Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh héo vàng hại cà chua: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh héo vàng hại cà chua thường xuất hiện trên cây cà chua trưởng thành sau khi ra hoa. Bệnh khiến toàn cây chuyển vàng, cuối cùng cây bị chết héo. Thiệt hại không nhỏ tới năng suất và chất lượng cà chua. Bài viết này giúp bà con nhận biết triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây cà chua. Từ đó có biện pháp phòng trừ bệnh sớm và hiệu quả.

1. Tác nhân gây nên bệnh héo vàng hại cà chua

Bệnh héo vàng hại cà chua do nấm Fusarium oxysporum gây ra.

Nấm bệnh lây lan nhờ gió, mưa và tác động của con người. Nấm bệnh cũng có thể lan truyền qua hạt giống và có thể tồn tại rất lâu trong đất, tàn dư cây trồng. Điều kiện thích hợp cho nấm phát triển là nhiệt độ từ 18-34 độC, độ ẩm cao, bón thừa đạm, thiếu lân hoặc kali. Dùng phân chuồng không ủ hoai và vườn không thoát nước. Nấm gây bệnh xâm nhập qua các vết thương ở rễ hoặc trên thân do quá trình chăm sóc hoặc bị côn trùng cắn phá.

2. Triệu chứng bệnh héo vàng hại cà chua

Cây bị bệnh thường các lá ở gốc biến vàng, ban đầu từ lá chét của một bên cây, sau đó lan ra toàn cây; lá héo rủ màu vàng không bị rụng. Bệnh nặng cây bị chết.

Héo vàng hại cây cà chua
Héo vàng hại cây cà chua

Khi chẻ dọc thân ở phần phía dưới gốc thấy mạch xylem bị biến màu nâu đậm hoặc nâu đỏ. Sự biến màu có thể lan lên phần mạch dẫn phía trên, thậm chí tới cả cuống lá.

Cây bị bệnh ban ngày héo, ban đêm phục hồi, cây sinh trưởng phát triển kém, sau 1 – 2 tuần cây sẽ chết hoàn toàn.

3. Biện pháp phòng trị

Xử lý cây bị bệnh:

Để xử lý bệnh héo vàng hại cây cà chua, trước hết bà con thu gom tàn dư cây bị bệnh đem đi tiêu hủy đế tránh lây lan. Sau đó Sử dụng VACCIN kết hợp với Siêu đồng phun xịt ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn, diệt nấm ngăn chặn nấm bệnh lây lan. Đồng thời tăng kích kháng cho cây, giúp cây chống chọi với nấm bệnh tốt hơn.

Bà con tiến hành phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

Bên cạnh đó, bà con cho tưới bộ giải pháp WAO BOOM để tiêu diệt sạch nấm Phytophthora trong đất, tránh trường hợp nấm còn trong đất và có thể tiếp tục phát sinh gây hại lên cây.

Phòng bệnh:

Để hạn chế héo vàng hại cây cà chua cần đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa. Chủ động hệ thống tưới tiêu, không tưới quá ẩm, trồng cây với mật độ phù hợp với từng giống.

 Có biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc hợp lý. Cung cấp đầy đủ cân đối dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng

Bón cân đối giữa đạm, lân, kali, tuyệt đối không bón thừa đạm. Đặc biệt bón phân chuồng được ủ với nấm Trichoderma.

Phun phòng định kỳ bằng Vaccin kết hợp Siêu đồng để diệt nấm đồng thời tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây chống chọi tốt hơn với nấm bệnh.

Tưới phòng bằng giải pháp WAO BOOM  để cải tạo đất tơi xốp, bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất giúp hạn chế nấm bệnh phát sinh trong đất.

Có thể bạn quan tâm:

Để lại thông tin vào bảng dưới đây nếu bạn đang cần hỗ trợ vấn đề về cây cà chua hoặc vấn đề về cây trồng !



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Bệnh thán thư hại cà chua và biện pháp phòng trị hiệu quả

    Cà chua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Cà chua rất giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, là những vi chất cần thiết để duy trì một sức khỏe tốt. Hiện nay cà chua cũng là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cho người trồng. Vì mở rộng quy mô, mở rộng diện tích nên sâu bệnh đang hoành hành trên cà chua. Một trong những bệnh thường gặp là: Bệnh thán thư hại cà chua.

    1. Biểu hiện bệnh thán thư hại cà chua:

    Bệnh có thể hại trên thân, lá, quả và hạt, nhưng chủ yếu hại trên quả vào giai đoạn chín.

    Bệnh thán thư hại cà chua

    Đốm bệnh lúc đầu hình tròn, úng nước hơi lõm xuống. Sau đó đốm bệnh lan dần ra, có đường kính 0.5 đến 1 cm tâm vết bệnh có màu nâu đen, viền màu nâu xám. Bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm những chấm nhỏ li ti màu đen nhô lên. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô có màu trắng vàng bẩn. Nấm có thể gây hại trên các chồi non, gây hiện tượng thối ngọn, chồi bị hại có màu nâu đen, bệnh có thể phát triển nặng làm cây bị chết dần hoặc quả ít, chất lượng kém.

