 7 ngày.”

– GIẢM chi phí
– GIẢM sâu bệnh, đặc biệt là ngộ độc hữu cơ
– TĂNG năng suất.

 

Chỉ với 35.000/ 500m2 vấn đề của bạn đã được giả quyết
Việc bây giờ của bạn cần làm chỉ là:

Nhấc máy lên gọi 0978.497.345 – Thanh Ngà để được hướng dẫn đặt hàng.
Hoặc
Nhấn nút

BẠN ĐÃ SỞ HỮU NGAY GIẢI PHÁP CHO MÙA BỘI THU

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phân biệt Rau an toàn và Rau Hữu cơ

Trước làn sóng an toàn thực phẩm, nói không với thực phẩm bẩn. Nhu cầu sử dụng các thực phẩm sạch, an toàn và rõ nguồn gốc xuất sứ của người tiêu dùng càng được đẩy cao.

Trên thị trường hiện nay, có người gọi rau sạch là rau hữu cơ, có người thì lại gọi là rau an toàn, rau tự nhiên. Vậy đâu là sự khác biệt giữa những loại rau này? Và làm thế nào để hiểu rõ khái niệm “sạch” giữa rau hữu cơ, rau an toàn, rau tự nhiên này?

Thứ nhất rau an toàn và rau hữu cơ CHUẨN thì đều được gọi chung là rau sạch. Cả 2 loại rau này đều an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, chúng ta có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên trong đặc tính sản xuất cũng như sinh trưởng thì vẫn có những điểm khác nhau cơ bản, hãy cùng tìm hiểu nhé:

1. Rau an toàn:

Là loại rau khi xuất ra thị trường đảm bảo:

Những chỉ số sau nằm trong giới hạn cho phép của khoa học :

– Dư lượng thuốc hóa học, thuốc BVTV
– Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng,
– Dư lượng đạm nitrat,
– Dư lượng kim loại nặng

Những loại rau này ở Việt Nam thường có chứng nhận VietGap.

Sản xuất rau an toàn dựa theo các nguyên tắc sau:

– Không trồng trên đất bị ô nhiễm,
– Không bón phân tươi, nước thải người
– Không tưới nguồn nước ô nhiễm, nước bẩn
– Không dùng thuốc BVTV liều cao, thuốc không được phép sữ dụng
– Không dùng quá nhiều phân đạm bón cho rau.
– Không dùng phân đạm trước khi thu hoạch 15-20 ngày
– Đảm bảo thời gian cách ly với từng loại thuốc BVTV.

Như vậy, sản xuất rau đảm bảo quy trình trên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày mà không cần quá lo nghĩ.

Ưu Điểm:

– An toàn cho người dùng
– Đa dạng sản phẩm
– Nguồn cung cấp ổn định
– Mẫu mã đẹp, ưa nhìn

Nhược điểm:

– Khó quản lý chất lượng sản phẩm
– Dễ lách luật

Chính vì vậy, mua rau an toàn nên đến các cửa hàng rau sạch có uy tín.

 

2. Rau hữu cơ:

Là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên theo quy tắc 6 không:

– Không trồng trên đất nhiễm hóa chất nông nghiệp

– Không sử dụng bón phân hoá học
– Không sử dụng thuốc BVTV
– Không thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng

– Không sử dụng thuốc diệt cỏ
– Không sử dụng giống biến đổi gen

 

Chính vì rau hữu cơ không được sử dụng các chất trên nên mọi người thường có cái nhìn không đúng về rau hữu cơ như:

– Nhìn phải cằn cỗi, không to mượt,

– Phải có vết sâu bệnh, thậm chí có sâu đang bò lổm ngổm thì càng tốt.

– Cần phải hiểu rõ rau cằn cỗi, không to, mượt là do đất thiếu chất dinh dưỡng, ăn cũng không được ngon và không cung cấp đủ dinh dưỡng; rau có vết sâu bọ ăn, có sâu là do rau bị bệnh

 

Nhược điểm của trồng rau hữu cơ:

Do rau hữu cơ khó trồng (phụ thuộc giống, thổ nhưỡng khí hậu…) nên:
– Không một đơn vị sản xuất nào trồng được đầy đủ các loại rau, củ hữu cơ
– Trồng theo mùa, không đa dạng về chủng loại
– Sản lượng chưa đồng đều, và số lượng chưa nhiều
– Giá thành cao hơn (từ sản xuất tới giá bán)

 

Hi vọng với cách phân biệt rau an toàn với rau hữu cơ phía trên sẽ giúp người tiêu dùng có cái nhìn tổng quát nhất về các loại rau quả.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật sử dụng Phân bón Hữu cơ Hiệu quả

Trong canh tác nông nghiệp phân bón hữu cơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng. Nhưng để sử dụng sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về phân bón hữu cơ.

