Đăng bởi 1 phản hồi

Cách xử lý bưởi bị nứt thân xì mủ hiệu quả nhất

Cây bưởi bị nứt thân xì mủ (hay còn gọi là chảy gôm, chảy nhựa) là bệnh do nấm Phytophthora sp gây ra. Đây là căn bệnh nguy hiểm trên cây bưởi và nhiều loại cây trồng khác.

Những cây bưởi bị nhiễm bệnh thường phát triển kém, cây suy yếu, ra hoa đậu trái ít, sau một thời gian sẽ chết lụi dần.

Bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn nhà vườn cách xử lý cây bưởi bị nứt thân xì mủ hiệu quả nhất. Mời bà con cùng tìm hiểu.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây bưởi do nấm Phytophthora sp gây ra.

Nấm tồn tại sẵn trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công lên cây. Nấm có sợi và bọc các bào tử với kích thước rất nhỏ, bằng mắt thường khó có thể phát hiện. Bào tử nấm sinh sôi trong đất rồi xâm nhiễm lên thân cây qua nước mưa, giọt bắn khi tưới. Cây bưởi sẽ tự tiết ra nhựa cây để bảo vệ cơ thể khỏi nấm hại, tuy nhiên, trước sự tấn công nguy hiểm của nấm, cây trồng thường khó chống chọi lại.

cách xử lý bưởi bị xì mủ

Trong điều kiện thời tiết âm u, độ ẩm cao, vườn ẩm thấp, nấm phát sinh rất mạnh.

Đặc biệt, với những vườn bưởi ít được chăm sóc và chăm sóc không đúng cách, bón phân không cân đối, thừa thiếu dinh dưỡng, thiếu các chất quan trọng như canxi khiến vỏ cây bị nứt. Đây là yếu tố mở đường cho nấm Phythophthora xâm nhiễm vào cây.

2. Triệu chứng bệnh nứt thân xì mủ trên cây bưởi

Trên cây bưởi, bệnh xuất hiện ở phần gốc (gần cổ rễ), thân chính, cành lớn.

Khi mới phát sinh, vết bệnh nhỏ, sũng nước, từ đây có dịch nhựa màu vàng nâu chảy ra. Phần vỏ bị thối đen, có mùi hôi.

Lõi gỗ bên trong và mặt trong vỏ có các đường sọc nâu.

Bệnh nặng sẽ lây lan xuống phần rễ, khiến rễ thối đen, cây chết rất nhanh.

bưởi bị nứt thân xì mủ

3. Cách xử lý và phòng ngừa cây bưởi bị nứt thân xì mủ

Khi phát hiện cây bưởi có biểu hiện bệnh nứt thân xì mủ, nhà vườn tiến hành thực hiện các bước sau:

Bước 1: Dùng khăn hoặc giấy sạch lau khô vết bệnh.

Bước 2: Dùng dao cạo nhẹ phần vỏ đã bị thối đen đem đi tiêu hủy.

Bước 3: Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng pha với tỉ lệ 1:1 quét trực tiếp lên vết bện, quét 2-3 lần/ngày, cho đến khi vết bệnh khô thì dừng.

Bước 4: Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới ướt đẫm vùng quanh gốc để diệt nấm trong đất, vì đây là nơi nấm bệnh phát sinh.

Bước 5: Sau khi cây đã dừng bệnh, ổn định trở lại, nhà vườn tiến hành bổ sung phân bón trung vi lượng có chứa thành phần canxi cao như Sao đỏ để hạn chế tình trạng cây bị nứt vỏ và bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng phát triển toàn diện, cho năng suất cao.

Biện pháp phòng ngừa bệnh nứt thân xì mủ cho bưởi:

  • Cắt tỉa tạo tán hợp lý, tạo thông thoáng cho vườn.
  • Cải tạo nền đất tơi xốp, khỏe mạnh, sạch nấm bệnh bằng cách tưới bộ giải pháp WAO BOOM định kỳ 3 tháng/lần và bổ sung phân hữu cơ cũng như vật liệu hữu cơ.
  • Đảm bảo thoát nước tốt cho vườn, tránh ngập úng.
  • Chăm sóc cây khỏe mạnh, đề kháng cao, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cây phát triển toàn diện.

Nếu nhà vườn còn bất kỳ thắc mắc nào về cách xử lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây bưởi hoặc các vấn đề về sâu bệnh khác, hãy để lại thông tin để được đội ngũ kỹ thuật WAO hỗ trợ miễn phí.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Trị dứt điểm bệnh nứt thân xì mủ trên cây có múi

Nứt thân xì mủ là bệnh thường gặp trên cây có múi. Đây là một bệnh nguy hiểm và rất khó trị. Cây bị nhiễm bệnh thường có hiện tượng kém phát triển, suy nhược. Cần phải có giải pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chết cây.

Bệnh do nấm Phytophthora gây ra, nấm tồn tại rất nhiều trong tự nhiên nên rất dễ lây lan, đặc biệt là trong mùa mưa ẩm. Để xử lý triệt để bệnh này cần phải nắm rõ chính xác nguyên nhân. Sau đó áp dụng quy trình sinh học để cải thiện môi trường hạn chế nấm bệnh tái phát.