    2. Nguyên nhân gây bệnh thán thư hại cà chua

    Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum phomoides gây ra. Bệnh thường gây hại trên quả đang hoặc đã chín, đôi khi ở trên quả già khi có mưa nhiều hoặc đổ ẩm không khí cao. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa, hoặc vườn tưới nhiều nước.

    3. Biện pháp phòng trị

    Để xử lý bệnh thán thư hại cà chua trước hết bà con thu gom cây bị bệnh đưa đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng kết hợp Nano đồng + Vaccin với tỉ lệ 1:1. Đây là bộ đôi một chai diệt khuẩn, một chai diệt sạch các loại nấm gây hại trên cây trồng trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường. Kết hợp bổ trợ cho nhau cực tốt. Giúp cân bằng lại hệ sinh thái vườn, đặc trị bệnh sau 2 lần phun.

    Đồng thời, bổ sung dinh dưỡng phân bón lá Amino acid, tăng 30% khả năng quang hợp của cây, giúp lá dày, mập đọt.

    Vào buổi chiều tối tránh tưới nhiều nước.

    Trồng đúng mật độ.

    Luân canh với cây trồng khác.

    Vệ sinh vườn, thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Cách phòng và trị bệnh lở cổ rễ trên cà chua

    Bệnh lở cổ rễ trên cà chua là một trong những bệnh thường gặp và gây hại nghiêm trọng đến sự sinh trưởng phát triển của cây cũng như giá trị kinh tế người trồng. Bệnh gây hại trên tất cả các giai đoạn của cây trồng. Bài viết dưới đây tôi sẽ đưa ra một số biện pháp phòng và trị bệnh lở cổ rễ trên cà chua.

    1. Tác nhân gây nên bệnh lở cổ rễ trên cà chua

    Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, có thể làm giảm tới 60% năng suất cây trồng. Nấm phát triển trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp 23 – 26 độ C.

    Bệnh lưu tồn trong tàn dư cây bị bệnh và trong đất dạng hạch nấm và sợi nấm; hạch nấm có thể sống trong nước hàng năm, gặp điều kiện thuận lợi hạch nấm nảy mầm gây bệnh cây trồng, lây lan qua nước, đất trồng, cây con.

    2. Biểu hiện bệnh lở cổ rễ trên cà chua

    Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng gây thiệt hại chủ yếu cho cây con trong vườn ươm đến một tháng sau khi trồng.

    Cây con: Cổ thân bị úng và teo lại, cây bị gãy ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới bị héo. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo trồng.

    Cà chua bị lở cổ rễ

    Cây lớn: Bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là  phần gỗ thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bị bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gãy, cây chậm phát triển và thường bị chết.

    Gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm, đôi khi thấy hạch nấm màu nâu đen.

    3. Biện pháp phòng trị

    Biện pháp sinh học

    Để xử lý bệnh lở cổ rễ trên cà chua bà con sử dụng bộ sản phẩm hữu cơ vi sinh WAO BOOM. Đây là bộ sản phẩm giúp bạn sát khuẩn hết các chất độc đang tồn tại xung quanh rễ. Tiếp sau đó sẽ diệt hết nấm bệnh đồng thời kích thích, tái tạo lại bộ rễ tơ mới trong thời gian ngắn. Bộ sản phẩm còn giúp bảo vệ rễ. Giúp rễ tránh được tuyệt đối sự xâm hại của nấm bệnh từ bên ngoài.

    Ngoài ra, bộ sản phẩm này còn giúp bổ sung dinh dưỡng 2 chiều (cả qua lá và qua rễ) giúp cây phục hồi rất nhanh. Amino acid trong bộ sản phẩm được chiết xuất từ vỏ tôm, cua, cá và cả xương động vật giúp cây trồng hấp thu đủ dưỡng chất để tái tạo đọt mới, tăng 30% khả năng quang hợp cho cây giúp tăng hàm lượng cacbonhyđrat ở rễ từ đó điều hòa quá trình vận chuyển dinh dưỡng giúp đọt mập hơn. Cứ 3 tháng bà con bổ sung 1 lần bộ sản phẩm Wao boom.

    Bên cạnh việc sử dụng bộ sản phẩm tưới gốc, đồng thời bà con sử dụng Vắc xin kết hợp Nano đồng với tỉ lệ 1:1 để phun xịt trên thân cành lá. Giúp tăng khả năng kích kháng cho cây, chống chọi lại nấm bệnh gây hại.

    Biện pháp canh tác:

    Vệ sinh vườn, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước.

    Nhổ bỏ những cây bị bệnh để tránh lây lan.

    Chọn hạt giống khỏe, không mang mầm bệnh.

    Luân canh cây trồng với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh.

    Bảo đảm nguồn nước tưới phải sạch.

    Chọn đất trồng phải cao ráo, dễ thoát nước; vườn ươm thoát nước tốt không có bóng râm. Đất vườn ươm phải xử lý trước khi gieo như đốt rơm rạ hoặc xử lý vôi.

    Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục bằng nấm đối kháng Trichoderma. Không bón quá nhiều đạm.

    Nếu vườn bạn đang gặp vấn đề, điền thông tin vào bên dưới. Đội ngũ kỹ thuật Wao sẽ hỗ trợ bạn xử lý kịp thời !!!