Phân hữu cơ là phân chứa các chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ. Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không trực tiếp sử dụng được mà phải qua quá trình phân giải nhờ vào sự hoạt động của các vi sinh vật, các tác động lý hóa trong đất chuyển các chất dinh dưỡng từ khó tiêu sang dạng dễ tiêu để kịp cung cấp dinh dưỡng cho cây. Hữu cơ là tiêu chỉ để đánh giá độ phì nhiêu, độ tơi xốp, kết cấu đất, độ thấm thấu và giữ nước, tính đệm của đất, quyết định đến số lượng, sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất. Phân bón hữu cơ được phân ra 2 nhóm : nhóm phân hữu cơ truyền thồng và nhóm phân hữu cơ chế biến.

1. Kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống.

  • Được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu có thể là chất thải của vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu…).
  • Đối với nhóm phân này trước khi đưa vào sử dụng bón cho đất cần phải ủ hoại mục bằng nấm TRICODERMA để diệt trừ nấm bệnh có trong phân chuồng tươi tránh gây hại cho cây trồng.
  • Phân chuồng tươi chưa ủ hoại mục chứa các dưỡng chất khó tiêu cây trồng khó hấp thu, trong quá trình phân hủy sản sinh ra một số chất gây ngộ độc rễ ( ngộ độc hữu cơ).
  • Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng chủ yếu để bón lót khi làm đất trước khi trồng.
  • Cách bón là bón theo hàng, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống. Lượng phân bón tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nhiều hay ít, loại đất tốt hay đất xấu và chất lượng của phân tốt hay xấu.
  • Phân chuồng bón từ 0,5-2 tấn/hecta. Phân xanh cày vùi vào đất khi cây ra hoa lúc làm đất.

2. Kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ chế biến.

  • Gồm các loại phân hữu cơ được chế biến từ nguyên liệu hữu cơ theo quy trình công nghiệp.
  • Có thể bón cho hầu hết các loại đất và các loại cây trồng.

a. Phân hữu cơ chế biến:

  • Được chế biến từ những chất có nguồn  gốc hữu cơ.
  • Có thể sử dụng cho cả bón lót lẫn bón thúc.
  • Bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi.
  • Bón lót khi làm đất trước gieo trồng.
  • Bón thúc theo chiều rộng của tán cây đối với cây lâu năm, cây ngắn ngày chủ yếu bón lót.

b. Phân vi sinh:

  • Là phân bón trong thành phần có chứa các vi sinh vật có lợi.
  • Dùng bón lót hay bón thúc đều được, đối với cây ngắn ngày sử dụng để bón lót là chính.
  • Bón lót rải đều khi làm đất rồi cầy vùi.
  • Đối với cây trồng lâu năm bón thúc bằng cách đào rãnh, rải phân và phủ một lớp đất mỏng hay rải đều phần theo chiều rộng tán cây rồi tưới nước.
  • Phân vi sinh phát huy hiệu quả ở những vùng đất mới, đất thoái hóa, phèn, đất chai cứng…do lạm dụng phân vô cơ hay bón trong thời gian dài.

c. Phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh:

  • Được sản xuất từ nguồn liệu hữu cơ, áp dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất.
  • Là phân bón giúp cải tạo đất rất hiệu quả.
  • Có thể dùng bón gốc hay phun lên lá. Sử dụng cho cả bón lót và bón thúc.
  • Cây lâu năm đào rãnh bón lót rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc rải đều trên mặt đất rồi tưới nước ngay.
  • Phân bón lá thì hòa tan với nước theo liều lượng rồi phun đều lên toàn bộ cây.