1. Nguyên nhân gây bệnh nứt thân xì mủ

Bệnh nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora spp gây ra. Nấm xâm nhập làm xì mủ trên thân, cành và gốc cây thông qua các vết nứt có sẵn. Các vết nứt này là biểu hiện của tình trạng cây bị thiếu hụt canxi.

2. Triệu chứng của bệnh

Trên thân phần gần gốc bị ủng nước, thối nâu, nứt. Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài, sau hóa đen. Một số cây sẽ bị thối phần rễ, vỏ rễ dễ tuột khỏi lõi, rễ có mùi hôi.

Một số cây bị nhiễm bệnh trên lá và cành khiến gân chính của lá bị vàng, cành bị chết ngược. Cây bị chảy nhiều nhựa, tán lá xơ xác.

Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài từ vết nứt trên thân cây
Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài từ vết nứt trên thân cây

3. Tác hại

Bệnh do nấm gây ra nên tốc độ lây lan rất nhanh. Nếu không kiểm soát kịp thời bệnh sẽ trở thành dịch và rất khó chữa trị.

Bệnh làm tổn thương thân cây, ngăn cản quá trình vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng lên để nuôi cây. Làm cho cây còi cọc kém phát triển, lâu ngày sẽ dẫn đến chết cây.

Nếu cây bị bệnh trong giai đoạn nuôi trái, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng rụng trái rất nhiều. Làm giảm năng suất, thiệt hại về kinh tế.

4. Cách xử lý bệnh nứt thân xì mủ triệt để

Bệnh xuất phát từ việc cây thiếu canxi khiến vỏ của thân cây, cành cây và quả bị nứt tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây xì mủ. Cho nên để xử lý triệt để bệnh nứt thân xì mủ chúng ta cần phải tiến hành theo 2 bước như sau:

Bước 1: Lau sạch vết bệnh sau đó sử dụng Vaccin + Siêu đồng pha với tỉ lệ 1:1 quét đều lên vết bệnh để sát trùng vết thương và diệt sạch nấm bệnh trên đó.

Bước 2: Cùng hỗn hợp dung dịch đó pha đều với nước phun phủ toàn cây để đảm bảo diệt sạch mầm bệnh.

Bước 3: Sau khi xử lý vết bệnh, cần bổ sung Canxi cho cây đều đặn 2 tháng/lần để chống tình trạng cây bị nứt thân. Đây là bước xử lý quan trọng mà rất nhiều nhà vườn thường bỏ qua khiến cho bệnh rất nhanh tái phát mà không hiểu nguyên nhân

Chú ý: Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp chuyên gia tư vấn.



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Bệnh đốm rong trên bưởi da xanh và biện pháp khắc phục hiệu quả

    Thời tiết thất thường, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi để các loại rong, tảo phát sinh gây hại trên cây ăn trái, đặc biệt là cây bưởi da xanh. Bệnh đốm rong trên bưởi da xanh nếu không được phát hiện kịp thời và chữa trị sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, vận chuyển dinh dưỡng của cây.

    1. Nguyên nhân gây bệnh đốm rong trên bưởi da xanh

    Bệnh đốm rong trên bưởi da xanh do một loài rong có tên là Cephaleuros viresens gây ra.

    Bệnh đốm rong thường xuất hiện và gây hại cây bưởi vào mùa mưa. Những vườn không được chăm sóc chu đáo (thiếu phân, thiếu nước, đất khô cằn) làm cho cây sinh trưởng kém.

    Những vườn trồng quá dày làm cho vườn cây luôn rậm rạp, không thông thoáng…thường bị bệnh gây hại nhiều hơn.

    2. Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm rong trên bưởi da xanh

    Bệnh gây hại chủ yếu trên thân, trên lá già

    Trên thân và cành già: Lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu xanh. Sau đó lớn dần, có hình tròn hoặc hình bầu dục. Trên vết bệnh có một lớp lông tơ mịn, màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch. Nếu nặng, từ gốc thân chính, cành già, bệnh leo lên phía trên, làm cho vỏ cành bị nứt, kém phát triển.

    Trên lá: Vết bệnh là những đốm tròn hoặc hơi tròn, hơi nổi lên cao hơn bề mặt của phiến lá một chút. Do có lớp rong phát triển nên nhìn giống như một lớp nhung mịn, màu nâu đỏ gạch. Vết bệnh chỉ xuất hiện ở mặt trên của lá. Còn mặt dưới, nơi có vết bệnh ban đầu vẫn bình thường. Về sau chuyển dần sang màu nâu đen do rong tấn công vào tế bào biểu bì làm hủy hoại mô lá. Nếu bị hại nặng, lá trở nên thô cứng và rụng sớm, cây còi cọc, phát triển.

    3. Tác hại của bệnh đốm rong trên bưởi da xanh

    Khi đốm rong trên thân và trên lá sẽ làm giảm quá trình quang hợp của cây, cây không tổng hợp được dinh dưỡng để nuôi cây khiến cây trở nên còi cọc, sinh trưởng kém.

    Đốm rong khi xuất hiện trên thân phát triển ra, lan rộng ra làm khô thân, lâu dần tạo thành những vết nứt.