      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Bệnh sương mai trên cà chua và các phương pháp hạn chế

      Bệnh sương mai do nấm Phytophthora infestans gây ra. Là bệnh rất phổ biến trên cây cà chua. Bệnh sương mai trên cà chua xuất hiện khi trời lạnh, đêm và sáng sớm có nhiều sương mù. Hoặc có mưa nhỏ, ban ngày trời âm u, ít nắng. Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây cà chua, bệnh sương mai có thể kéo dài trong toàn bộ quá trình phát triển từ cây con cho tới khi cây ra hoa ra quả đến thu hoạch.

      1. Triệu chứng bệnh sương mai trên cà chua:

      Trên lá: Ban đầu vết bệnh có hình tròn hoặc bán nguyệt, màu xanh tối. Những vết này lan rộng nhưng không có hình dạng cụ thể và dần chuyển sang màu nâu đen. Nếu bị nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau làm cho lá bị chết khô hoặc bị thối, mặt dưới sẽ lá mọc ra một lớp nấm mầu trắng.

      Trên thân, cành: Ban đầu vết bệnh có hình bầu dục nhỏ, nếu thời tiết thuận lợi, nấm bệnh sẽ lan rộng dần bao quanh và kéo dài dọc theo thân cành, chỗ bị bệnh nâu sẫm lại hơi lõm xuống và úng nước.

      Trên hoa: Bệnh sương mai xuất hiện dưới hình dạng các đốm nâu hoặc nâu đen tại khu vực đài hoa ngay sau khi nụ hình thành. Từ đài, bệnh lan dần sang cánh hoa, cuống hoa và làm cho cả chùm hoa bị rụng. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh sản, thụ phấn và đậu quả của cây, dẫn đến suy giảm năng suất.

      Trên quả: Ban đầu vết bệnh chỉ là một điểm nhỏ trên vỏ trái hoặc trên núm mầu nâu nhạt, sau chuyển dần sang mầu nâu đen rồi lan ra khắp bề mặt trái. Thịt trái trở nên khô cứng, vỏ trái xù xì lồi lõm. Nếu ẩm độ không khí cao, trên vết bệnh cũng mọc lên một lớp nấm trắng xốp. Những quả cà chua đã nhiễm bệnh nặng sẽ dần thối nhũn, là cơ hội cho nhiều loại nấm phụ sinh khác như Fusarium xâm nhập.

      2. Nguyên nhân gây nên bệnh sương mai trên cà chua

      Bệnh do nấm ký sinh chuyên tính Phytopthora infestans (Mont.) de Bary gây ra.

      Bệnh phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều độ ẩm cao, mưa nắng thất thường, trời âm u có sương mù, ở các vùng đất trũng, ít thoát nước, bón phân không cân đối, bón thừa đạm.

      3. Biện pháp hạn chế

      Hiện nay, bệnh sương mai vẫn chưa có cách nào để điều trị triệt để, bà con chỉ có thể phòng bệnh và chủ động chăm sóc vườn, giúp cây có sức đề kháng cao để chống chọi với bệnh.

      Bà con dùng biện pháp sinh học để phòng bệnh cho cây bằng cách. Sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ với phân chuồng hoai mục 7 – 10 ngày để bón lót. Đồng thời sử dụng kết hợp VaccinSiêu đồng để phòng bệnh trên thân, cành, lá, quả. Siêu đồng dùng để sát khuẩn, Vắc xin giúp kích kháng cây trồng, ngăn ngừa nấm bệnh lây lan. Bà con cho sử dụng hai lần cách nhau 5 ngày để phòng bệnh được hiệu quả nhất. Dùng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).

      Vệ sinh vườn thường xuyên, thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh. Bón vôi, phân hữu cơ trước khi gieo trồng. Bón phân cân đối, tăng lượng bón phân kali và lân.

      Vườn ươm phải là nơi đất cao ráo, sạch sẽ, thoát nước tốt. Không nên trồng cà chua gần ruộng khoai tây và không luân canh kế cận với khoai tây.

      Thường xuyên kiểm tra vườn, nhằm phát hiện bệnh kịp thời để có hướng giải quyết.

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh xoăn lá ở cà chua

      Nấm, vi khuẩn, côn trùng,…thường là những nguyên nhân gây ra các bệnh thường gặp ở cây cà chua. Bệnh xoăn lá ở cà chua cũng đang là vấn đề nan giải với người trồng. Chúng khiến cây sinh trưởng kém, không tạo ra năng suất chất lượng, làm ảnh hưởng đến giá trị kinh tế. Do đó việc phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời là vô cùng quan trọng. Bài viết này WAO sẽ chia sẻ với bạn cách giải quyết tốt nhất cho bệnh xoăn lá ở cà chua.

      1. Triệu chứng xoăn lá ở cà chua

      Cây bị bệnh lá bị vàng trong khi gân lá còn xanh tạo thành vết xanh vàng loang lỗ. Lá nhỏ lại, nhăn nheo và thô cứng.

      Các lá ngọn bị xoăn vàng, nhăn nheo, cây sinh trưởng kém, thấp nhỏ, phân nhiều cành, không phát triển được. Nếu bị giai đoạn đầu cây còi cọc, cây cà chua không ra quả.