Chú ý: Khi sử dụng các sản phẩm phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, vi sinh để đạt hiệu quả cao không nên sử dụng các loại thuốc BVTV, phân bón hóa học.

d. Phân hữu cơ khoáng

  • Là phân hữu cơ được trộn thêm 8-18% các nguyên tố khoáng vô cơ.
  • Phân có hàm lưỡng vô cơ nhiều nên dùng để bón thúc là chính.
  • Cách bón tương tự như phân hữu cơ sinh học.

Bà con cần hiểu rõ, có một cái nhìn tổng quan về các loại phân bón hữu cơ, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và đặc điểm của từng loại đất để sử dụng lượng phân bón cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất, đối với các loại phân hữu cơ chế biến thì nên sử dụng theo hướng dẫn có nhà sản xuất. Phân hữu cơ chính là nền tảng để phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Giúp cải tạo đất đai, cây trồng phát triển bền vững, cho năng suất cao, chất lương nông sản tốt, thân thiện với môi trường và đặc biệt nó là an toàn với con người.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Vô cơ, Hữu cơ – Phân bón sạch cho Nông nghiệp bền vững

Từ lâu nông nghiệp thế giới đã chuyển mạnh sang sản xuất bền vững, sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Còn ở Việt Nam thống kê cho thấy, việc sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ đang có sự chênh lệch khá lớn. Nền nông nghiệp nước ta đang đi ngược xu hướng này.

1. Phân vô cơ (hóa học) – Lợi ít, hại nhiều

Nhu cầu sử dụng phân bón ở Việt Nam hiện nay khoảng 11 triệu tấn các loại. Tính trên đơn vị diện tích thì lượng phân bón sử dụng trung bình mỗi năm là 1 tấn/ha. Hiệu quả sử dụng phân bón chỉ đạt 45-50%.

– Gọn nhẹ, tác động nhanh nên phân bón vô cơ được người nông dân ưa chuộng. Sử dụng trên đồng ruộng bất chấp những tác hại mà nó mang đến. Việc lạm dụng phân bón vô cơ làm cho đất suy giảm độ phì nhiêu, thoái hóa ngiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa,…

– Ngoài tác động đến môi trường. Lạm dụng phân bón vô cơ cũng dẫn tới nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm như dư lượng kim loại nặng và nitrat trong sản phẩm nông nghiệp.

– Hiệu suất sử dụng phân bón hiện nay đang rất thấp do việc sữ dụng mất cân đối phân bón hữu cơ và vô cơ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những nơi bón cân đối tỷ lệ đạm hữu cơ và vô cơ năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao hơn.

– Phân hóa hoc giết chết vi sinh vật có lợi trong đất, làm cây dễ mẫn cảm với bệnh. Đồng thời ngăn cản sự hấp thu các dinh dưỡng cần thiết

2. Phân hữu cơ – Nông nghiệp bền vững

Ở chiều ngược lại, sử dụng phân bón hữu cơ ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây còn có tác dụng cải thiện đất. Tăng độ mùn, điều hoà dung dịch trong đất, cải thiện hệ vi sinh vật đất, giảm rửa trôi, giảm bốc hơi, tăng hiệu suất sử dụng phân bón.

– Phân hữu cơ có tác dụng làm đất thông thoáng tránh sự tạo váng, tránh sự xói mòn. Đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu cho cây

– Dùng phân hữu cơ tạo môi trường an toàn và không bị nhiễm độc. Thúc đẩy việc xử lý các phế phẩm nông nghiệp đang tồn đọng làm phân bón. Tránh gây ô nhiễm môi trường

– Bón phân hữu cơ còn làm giảm bớt lượng phân khoáng cần bón

– Chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh cho thực vật chống lại sự phát sinh sâu bệnh

– Chất hữu cơ là môi trường rất tốt làm tăng hoạt tính của hầu hết vi sinh vật trong đất. Cố định các chất gây ô nhiễm trong đất, làm giảm khả năng hấp thụ chất độc của cây

Chính vì vậy càng bón phân hữu cơ lâu dài sẽ làm cho tính chất của đất ngày một tốt hơn. Cải thiện sức khỏe cho đất sau một thời gian dài lạm dụng phân bón hóa học.