    Đốm rong xâm nhạp vào cây, hư các mạch dẫn của cây khiến cây không đưa được nước, dinh dưỡng từ thân lên nuối cành, lá.

    Vết bệnh do đốm rong gây hại tạo thành những vết hương hở, tạo điều kiện cho các loại nấm khuẩn bệnh khác xâm nhập.

    4. Biện pháp khắc phục

    Trị bệnh

    Khi bệnh phát triển dày đặc trên thân, cành, lá, nhà vườn sử dụng chế phẩm vaccin kết hợp với siêu đồng phun kép 2 lần cách nhau 2-3 ngày. Bà con cho phun ướt đẫm thân cành và hai mặt lá để tẩy rửa mảng rong bám và diệt tảo gây hại, đồng thời diệt các loại nấm khuẩn và kích kháng cho cây. Nếu bệnh trên thân, cành bà con pha đậm đặc dung dịch vaccin và siêu đồng rồi quét đậm lên thân, cành.

    Phòng ngừa

    Đầu mùa mưa là thời điểm cây bị nhiễm bệnh, bà con cần chủ động phun phòng nấm bệnh bằng chế phẩm Vaccin kết hợp Siêu đồng.

    Tỉa cành, tạo tán để vườn luôn thông thoáng, để ánh nắng chiếu đều vào các cây.

    Bà con quản lý cỏ trong vườn, không để cỏ quá cao, hạn chế vườn rậm rạp.

    Quản lý sâu bệnh, côn trùng gây hại trên cây trồng như nhện đỏ,… bằng việc sử dụng nấm xanh nấm trắng phun định kỳ.

    Chăm sóc cho cây phát triển khỏe mạnh, để cây có sức đề kháng, chống lại các mầm bệnh tấn công gây hại. Tăng cường bón phân hữu cơ để cải thiện nền đất, giúp đất tơi xốp, tăng cường vi sinh vật có lợi trong đất.

    Nên thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.

    Nếu vườn bạn đang gặp vấn đề về cây bưởi hoặc vấn đề về cây trồng, hay để lại thông tin vào form dưới đây. Đội ngũ kỹ thuật Wao sẽ hỗ trợ bạn !



      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Kỹ thuật chăm sóc cây bưởi sau thu hoạch bà con cần biết

      Hiện nay, cây bưởi so với các loại cây trồng khác thì có giá trị cao hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên để có được giá trị như vậy điều quan trọng là nông sản phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sạch. Để cho vườn bưởi không bị giảm năng suất và không bị suy yếu. Thông thường sau mỗi mùa thu hoạch chúng ta phải chăm sóc để cây phục hồi trở lại.

      1. Tỉa cành, tạo tán cây bưởi sau thu hoạch

      Biện pháp tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng cho vụ sau.

      Sau khi thu hoạch, bà con cắt bỏ triệt để những cành bị sâu bệnh, cành không mang trái, cành vượt và những cành có cuống quả mới thu hoạch.

      Sau đợt lộc ổn định củng phải cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, không có lá, cành nhỏ, cành vượt.

      Lưu ý: Trước khi tỉa cành, tạo tán cần khử trùng dụng cụ bằng dung dịch Javel, nên cắt sát. Sau khi cắt tỉa bà con nên sử dụng Nano đồng để phun sát khuẩn nấm bệnh , rong rêu mảng bám trên thân, cành, lá. 

      2. Bón phân

      Trước khi bón phân bà con xới nhẹ đất xung quanh tán. Sau đó rắc phân lên rồi tưới nước để giữ ẩm.

      Bà con nên sử dụng phân bón hữu cơ đã ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma.

      Ngoài ra nên tưới Bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM nhằm tiêu diệt nấm bệnh trong đất, hạn chế các bệnh như thối rễ, tuyến trùng, lỡ cổ rễ, xì mủ,…; tạo cho hệ rễ có môi trường thuận lợi để phát triển, hệ rễ chắc, khỏe mạnh; Gia tăng hệ miễn dịch cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

      Lượng phân bón tùy thuộc vào đất, độ tuổi của cây, thời điểm bón. Bà con lưu ý nên hạn chế sư dụng phân bón hóa học.

      Sử dụng tàn dư thực vật, rơm rạ để ủ gốc, tưới nước và thoát nước tốt dể giữ đủ độ ẩm cho cây.

      3. Tưới nước:

      Bưởi là loại cây có múi rất cần nước, bà con phải đảm bảo nguồn nước sạch, không có mầm bệnh.

      Bưởi cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn cây con và lúc cây ra hoa đậu trái. Mùa nắng nên tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Vào mùa mưa cần có chế độ thoát nước tốt, tránh ngập úng kéo dài.

      4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi sau thu hoạch

      Nếu muốn cây sinh trưởng khỏe mạnh thì việc phòng trừ sâu bệnh là việc cần thiết và cấp bách. Bà con cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh hại ngay thời gian đầu để có hướng giải quyết kịp thời.
      Bà con cần phải phun phòng cho cây bằng Chế phẩm trừ sâu sinh học như BT (Bacillus thuringiensi); Bộ giải pháp phòng trừ nấm bệnh; Bộ giải pháp trừ nhện gây hại. Để phòng trị bọ trĩ, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu đục trái… vào thời điểm cây ra lá non, trước khi cây ra hoa, trái nhỏ. Như vậy mới phòng trừ được bệnh cho cây cũng như tránh gây thiệt hại cho vườn.