      Cây bị bệnh sớm và nặng có thể chết. Nếu bị muộn và nhẹ hơn lá non ra sau bị xoăn, cây có thể ra hoa và quả nhưng sẽ rụng nhiều; nếu có quả thì quả nhỏ, méo mó, cứng, chất lượng kém.

      Biểu hiện xoăn lá ở cà chua
      Biểu hiện xoăn lá ở cà chua

      2. Tác nhân gây bệnh xoăn lá ở cà chua

      Đây là bệnh do virus vàng xoăn lá cà chua gây ra. Với tác nhân chính từ côn trùng, đất và tàn dư của bệnh. Những cành nhiễm bệnh thường không có khả năng phục hồi. Bệnh có thể xuất hiện gần như ở hầu hết các giai đoạn. Tuy nhiên thời kỳ ra hoa bệnh gây hại mạnh nhất.

      Bệnh xoăn lá không lây truyền qua hạt giống mà nguồn bệnh lây lan chủ yếu do virus tồn tại trong cơ thể của bọ phấn trắng. Khi mật độ của các loại rệp và bọ phấn này tăng lên thì tỷ lệ cây bị bệnh cũng tăng lên.

      3. Biện pháp phòng trừ

      Biện pháp trừ bệnh:

      Tiến hành nhổ bỏ đối với những cây đã bị nặng; cắt tỉa bấm bỏ cành bệnh đối với những cây mới chớm bị, mang ra khỏi vườn đem đi tiêu hủy để tránh lây lan. Sau đó sử dụng chế phẩm sinh học Mig 29 phun đều lên tất cả các bộ phận của cây và vùng đất dưới tán cây để kiểm soát bệnh. Đồng thời Mig 29 giúp tăng khả năng kích kháng cho cây trồng ngăn ngừa bệnh tái phát. Phun 2-3 lần mỗi lần cách nhau 5 ngày để chữa dứt điểm.

      Mig 29 với thành phần chứa Chitosan (vaccin thực vật) và chất kích kháng Elicitor 250 đặc biệt hữu hiệu để phòng ngừa bệnh do virus, vi khuẩn gây hại trên cây trồng.

      Biện pháp phòng bệnh:

      Trước khi trồng vụ mới phải dọn dẹp và tiêu hủy sạch tàn dư cây trồng ở vụ trước..

      Trước khi xuống giồng bà con cần xử lý nấm bệnh tồn tại trong đất bằng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM.

      Bà con chọn giống cây có khả năng kháng virus và sâu bệnh tốt.

      Bà con nên phun phòng định kỳ cho cây bằng chế phẩm sinh học Mig 29. Phun định kỳ 7-15 ngày/lần.

      Tiêu diệt côn trùng gây hại: Bà con chủ động phun các chế phẩm sinh học để diệt côn trùng.

      • Phun CNX-RS để tiêu diệt rầy, rệp
      • Phun Bio bug để tiêu diệt bọ trĩ,…

      Khi bón phân chú ý bón đúng liều lượng, đúng thời gian, không bón thừa đạm. Bón quá nhiều phân đạm sẽ khiến lá phát triển tốt, thân lá mềm. Đây là điều kiện cho bọ trĩ, bọ phấn,… truyền bệnh nhanh hơn.

      Thường xuyên kiểm tra vườn, theo dõi sự xuất hiện và phát triển của các loại sâu để có biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt là thời điểm 25 – 30 ngày sau khi mọc bởi đây là giai đoạn quyết định mức độ và tỷ lệ mắc bệnh của cây.

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Hướng dẫn cách trồng cà chua tạo năng suất hiệu quả

      Cây cà chua có tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller, nó có nhiều giá trị dinh dưỡng và dễ chế biến, thời gian sinh trưởng 120-135 ngày tùy theo giống. Đất phù hợp để cà chua là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giầu mùn và dinh dưỡng, pH < 5,5%. Bài viết dưới đây tôi sẽ hướng dẫn bà con cách trồng cà chua tạo năng suất chất lượng.

      1. Thời vụ trồng cà chua

      Vụ đông xuân: trồng tháng 10 – 11 dương lịch, thu hoạch vào tháng 1 – 2.

      Vụ xuân hè: trồng tháng 12 – 1 dương lịch, thu hoạch vào 3 – 4 dương lịch.

      Vụ hè thu: trồng tháng 6 – 7 dương lịch thu hoạch vào tháng 9 – 10.

      2. Chuẩn bị nguyên liệu đất trồng cà chua

      50% đất đã qua sử dung.

      50 % còn lại bao gồm: Phân chuồng hoai mục, bột đậu tương, vôi bột, một ít NPK, mụn dừa đã qua xử lý, lân, vỏ trứng,..

      Trộn tất cả lại ( trừ Lân) ủ 3 tuần, bà con nhớ trộn đều lên. Đất nóng lên vi trùng, vi khuẩn chết hết. Đậu tương và vôi dùng để khử trùng đất.