Tin liên quan:

>>Vai trò của phân bón hữu cơ trong nông nghiệp

>>Kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ hiệu quả

>>Trồng rau hữu cơ nguyên tắc ” 6 không “

Đăng bởi Để lại phản hồi

Trồng rau Hữu cơ “Nguyên tắc 6 KHÔNG”

Khi thực phẩm hữu cơ đang trở thành xu hướng thì nhà sản xuất cũng có xu hướng chuyển sang sản xuất rau hữu cơ để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên một quy trình sản xuất rau hữu cơ không phải đơn giản. Sau đây là ” Nguyên tắc 6 không ” cơ bản cần áp dụng để có được vườn rau hữu cơ :

” Nguyên tắc 6 không “

1. KHÔNG trồng trên đất và nước nhiễm hóa chất nông nghiệp:

  • Đất trồng rau hữu cơ phải đảm bảo các tiêu chí về đất trồng rau của bộ nông nghiệp như kim loại nặng, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật

( QCVN 03: 2008/BTNMT ; QCVN 15: 2008/BTNMT ). Đảm bảo không canh tác 3 năm hoặc đã 3 năm chuyển đổi sang canh tác hữu cơ.

  • Nước tưới rau phải đảm bảo yêu cầu nước dùng trong nông nghiệp ( QCVN 39: 20011/BTNMT ).

2. KHÔNG thuốc diệt cỏ:

  • Trong canh tác hữu cơ không cho phép sử dụng các hoá chất để diệt cỏ.
  • Hạn chế cỏ dại được làm bằng biện pháp như ủ phân hữu cơ bằng nấm TRICODERMA ở nhiệt độ cao để diệt hạt mầm cỏ dại.
  • Nhổ cỏ bằng tay, các biện pháp cạnh tranh sinh học…

3. KHÔNG sữ dụng thuốc trừ sâu, dùng các biện pháp tự nhiên để khống chế sâu bệnh:

  • Chọn mùa vụ và thời điểm trồng rau thuận lợi cho cây phát triển.
  • Rào chắn côn trùng bằng lưới chắn côn trùng.
  • Trồng các loại cây xua đuổi côn trùng: họ cúc, xả, bồ ngót nhật,…
  • Dùng chế phẩm sinh học xua đuổi côn trùng.
  • Tạo điều kiện sinh thái để hấp dẫn các thiên địch tự nhiên: chim sẻ, chim sâu, bọ rùa, bọ ngựa…

4. KHÔNG sữ dụng phân bón hóa học:

  • Chỉ dùng phân hữu cơ vi sinh, là phân được ủ hoai mục bằng nấm TRICODERMA với các nguyên liệu tự nhiên là phê phẩm nông nghiệp như : rơm rạ, cây sau khi đã thu hoạch trái (ngô, đậu…), mùn cưa, vỏ quả cà phê, bã mía, phân gia súc…
  • Thời gian ủ hoai mục 30 – 45 ngày, đảm bảo các nguyên liệu phân huỷ thành chất mùn dinh dưỡng mà cây có thể hấp thụ được. Thời gian này nhiệt độ đống ủ tăng cao 60-75 độ C kéo dài trong 2 tuần. Nhiệt độ này giúp tiêu diệt các mầm bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng, hạt cỏ dại…, phân huỷ các nguyên liệu thành chất mùn nhanh hơn.
  • Sản phẩm cuối cùng là một loại phân bón tuyệt vời tơi, xốp, không có mùi, rất tốt cho cây trồng.

5. KHÔNG sữ dụng thuốc kích thích tăng trưởng:

Trong canh tác hữu cơ, các loại hoá chất kích thích ra rễ, ra hoa, đậu trái thông thường là không đc sữ dụng. Vậy để đảm năng suất cần :

  • Tăng cường độ mầu mỡ cho đất, thiết lập hệ vi sinh vật khoẻ mạnh cho đất.
  • Thực hiện tốt phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại.
  • Sử dụng giống khoẻ mạnh và trồng theo mua vụ.

6. KHÔNG sữ dụng giống biến đổi gen:

  • Nông nghiệp hữu cơ theo nguyên tắc tôn trọng tự nhiên nên không sử dụng các giống biến đổi gen do con người tạo ra.
  • Các giống được sử dụng thường là các giống thuần chủng địa phương có sức đề kháng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu và địa lý của địa phương đó.