      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Những vấn đề ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm quả bưởi

      Bưởi là một trong những cây có múi được ưa chuộng nhất nước ta. Đồng thời giá trị kinh tế của nó cao, giúp ổn định cuộc sống cho bà con. Để tạo ra được những quả bưởi chất lượng, bà con cũng phải đối đầu với nhiều thách thức. Bài viết dưới đây nêu rõ những vấn đề ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm quả bưởi mà bà con nên nắm rõ.

      1. Bưởi bị chua làm giảm giá trị thương phẩm

      Trước tiên do giống. Khi cây bưởi mẹ trái ngon thụ phấn, thì các phấn không có cùng một bộ gen di truyền như nhau, mà có phấn ngọt, có phấn di truyền chua. Chẳng may bạn lấy phải những hạt di truyền chua, thì ra trái chua.

      Do quá trình chăm sóc, lượng phân bón giữa đa, trung, vi lượng không cân đối. Bón thừa đạm, thiếu kali.

      Do vườn gặp thời tiết mưa kéo dài, vườn trồng quá dày, cây không đủ ánh sáng.

      2. Bưởi bị khô múi

      Do giống bưởi, đặc tính giống khác nhau.

      Do kỹ thuật chăm sóc, đất thiếu nhiều các nguyên tố trung vi lượng.

      Do cây đã nhiều năm tuổi.

      3. Bưởi vỏ dày

      Do giống di truyền, tất cả giống bưởi ở Việt Nam đều đơn phôi nên khi ông bà nhân giống từ hạt sẽ phân ly về mặt di truyền, làm thay đổi về hình dáng và chất lượng.

      Chế độ bón phân chưa hợp lý( bón quá nhiều đạm, lân).

      Không bổ sung dinh dưỡng phân bón lá.

      4. Bưởi nhiều hạt

      Do hiện tượng thụ phấn chéo giữa bưởi với các giống cây có múi có hạt. Các giống bưởi, cam trồng xen với nhau. Con đường phấn và nhụy gặp nhau có thể nhờ ong, bướm, ruồi hay gió. Cơ cấu trồng trong vườn, hệ canh tác bất hợp lý tạo ra hàng loạt trái bưởi đầy hạt.

      5. Bưởi bị Nứt đít ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm quả bưởi

      Do bón phân không đầy đủ, mất cân đối. Thiếu hụt Bo – Canxi do bón nhiều phân đạm, ít bón vôi và phân chuồng, phân hữu cơ.

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Cách xử lý bệnh nứt thân xì mũ do nấm phytophthora gây hại

      Bệnh nứt thân xì mủ trên cây bưởi là một bệnh nguy hiểm và khó trị. Cây bị nhiễm bệnh thường sinh trưởng kém phát triển. Nếu không có giải pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chết cây. Bệnh do nấm trong tự nhiên gây ra nên rất dễ lây lan và khó trị.

      1. Cách nhận biết bệnh

      Dễ thấy ở phần thân hoặc cành có những vết nhũn nước và nhựa từ đó chảy ra. Mủ lúc đầu lỏng có màu vàng dần dần cứng lại có màu nâu. Khi bóc lớp vỏ ra sẽ thấy phần gỗ phía dưới chỗ bị bệnh cũng bị thối nâu.

      Bưởi da xanh bị nứt thân và xì mủ

      Bệnh nặng sẽ làm cho cây sinh trưởng không bình thường vì vết nứt bị thối không đưa nước và dinh dưỡng lên nuôi cây được. Vì thế cây sẽ thiếu dinh dưỡng, còi cọc, xơ xác, kém phát triển.Nếu không có giải pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chết cây.

      2. Nguyên nhân và điều kiệu phát sinh bệnh

      Nấm phyptophthora là tác nhân chủ yếu gây ra bệnh nứt thân xì mủ bưởi da xanh. Cây bị nhiễm bệnh khi nấm tồn tại trên đất sau đó gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm thì nấm phát tán lây lan cho hại cây trồng.

      Bệnh lây lan bằng bào tử nhờ mưa gió, nhiệt đổ thấp, độ ẩm cao. Vườn trồng với mật độ quá dày, thiếu ánh sáng. Bệnh phát sinh từ mùa hè và phát triển đến cuối năm.

      Vườn có độ ph thấp (ph<5.5). Vườn có chế độ chăm sóc kém, bổ sung dinh dưỡng không cân đối cũng là môi trường khiến nấm bệnh phát sinh.

      3. Cách xử lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây bưởi

      Khi phát hiện cây bị bệnh bà con cần xử lý kịp thời vì nó lây lan rất nhanh. Để xử lý được bệnh nứt thân xì mủ bà con sử dụng kết hợp chế phẩm VACCIN + NANO ĐỒNG với tỉ lệ 1:1 để quét lên vết bệnh, quét cho đến lúc vết bệnh khô lại. Đồng thời sử dụng 2 chế phẩm này pha với 200 lít nước + 200ml Vaccin + 500ml Siêu đồng phun xịt ướt đẫm thân cành lá ( bà con tùy thuộc vào lượng mình cần phun xịt để đảm bảo pha chế đúng liều lượng để đạt hiệu quả cao nhất).