      Sau khi đất nguội, trộn thêm ít lân và Trichoderma để kháng nấm. Dùng bạt đậy lại chỗ phân ủ. Ủ 2-3 ngày, đến ngày thứ 4 pha Humic hoặc Trichoderma, tưới đều vào đất cho đất ẩm lên, cứ 2-3 ngày lại tưới 1 lần, cho đến khi đất nguội hẳn thì đưa đi trồng. Sở dĩ phải ủ đất là vì diệt hết vi khuẩn có hại, giúp đất có môi trường sinh trưởng khỏe mạnh.

      Lưu ý: Giai đoạn cây con hạn chế bón phân gà. Bà con lựa chọn cây ươm mập khỏe, kháng bệnh tốt.

      3. Làm đất:

      Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là một tuần trước khi lên luống trồng cây con.

      Luống cà chua có rãnh rộng 20 – 25cm, chiều rộng 110 – 120cm, cao 30cm. Các luống nên bố trí theo hướng Đông – Tây.

      4. Mật độ trồng và cách trồng:

      Tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mức độ phì nhiêu của đất mà quyết định mật độ trồng cà chua nhưng có thể bố trí như sau: Hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 40cm- 60cm.

      Khi trồng bà con nên cắt bớt rễ cái (nếu quá dài) để cho cây bén rễ nhanh.

      Trong luống bà con nên trồng cùng loại kích cỡ cây con để tiện chăm sóc.

      Nên trồng cà chua vào buổi chiều. Sau khi trồng ấn nhẹ đất vào gốc cây và làm bằng phẳng đất xung quanh gốc. Trồng xong tưới nước cho cà chua ngay.

      5. Phân bón:

      Cà chua là cây vừa sinh trưởng dinh dưỡng, vừa sinh trưởng sinh thực. Vì thế, để đạt năng suất cao, cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Bà con nên cần bón lót phân hữu cơ, bón thúc nhiều lần.

      Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín cây cần chất dinh dưỡng nhiều nhất.

      * Cách bón phân:

      Bón lót : toàn bộ phân hữu cơ ( chuẩn bị như ở trên) Để cây mọc mầm khoẻ, rễ phát triển mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt.

      Bón thúc: Chia làm 4 thời kỳ, (Bón thúc 1sau trồng 15-20 ngày , bón thúc 2: khi cây bắt đầu ra hoa rộ, bón thúc 3 bắt đầu thu quả, bón thúc 4 thu hoạch rộ) kết hợp nhặt cỏ dại vun xới lấp kín phân bón, chú ý không nên bón phân sát gốc cây, bón cách gốc từ 15-20 cm

      + Thúc lần 1:7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. Giúp ra rễ nhanh, mau xanh tốt sau khi trồng.

      + Thúc lần 2 : 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. Ra hoa, đậu quả nhiều, quả to.

      + Thúc lần 3: 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK. giúp quả to, nặng, đẹp.

      + Thúc lần 4: 7 kg Urê + 7 kg Kali + 5kg NPK.
      Giai đoạn ra hoa, đậu quả và nuôi quả : Phun phân bón lá A4. Giúp cây cây tăng hấp thu dinh dưỡng qua lá, tăng quang hợp, tăng ra hoa, đậu quả. Giúp quả to, nặng, màu sắc đẹp, chất lượng ngon.

      Bón bổ sung: Trong quá cây trình sinh trưởng phát triển, bà con cần bổ sung phân bón trung vi lượng như Sao đỏ ( đây là loại phân bón dễ tan, dễ tiêu, dễ hấp thụ). Bà con nên phun phòng sâu bệnh cho cây bằng các chế phẩm sinh học như Vaccin kết hợp Nano đồng để phòng trị bệnh héo xanh; Biobug kết hợp Siêu đồng để phòng trị xoăn lá, chế phẩm trừ sâu sinh học như BT (Bacillus thuringiensis).

      Liên hệ với đội ngũ kỹ thuật WAO để giải quyết ngay những vấn đề vườn bạn đang gặp phải !

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Bệnh héo xanh cây cà chua và biện pháp phòng trị hiệu quả

      Ở Việt Nam, bệnh héo xanh đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng cà chua chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây cùng họ cà nhiều năm. Hiện nay, héo xanh trên cây cà chua vẫn đang là một bệnh nan giải đối với người trồng. Bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng cũng như giá trị kinh tế.

      1. Triệu chứng bệnh héo xanh cây cà chua

      Bệnh héo xanh cà chua xảy ra trong hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, thường gặp nhất là ở giai đoạn cây ra hoa đậu quả.

      Cây nhiễm bệnh biểu hiện ban đầu là cây đang xanh tươi tự nhiên héo đột ngột vào ban ngày, nhất là giai đoạn buổi chiều. Về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống. Cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục xuống và chết. Bệnh có thể gây cây chết từng cụm và lan rộng nếu không có biện pháp phòng trừ đúng cách.

      2. Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:

      Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra.

      Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện độ ẩm đất cao, nhiệt độ từ 24–38 độC. Đất trồng có nhiều tàn dư bệnh vụ trước, đất ít mùn và trũng thấp, trồng cây với mật độ cao, bón dư đạm.