Tin liên quan:

>>Vai trò của phân bón hữu cơ trong nông nghiệp

>>TRICODERMA ủ hoai mục phân chuồng, phân xanh

>>Chế phẩm sinh học phân bón lá A4 sử dụng cho cây bưởi

Đăng bởi Để lại phản hồi

Canh tác hữu cơ: Kiến vàng thiên địch lợi hại

Kiến vàng được xem là loại thiên địch lợi hại. Các bệnh thường gặp trên cam quýt như: Rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bệnh do bọ xít nhện… đều giảm nhiều khi nuôi kiến vàng trong vườn. Kiến vàng từ lâu đã được xếp vào hàng thiên địch lợi hại của ruộng đồng, vườn tược.

Ở Trung Quốc, vườn cam có kiến vàng thì lượng bọ xít xanh hại trái là rất ít. Ở Châu Phi, kiến vàng không cho các loại bọ xít hại dừa trên các vườn dừa phát triển.

Nhiều nước, cây ca cao có kiến vàng sẽ không bị chuột phá. Trên xoài, sâu ăn lá không sống sót khi có kiến vàng cư trú. Đây là những nghiên cứu qua thực tế tại nông thôn nhiều nước và được các nhà khoa học công nhận.

kiến vàng diệt trừ sâu hại trong vườn

 

Ở nước ta, bà con vùng DBSCL có tập quán đem tổ kiến vàng về buộc trên cây cam quýt. Các vườn cam, quýt có mặt kiến vàng thì không có kiến đen làm cam quýt sượng và mất nước.

Bệnh Greening do rầy chổng cánh gây ra. Cây cam khi nhiễm bệnh có lá gân xanh. Khi kiến vàng xuất hiện sẽ tiêu diệt rầy chổng cánh, vườn cam quýt có kiến vàng sẽ không bị bệnh Greening, đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở Viện cây ăn quả Miền Nam.

Khi bà con nông dân sử dụng không đúng thuốc thì sâu vẽ bùa phát triển rất mạnh. Sâu do bướm đẻ trứng vào ngọn non, nở ra ăn lá non chui vào lớp dưới biểu bì lá, ăn tới đâu làm biều bì phồng tới đó là có màu trắng bạc.

Lá cây bệnh bị đục quăn lại có những đường ngoằn ngoéo dị dạng nên gọi là vẽ bùa. Kiến vàng cũng trị được loại này. Nhiều con ong, ruồi ký sinh trên mình sâu vẽ bùa thường sinh sôi nảy nở mạnh, nếu có kiến vàng, chúng tiêu diệt luôn sâu vẽ bùa.

Một loài địch hại đáng sợ nữa ở vườn cây ăn trái Nam Bộ là nhện, nhất là nhện vàng. Nhiều nhà vườn cam mật ở Cần thơ nuôi kiến vàng trong vườn thì nhện có mặt rất ít. Vì thế khi trồng cam quýt bà con nên nuôi thêm kiến vàng hay để kiến có sẵn trong môi trường phát triển tự nhiên, chỉ cần chút ít công chăm sóc.

ĐBSCL thuận lợi cho kiến vàng phát triển, dù môi trường có thuốc BVTV. Để định cư kiến, tốt nhất là du nhập tổ kiến vàng từ tháng 6-10 dương lịch vì giai đoạn này hình thành kiến chúa, kiến đực và phân đàn mạnh, chỉ cần lấy hai tổ kiến ngầu nhiên (được gấp lại bởi hai lớp lá) đưa vào vườn chưa có kiến, cung cấp thức ăn mấy ngày đầu và cần loại trừ kiến hôi trong vuờn. Kiến vàng rất ưa các vườn cam quýt có trồng xen xoài, mãng cầu, hay bình bát, sắn. Các vườn cây loại này có kiến vàng đảm bảo trái nhiều nước, vỏ bóng đẹp mà không cần dùng thuốc trừ sâu.

Cần bảo vệ kiến vàng bằng cách không phun thuốc trừ sâu cực độc. Chỉ phun thuốc vào buổi chiều mát khi kiến vàng đã về tổ, tránh phun vào các tổ kiến. Không phun vào các cây tạp ven đường và không phun nhiều ngày liên tiếp. Tránh dùng thuốc có gốc cúc tổng hợp. Khi vườn có đủ mật độ kiến vàng, sẽ không phải sử dụng thuốc trừ sâu.