       Ngoài ra, sử dụng nấm đối kháng với nấm phyptopthora là Trichoderma để tiêu diệt nấm bệnh gây hại đối với cây trồng. Trichoderma giúp ngăn chặn, phá vỡ vách tế bào và tiêu diệt các chủng nấm xâm nhập gây hại vùng rễ, thân, lá của cây. Pha tỉ lệ 1 kg Trichoderma + 400 lít nước tưới gốc.

       Sau khi cây trồng ổn định rồi bổ sung phân bón trung vi lượng như SAO ĐỎ để bổ sung canxi giúp cây hạn chế được tình trạng nứt thân, đồng thời bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.

      Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành, tạo tán. Không để đất bị chua (ph<5.5). Độ ẩm trên 80% bằng cách làm sạch cỏ cách gốc 20-30cm, trồng cây với mật độ vừa phải.

      Để lại thông tin để được hỗ trợ miễn phí !




         

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Cách phòng trị bệnh ghẻ nhám ghẻ loét trên bưởi da xanh hiệu quả

        Bưởi da xanh là loại cây ăn quả rất phổ biến ở Việt Nam. Được trồng rộng rãi trên nhiều vùng miền và tỉnh thành khác nhau với diện tích canh tác lớn. Nhưng để tạo ra được nông sản ngon, chất lượng. Bà con cũng phải đau đáu với các loại bệnh gây hại. Trong đó, Ghẻ nhám ghẻ loét trên bưởi da xanh là một bệnh gây hại nghiêm trọng đến cành non, lá non, trái non. Ảnh huởng lớn đến năng suất chất lượng cũng như thiệt hại về kinh tế.

        1. Ghẻ nhám trên bưởi da xanh

        – Triệu chứng bệnh ghẻ nhám trên bưởi da xanh:

        Triệu chứng trên lá: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ như kim châm. Phát triển nhanh thành màu nâu nhạt, nhô về mặt phía dưới của lá. Sau đó, vết bệnh chuyển thành những nốt giống mụn ghẻ, có màu nâu, lá bị cong ngược về phía dưới và biến dạng. Trong trường hợp vườn cây bị nặng, lá sẽ bị vàng và rụng sớm.

        Triệu chứng trên trái: Khi trái cây bị nhiễm bệnh, vỏ sẽ nổi nhiều gai sần sùi, có màu nâu xám rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn.

        Triệu chứng trên cành: Vết bệnh lồi và có biểu hiện như vết bệnh ở trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng. Trường hợp cành non, cành có thể khô và chết.

        – Nguyên nhân và đặc điểm bệnh ghẻ nhám:

        Ghẻ nhám là bệnh do nấm Elsinoe fawcettii gây ra, thường gây hại trên cành non, ngọn và trái non.

        Nấm bệnh tập trung chủ yếu trên lá và cành non của cây đã nhiễm bệnh. Sau đó theo gió và nước lây qua các lá và cây mới, lây trực tiếp hoặc qua vết xước trên cây. Bệnh phát triển và lây lan trong mùa mưa. Gây hại mạnh nhất ở giai đoạn cây ra ngọn non, cành non và trái non. Sau khi bị nhiễm bệnh từ 3-10 ngày, cây bắt đầu thể hiện triệu chứng lên bề mặt lá, cành hoặc trái.

        Với sự tấn công như vậy, bệnh ghẻ nhám vừa làm giảm chất lượng, vừa phá hủy mẫu mã của trái. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị thương phẩm.

        2. Bệnh ghẻ loét trên bưởi da xanh

        – Triệu chứng bệnh ghẻ loét trên bưởi da xanh:

        Bệnh loét thường gây hại trên lá, trái, cành cây. Bệnh lây lan và gây hại nặng trong mùa mưa. Do độ ẩm không khí cao, hoặc do mưa, do tưới cây làm lây lan nguồn bệnh sang các lá khác. Các vườn trồng dày thiếu chăm sóc. Nhất là vườn cây con bị bệnh nặng hoặc bón quá nhiều phân đạm.

        Triệu chứng dễ thấy nhất là trên lá và trái, vết bệnh lúc đầu nhỏ sũng nước màu xanh đậm. Sau đó lớn dần có màu vàng nhạt, mọc nhô lên mặt lá, bề mặt vết bệnh sần sùi, nhìn kỹ ở giữa có vết lõm xuống. Nhiều vết bệnh liên kết lại tạo thành mảng lớn và biến dạng.

        Bệnh nặng làm rụng lá, chết cành, trái không phát triển hoặc rụng. Ảnh huởng rất lớn đến năng suất chất lượng.

        – Tác nhân gây hại ghẻ loét bưởi da xanh:

        Do vi khuẩn Xanthomomas campestris pv. citri (Hasse) Dye gây ra.

        Vi khuẩn tấn công vào mô tế bào của thực vật, nó gây ra tổn thương, vết loét trên tất cả các tế bào ấy. Từ đó vi khuẩn lan truyền nhờ độ ẩm, gió và nước mưa. Do đó, bệnh thường gây hại nặng trong điều kiện thời tiết ẩm, mùa mưa.