      Vi khuẩn héo xanh xâm nhập vào rễ hoặc thân cây. Thường là những cây bị cắt hoặc bị thương do cấy ghép, trồng trọt hoặc các loài sâu bệnh. Nhất là loài đất như sùng, hà, bọ nhảy sọc cong, dế, tuyến trùng…gây vết thương ở rễ. Vi khuẩn này làm tắc các mô dẫn nước trong thân cây. Nước và các chất dinh dưỡng không thể vận chuyển đến các cành cây và lá, khiến cây chết nhanh chóng.

      3. Biện pháp phòng trừ

      Chọn cây giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.

      Bà con cần vệ sinh sạch sẽ tàn dư cây vụ trước, nên luân canh với cây trồng khác họ cà.

      Bà con cần xử lý đất trước khi trồng đối với các đối tượng hại rễ bằng bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM

      Đất trồng cà chua không nên trồng liền vụ với các cây họ cà.

      Trồng cà chua ở những nơi cao, đảm bảo cho cây không bị chết úng khi đọng nước, môi trường không yếm khí thì vi khuẩn héo xanh ít tập trung xâm nhiễm rễ cây trồng.

      Việc tưới nước cần đảm bảo vườn cây không quá khô hay quá ẩm. Vì nếu bị khô quá rễ cây sẽ bị đứt, tạo cửa ngõ cho vi khuẩn héo xanh xâm nhập gây hại.

      Để giúp xua tan nỗi lo bệnh héo xanh do vi khuẩn WAO xin giới thiệu tới bà con bộ giải pháp đã được sử dụng rất thành công trong việc xử lý phòng héo xanh do vi khuẩn trên cà chua, đó là:

      Bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM

      Bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM có tác dụng rất tốt trong việc tiêu diệt và khống chế các bệnh do nấm, khuẩn gây bệnh héo xanh cà chua,…. giúp kích thích bộ rễ phát triển, giúp cây hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

      Bộ giải pháp với thành phần chính là nấm đối kháng Chaetomium, Trichoderma. Nấm đối kháng Chaetomium, Trichoderma giúp ức chế, cạnh tranh dinh dưỡng và tiêu diệt được các vi sinh vật gây bệnh héo xanh (nấm và vi khuẩn có hại). Sau khi tiêu diệt nấm bệnh chúng sẽ cạnh tranh tuyệt đối môi trường sống của nấm bệnh, ngăn ngừa không cho nấm bệnh xâm nhập lại rễ sau khi đã sử dụng. Giúp rễ phát triển mạnh, mập mạp, cứng cáp.

      Bà con sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM pha cho 800 lít nước sử dụng định kỳ 10-15 ngày/lần đặc biệt vào thời kỳ trước và trong giai đoạn cây ra hoa đậu trái (là thời điểm cà chua dễ bị nhiễm héo xanh nhất). 

      Đọc thêm:

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Kỹ thuật trồng cây cà chua từ A đến z

      Canh tác cây cà chua
      Canh tác cây cà chua

      Cà chua là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Từ cà chua có thể chế biến được vô số các món ăn ngon, bổ dưỡng và đẹp mắt. Chính vì lẽ đó mà cà chua là một trong những thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi bà nội trợ Việt. Vậy kỹ thuật trồng cây cà chua như thế nào để đạt năng suất cao ?

      1. Những điều cần biết khi trồng cà chua

      1.1. Thời vụ

      Cà chua là một trong những loại cây trồng có tính thời vụ, ta cần phải tìm hiểu để biết thật chính xác thời điểm gieo hạt, đảm bảo rằng cây cà chua có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể trong điều kiện thời tiết thích hợp, cho ra nhiều quả và ít sâu gây hại. Ở nước ra, có 3 vụ để trồng cà chua:

      – Vụ đông xuân:

      Cà chua được gieo hạt vào tháng 10 đến tháng 11 dương lịch và thời gian thu hoạch là khoảng 3 tháng tính từ thời điểm gieo hạt, tức vụ đông xuân chúng ta có thể thu hoạch cà chua vào khoảng tháng 1 – 2.

      – Vụ xuân hè:

      Hạt cà chua được gieo vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 dương lịch.

      Vụ hè thu:

      Gieo hạt vào tháng 6, tháng 7 dương lịch và có thể thu hoạch trong khoảng thời gian tháng 9 -10 dương lịch.

      1.2. Yêu cầu về đất trồng trong kỹ thuật trồng cây cà chua

      Để cây cà chua sinh trưởng và phát triển tốt nhất, cho năng suất cao thì đất trồng cà chua cũng phải là loại đất giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp, phù hợp nhất sẽ là đất pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa.

      Nếu đất trồng là đất đã phai màu, có độ pH nằm trong khoảng 6.0 – 6.5 thì cần phải bón thêm vôi và bổ sung phân bón vào đất trước khoảng thời gian ít nhất là một vài tuần trước khi tiến hành gieo trồng.

      Trồng cà chua tốt nhất nên trồng theo luống, mỗi luống có chiều rộng khoảng 110 – 120 cm, rãnh rộng ít nhất từ 20 – 25 cm theo hướng Đông – Tây. Mùa hè mưa nhiều, chính vì thế trong vụ hè ta nên làm luống cao hơn để tránh hiện tượng ngập úng khiến cây thối rễ và chết.