        Bệnh loét phát sinh gây hại quanh năm, nhưng bệnh phát sinh phát triển mạnh vào mùa mưa.

        3. Cách phòng trị bệnh ghẻ nhám ghẻ loét trên bưởi da xanh

        Cắt bỏ những cành lá và quả bị bệnh đưa đi tiêu hủy để tránh lây lan.

        Để xử lý bệnh ghẻ nhám ghẻ loét cần sử dụng kết hợp Nano đồng với Vaccin để sát khuẩn, diệt nấm, tăng sức đề kháng cho cây tránh bị tái phát. Sử dụng 2 lần phun xịt cách nhau 3-5 ngày. Nano đồng là đồng tinh chất có tính mát, hạn chế đc 80-90% sự tấn công của nấm bệnh. Vaccin có tác dụng tiêu diệt nhiều loại nấm bệnh. Ngăn chặn sự lây lan của nấm khuẩn trên thân,cành,lá và quả. Ngoài ra, vaccin có enzym kích kháng giúp cây trồng tiết ra kháng sinh, nâng cao khả năng miễn dịch cho cây. Để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất, bà con không phun trực tiếp lên hoa đang trổ, không phun vào buổi trưa nhiệt độ cao (trên 30°C) và cần phun ngay sau khi pha thuốc.

        Để phòng bệnh ghẻ nhám ghẻ loét đạt hiệu quả cao và tiết giảm chi phí sản xuất. Bà con nên phun xịt thuốc sớm vào giai đoạn lá non, trái non. Phun xịt định kỳ 15 ngày/lần.

        Để quản lý bệnh, bà con cần chọn giống cây khỏe mạnh, không có mầm bệnh, vườn cao ráo, thoát nước tốt. Trồng với mật độ thưa, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng .

        Sử dụng Chế phẩm trừ sâu sinh học để phòng trị sâu vẽ bùa. Vì vi khuẩn gây loét thường xâm nhập vào lá thông qua các vết cắn phá hoại của loại sâu này. Phun một lần khi lộc mới nhú và một lần sau đó 1 tuần.

        Do bệnh lây lan chủ yếu qua nước, mưa gió nên bà con lưu ý không nên tưới nước thẳng lên tán cây sẽ làm cho mầm bệnh lây lan mạnh.

        Liên hệ với chúng tôi ngay nếu vườn bạn đang gặp vấn đề !



          Đăng bởi Để lại phản hồi

          Kỹ thuật phòng trừ bướm, trứng, ấu trùng và sâu non đục trái bưởi

          Bưởi da xanh là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, làm cho cuộc sống của nhiều nhà vườn khấm khá. Tuy nhiên, do tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp đã làm cho dịch bệnh và sâu hại ngày càng khó quản lý. Trong các loại sâu hại, sâu đục trái bưởi da xanh là một loại sâu hại đáng ngại nhất vì nó làm thiệt hại năng suất.

          Sâu đục trái bưởi có tên khoa học Citripestis sagittiferella. Vòng đời của sâu đục trái bưởi khoảng 25 – 28 ngày: Trứng 4 – 7 ngày, ấu trùng 9 – 15 ngày, nhộng 7 – 10 ngày, thành trùng (Bướm) 2 – 4 ngày. Khả năng bay xa, một giờ bay được 5km.

          Sâu đục trái Bưởi

          Sâu đục trái tấn công trái bưởi từ khi giai đoạn còn nhỏ đến khi thu hoạch. Khi tấn công trên trái non chúng làm cho trái phát triển chậm và rụng sớm. Đối với trái trưởng thành, sâu dễ dẫn đến thối trái do bộ nhiễm và cũng có thể sẽ rụng sớm. Những trái chưa rụng thì phần thịt cũng bị hư hại, chất lượng kém, không thể tiêu thụ, làm thiệt hại lớn cho nhà vườn.

          Dưới đây là một số biện pháp trừ sâu đục trái trên cây bưởi

          1. Biện pháp tưới nước

          Phun nước thường xuyên 3 đến 4 ngày phun một lần. Bởi vì trứng sâu 5 ngày mới nở, tưới như vậy trứng sẽ rơi xuống đất sẽ bị hư. Trong quá trình sinh trưởng của trái, phun nước sẽ hạn chế gần 80% tỉ lệ sâu hại. Đồng thời, màu sắc trái sẽ sáng bóng hơn. Lựa chọn thời điểm mát mẻ lúc 5-7h sáng hoặc 17-19h để đạt hiệu quả nhất. Bà con nhớ phun trực tiếp vô trái, cuống trái cứng nên sẽ không lo bị rụng.

          2. Biện pháp bao trái

          Đây là biện pháp có hiệu quả và thân thiện với môi trường. Nên tiến hành bao quả khi chấm dứt tỉa thưa quả hay khi quả 1-2 tháng tuổi.

          3. Biện pháp tổng hợp

          Tỉa bỏ những cành yếu ớt, cành hay bị sâu bệnh. Nhằm tạo sự thông thoáng, dễ kiểm tra vườn, cũng như hạn chế nhiều dịch bệnh khác nữa. Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm những trái bị sâu đục đưa đi tiêu hủy để tránh lây lan.

          Cần phun định kỳ thuốc sâu sinh học để diệt trứng sâu và sâu non mới nở trên trái bằng các chế phẩm trừ sâu sinh học như BT (Bacillus thuringiensis). Bà con nên nhớ phun đẫm các mặt của trái để đạt hiệu quả nhất.

          Bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơ, phân bón lá, phân trung vi lượng để giúp nâng cao sức đề kháng của cây trồng, cây trồng phát triển tốt lá to, lớp biểu bì dày khiến sâu non khó xâm nhập lá, hạn chế gây hại.

          Đồng thời nuôi và phát triển các loài thiên địch của sâu đục trái trong vườn như kiến vàng. Và nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách phòng trừ sâu đục trái trên bưởi. Hoặc các vấn đề về sâu, bệnh khác trên cây trồng, để lại thông tin để được tư vấn miễn phí !



            Đăng bởi Để lại phản hồi

            Cây bưởi bị vàng lá là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

            Hiện tượng cây bưởi bị vàng lá cũng giống như con người bị ốm. Tất cả các loại cây trồng đều sẽ bị vàng lá ở một thời điểm nào đó do 3 nguyên nhân chính sau đây:

            1. Dinh dưỡng trong đất bị mất cân đối

            Tình trạng cây bị vàng lá do mất cân bằng dinh dưỡng thường xảy ra đối với vườn sử dụng phân bón tổng hợp NPK, ít bón phân hữu cơ nên thiếu trung vi lượng. Khi thiếu trung vi lượng lá cây sẽ vàng, biến dạng, teo nhỏ như một số hình bên dưới. Xử lý bằng cách tưới hoặc phun thêm dinh dưỡng trung vi lượng cho cây.

            Biểu hiện thiếu trung, vi lượng
            Biểu hiện thiếu trung, vi lượng

            2. Cây bị vàng lá do thối rễ

            Vàng lá thối rễ là bệnh xuất hiện vào cuối mùa mưa và đầu mùa nắng. Rễ cây bị thối, nhiễm bệnh khiến lá đọt bị vàng sau đó lây lan ra toàn cây. Cây bị nhiễm bệnh thường nằm rải rác khắp vườn. Lá bệnh bị vàng cả phiến lá và gân lá như hình dưới.

            Lá vàng do thiếu dinh dưỡng và biểu hiện cây bị vàng lá do thối rễ (phải)
            Lá vàng do thiếu dinh dưỡng và biểu hiện cây bị vàng lá do thối rễ (phải)

            Bệnh xuất hiện nhiều trên các loại cây có bộ rễ ăn nổi như cam, quýt, bưởi, sầu riêng, na, mít, mắc ca, tiêu, điều, cà phê, cây dược liệu, cây hoa hồng,… Hầu như tất cả các loại cây ăn trái, cây hoa, cây công nghiệp đều rất dễ bị nhiễm bệnh do chúng ta đang quá lạm dụng phân hóa học làm thoái hóa đất.

            Bệnh này rất nguy hiểm và có thể làm chết cây nếu như chúng ta xử lý không đúng cách. Đa phần những cây trồng sâu sẽ dễ bị mắc bệnh và khó xử lý hơn. Những cây trồng nổi khi nhiễm bệnh thường chỉ bị thối rễ tơ nên xử lý khá đơn giản bằng bộ giải pháp đặc trị vàng lá thối rễ WAO BOOM.

            Trường hợp cây bị vàng lá thối rễ do lỗi trồng sâu, cổ rễ bị vùi lấp ở dưới đất cần phải được xử lý bài bản hơn. Những cây này khi gặp mưa, đất oi nước thì ngoài việc bị thối rễ tơ còn thối luôn cả rễ cọc nên rất nguy hiểm.

            Biểu hiện thối rễ cọc do cây bị trồng sâu
            Biểu hiện thối rễ cọc do cây bị trồng sâu

            3. Cách xử lý cây bị vàng lá thối rễ do trồng sâu

            Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ do lỗi trồng sâu, ngoài Bộ giải pháp đặc trị vàng lá thối rễ chúng ta cần phải xử lý thêm phần gốc cây. Rễ cọc của cây bị thối lâu ngày chắc chắn sẽ làm thối lan ra các rễ nhanh chính. Các rễ nhánh chính này là khu vực quan trọng, đóng vai trò như các đường ống dẫn nước và dinh dưỡng lên nuôi cây. Các ống này bị tổn thương, bị nén chặt, vùi lấp dưới lòng đất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của cây.

            Để xử lý những cây bị vùi lấp như thế này, chúng ta cần phải moi sạch phần đất xung quanh cổ rễ để tạo thông thoáng. Sau khi moi sạch đất, chúng ta mới bắt đầu tiến hành tưới Bộ giải pháp đặc trị vàng lá thối rễ cho cả phần tán cây và phần gốc để xử lý bệnh.