      1.3. Mật độ trồng, thời gian trồng

      – Mật độ trồng:

      Khi trồng hoặc gieo hạt cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hàng với hàng là 80cm, cây cách cây từ 40 – 60cm hoặc rộng hơn tùy vào loại giống.

      – Thời gian trồng:

      Thời điểm thích hợp nhất để trồng cà chua trong ngày chính là vào buổi chiều, từ 3 – 5 giờ đối với mùa đông còn mùa hè thì có thể tiến hành muộn hơn sau khi nắng tắt. Và cũng nên chọn những ngày thời tiết mát mẻ, không nắng gắt hoặc mưa nhiều để cây giống sinh trưởng và phát triển tốt.

      2. Chi tiết kỹ thuật trồng cây cà chua

      2.1. Trồng bằng hạt

      – Xử lý hạt trước khi gieo:

      Đun một ấm nước sôi, pha nước theo tỷ lệ 3 nóng: 2 lạnh rồi đổ hạt cà chua vào chậu nước, ngâm khoảng 3 tiếng rồi vớt ra, đổ hạt vào một chiếc khăn vải mỏng ủ ở nhiệt độ 25 – 30 độ đến khi thấy hạt bắt đầu nứt nanh thì đem gieo.

      – Gieo hạt:

      Gieo hạt vào từng hốc đã được phân chia sẵn khoảng cách theo một mật độ trồng nhất định (đã đề cập đến ở phần trên). Sau đó phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt. Bạn nên làm một giàn che đơn giản bằng nilong để bảo vệ cho hạt giống nảy mầm và phát triển tốt, không bị chuột hay sâu bọ cắn phá.

      – Giá thể:

      Giá thể thường được làm bằng xơ dừa đã qua xử lý. Thường dùng để phủ lên trên bề mặt của hạt giống sau khi gieo, có công dụng dự trữ nước, giữ nhiệt, tăng độ ẩm và giúp trao đổi không khí.

      2.2. Trồng bằng cây con

      – Làm đất trồng:

      Để trồng cà chua bằng cây con, trước khi trồng, đất trồng cần được cào cuốc cho tơi xốp và đánh thành các luống để sau khi trồng, rễ cây có thể dễ dàng bám chắc vào đất và lan rộng ra các khu vực xung quanh. Làm luống cũng giúp cho việc trồng và chăm bón cây được dễ dàng và thuận lợi hơn.

      – Kỹ thuật trồng cà chua bằng cây con:

      Cây con khi trồng thường có chiều cao từ 10-20 cm. Khi trồng, xới nhẹ một ít đất tạo thành một hố nhỏ đường kính 5cm và độ sâu khoảng 4cm.

      Sau đó đặt cây cà chua giống vào giữa, vun đất trồng lên trên đến khi đất cao đến nửa thân cây thì ngừng, từ từ dí nhẹ đất vào gốc cây cho chắc và tưới thêm một chút nước. Nên trồng cùng loại kích cỡ cây con trong một luống để tiện cho việc trồng, chăm sóc và thu hoạch.

      2.3. Chăm sóc cây cà chua

      – Tưới nước:

      Trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày sau khi trồng cà chua, bạn phải thường xuyên tưới nước đều đặn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Lượng nước tưới chỉ cần vừa đủ, khi tưới nước chỉ nên tưới từ phần thân cây trở xuống, hạn chế tưới vào lá để ngăn ngừa sự phát triển của sâu bệnh gây hại lá.

      Sau đó, khi cây lớn dần lên thì lượng nước tưới cần phải tăng lên để đảm bảo cung cấp đầy đủ khoáng chất cho cây cà chua sinh trưởng và phát triển tốt, không bị khô héo hay còi cọc do thiếu chất dinh dưỡng. Quãng thời gian cây cà chua ra hoa đậu quả thì cần rất nhiều nước, nên cần tăng cường lượng nước cung cấp cho cây để cây khỏe mạnh, quả đậu được nhiều hơn và không bị khô héo.

      Khi trời nắng nóng, có thể đắp lên gốc cây một ít rơm rạ để giữ nước. Khi gặp mưa nhiều cần dùng nước vo gạo tưới cho cây để quả không bị nứt.

      – Phân bón:

      Cà chua là một loại cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng cao, nên công đoạn bón phân cần được chú trọng trong các khâu của kỹ thuật trồng cà chua. Khi cây đang trong giai đoạn phát triển thân và cành, ra hoa và đậu quả thì cần bổ sung thêm phân kali cho đất.

      Đến giai đoạn cây đang mang quả, rất cần nhiều chất dinh dưỡng nuôi quả, chính vì thế đây là thời điểm để bổ sung đạm cho đất để quả to và mọng nước.

      – Vun xới:

      Công việc vun xới cà chua cần được tiến hành trước khi cây ra hoa và đậu quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải tiến hành vun gốc 2 lần, trong đó một lần là sau khi trồng khoảng 10 ngày và lần còn lại cách lần đầu tiên 1 tuần.