            Sau khi xử lý bệnh xong chúng ta cần phải cải tạo đất để tránh tình trạng tái phát bệnh ở mùa sau. Cải tạo bằng cách làm cho đất ráo nước, trồng các loại cỏ phù hợp để phá sét tầng sâu tránh oi nước tầng rễ cọc, bón thêm phân chuồng, phân hữu cơ để tăng độ tơi xốp,…

            Để có được cách làm cụ thể cũng như xử lý bệnh vàng lá thối rễ hiệu quả trên từng loại cây, bạn vui lòng gọi vào 👉Hotline tư vấn trực tuyến: 0978.497.345 

            ⫸ Xem thêm: 3 bước phục hồi vàng lá thối rễ bền vững

            Đăng bởi Để lại phản hồi

            Biện pháp xử lý phòng trừ nhện gây hại trên bưởi da xanh

            Nhện đỏ là một loài gây hại trong vườn ảnh hưởng đến nhiều loại cây, đặc biệt là cây bưởi.

            Nhện đỏ chích hút nhựa cây trên lá non, chồi non, nụ hoa, cuống hoa, trái non làm cho cây còi cọc, không lớn được. Lá và hoa sẽ bị khô héo và rụng, trái non thì bị sần sùi, không phát triển được. Và từ đó chất lượng trái sẽ giảm sút, gây thất thu lớn cho nhà vườn. Vậy làm thế nào để phòng trừ nhện đỏ bưởi da xanh, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây.

            1. Biện pháp xử lý nhện gây hại trên bưởi da xanh

            Nhện đỏ rất sợ nước, vì nó không có khả năng bám dính. Đối với nhà vườn thường xuyên bị nhện gây hại. Xử lý Nhện đỏ bằng cách phun bộ giải pháp phòng trừ nhện gây hại. Bộ giải pháp sẽ ký sinh tiêu diệt cả nhện trưởng thành và trứng nhện trên bề mặt lá nên mật độ sẽ giảm rất nhanh; làm dày lá, tăng diệp lục. Bà con nên xịt ướt đẫm cả hai mặt của lá. Sau hai lần phun xịt cách nhau 3-5 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

            LƯU Ý: Bà con nên phòng nhện đỏ trước mùa khô. Thời điểm thích hợp nhất là ngay sau khi hoa rụng cánh. Sử dụng phân bón lá kết hợp với nấm xanh nấm trắng phun định kỳ 15 ngày/lần. Tránh phun vào thời điểm sau mưa hoặc sau khi tưới nước.

            Ngoài ra, Tưới nước thẳng lên tán lá thường xuyên, việc đó sẽ giúp rửa trôi nhện đỏ. Đặc biệt, phun nước lên lá vào mùa nắng nóng có thể làm giảm mật độ nhện. Do chúng thích sống ở môi trường khô ráo. Khi phun nước rửa lá cây, môi trường sống của đám nhện bị thay đổi. Trong điều kiện ẩm ướt, chúng sẽ tự bị đảo thải và không còn cơ hội gây hại trên cây trồng . Trước khi cây ra hoa, phun nước rửa lá cây thật kĩ. Cách làm này không chỉ giúp cây quang hợp tốt hơn. Mà còn trừ nhện đỏ, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

            2. Đặc điểm gây hại của nhện đỏ

            Nhện đỏ là loại dịch hại li ti hút nhựa cây. Cơ thể của nhện đỏ có hình bầu dục, trồng như con mạt gà, dài khoảng 0.3-0.4 mm. Nhện trưởng thành có 8 chân, màu nâu đỏ, không có cánh, bò nhanh. Cả nhện trưởng thành và ấu trùng chủ yếu sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những búp lá non cho đến khi lá trở thành bánh tẻ, trên bề mặt nụ hoa, cuống đài hoa và trên vỏ trái non. Khi bị nhiễm nhện đỏ với số lượng lớn, cây có thể bị chết.

            Vòng đời của nhện đỏ
            Vòng đời của nhện đỏ

            Nhện hay xuất hiện ở mặt dưới của lá khi khí hậu khô nóng để chích hút dinh dưỡng của cây. Nhện đỏ xuất hiện trong vườn có kỹ thuật canh tác hạn chế. Mật độ cây dày, tán giao nhau làm giảm sự thông thoáng của vườn. Bên cạnh đó, việc vệ sinh vườn không thường xuyên cũng tạo cho nhện tồn tại phát triển.

            Nhện đỏ gây hại trên lá
            Nhện đỏ gây hại trên lá

            Thức ăn duy nhất của nhện đỏ là diệp lục trên lá bưới, diệp lục mất đến đâu lá cây bạc màu đến đấy. Những tổn thương hở mà nhện đỏ tạo ra trên lá cây là nơi mà vi khuẩn, vi rút, nấm bệnh dễ dàng xâm lấn và tấn công ở cây. Mất diệp lục tức là cây mất công dụng quang hợp, lá cây không còn tổng hợp được dinh dưỡng nữa. Lá cây rụng, kết quả toàn bộ quá trình sinh trưởng cây bị đảo lộn. Từ đó, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất.

            Nhện đỏ gây hại trên trái
            Nhện đỏ gây hại trên trái

            Lời kết:

            Trước diễn biến phức tạp của thời tiết thì việc phòng trừ nhện đỏ là hết sức quan trọng. Song song với việc sử dụng chế phẩm sinh học, bà con cần có biện pháp để tăng sức đề kháng cho cây, và bảo vệ được các loại thiên địch.

            Trên đây là một số biện pháp phòng trừ nhện đỏ được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hi vọng nó hữu ích cho khu vườn của bạn !