      – Phòng trừ sâu bệnh:

      Để phòng trừ và tiêu diệt sâu bệnh gây hại, cần phun thuốc Vertimex từ 40 ngày sau trồng và định kỳ 15 ngày một lần. Để phòng héo do nấm thì cần phun Score khi cây còn nhỏ đến khi cây được 50 ngày.

      Khi phát hiện những cây cà chua có dấu hiệu héo xanh, cần nhổ ngay và tiêu độc cho đất bằng vôi bột để tránh bị lan nhiễm ra các cây khác. Trước thời điểm thu hoạch khoảng một vài tuần, không được phun bất cứ một loại thuốc phòng trừ sâu bệnh nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

      – Làm giàn:

      Thân cây cà chua khá là mềm yếu và dễ đổ, chính vì vậy sau khi trồng được 2 tháng cần phải làm giàn để đỡ thân cây. Cách làm giàn đỡ giản nhất là:

      + Dùng 4 thân cây tre hoặc nứa có chiều cao khoảng hơn 1m cắm xuống đất tạo thành hình cột trụ.

      + Sau đó dùng một chiếc dây thừng to và chắc cột làm 3 đoạn, mỗi đoạn cách nhau khoảng 33cm bao quanh bên ngoài cột trụ.

      + Dùng một vài sợi dây mỏng cố định thân cây cà chua với giàn leo. Như vậy khi gió bão cây cà chua sẽ không bị nghiêng gãy hoặc bật gốc.

      – Bấm ngọn và tỉa cành, tỉa lá già:

      Mục đích của việc bấm ngọn và tỉa cành lá già là để giúp cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Thời gian cắt tỉa thường diễn ra sau khi cây ra hoa, tìm tất cả những chồi nhỏ mọc ở nách lá nơi cành và thân giao nhau, chồi to thì giữ lại đồng thời loại bỏ phần lá già bên dưới gốc.

      Còn với những phần lá thừa phía trên, nên đợi đến khi hoa cà chua ngả vàng thì mới tiến hành cắt tỉa bớt.

      – Thu hoạch: Khi quả cà chua bắt đầu chuyển sang màu đỏ và khi sờ thì cứng, không dập nát thì ta bắt đầu thu hoạch được. Khi thu hoạch cần nhẹ nhàng hái và xếp quả vào rổ hoặc các thùng nhỏ. Bảo quản cà chua ở những nơi khô ráo và thoáng mát, ngay sau khi thu hoạch cần nhanh chóng đem đi tiêu thụ vì đây là loại quả không giữ được lâu.

      2.4. Chăm sóc sâu bệnh và bón phân theo từng thời điểm

      Bón lót:

      Sử dụng phân bón Azotobacterin + phân gà (trâu bò hoai mục) 60kg/1 sào bắc bộ.

      Bón thúc:

      Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa (khoảng 1 tháng từ khi trồng) sử dụng Azotobacterin 30kg/1 sào bắc bộ.

      Các bệnh thường gặp:

      Bệnh héo xanh, bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh đốm vi khuẩn, bệnh đốm quả, bệnh xoắn lá.

      Phòng ngừa bệnh bằng quy trình sử dụng chế phẩm sinh học:

      Khi cây được 3 lá thật: sử dụng A4 + CNX-RS+ Vaccin phun đều ướt đẫm lá. Định kỳ 10 ngày 1 lần để phòng các bệnh trên.

      Khi phát hiện bệnh :

      Nếu cây bị diện rộng nên sử dụng quy trình sau 5 ngày.  

      Mọi vấn đề cần giải đáp vui lòng để lại thông tin liên hệ ở from dưới để được trả lời:

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua

      Bệnh héo xanh vi khuẩn là bệnh phổ biến trên cây cà chua. Bệnh khiến lá cây đang xanh bỗng héo đột ngột, dưới rễ bị sũng nước và có màu nâu, bệnh nặng gây chết cây, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và giá trị kinh tế.

      Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đặc điểm nhận biết, điều kiện phát sinh bệnh, từ đó có các biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua hiệu quả nhất.

      1. Đặc điểm nhận biết bệnh héo xanh vi khuẩn

      Triệu chứng ban đầu là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Quan sát rễ cây và thân cây phần trong bị sũng nước, sau đó chuyển màu nâu. Nếu cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước. Chúng ta dễ dàng thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.

      Cà chua bị héo xanh do vi khuẩn
      Cà chua bị héo xanh do vi khuẩn

      Các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục xuống và chết.

      Cà chua bị héo xanh do vi khuẩn
      Cà chua bị héo xanh do vi khuẩn

      Hiện tượng héo xanh ban đầu xảy ra có thể ở một cành, thân hoặc một nhánh về một phía của cây cà chua, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Quan sát những cây nhiễm bệnh thường thấy ở phần phía gốc sát mặt đất vỏ thân xù xì đó là triệu chứng đặc trưng của cây cà chua khi bị bệnh héo xanh vi khuẩn.

      2. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh gây bệnh héo xanh vi khuẩn

      Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum. Thông thường bệnh này khó có thể xác định được cho đến khi cây trồng chết đi.

      Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng, tấn công vào mạch dẫn làm hư bó mạch, khiến cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến cây héo và chế nhanh. Kiểm tra cuống cà chua sẽ thấy bên trong có màu sẫm, chảy nước và bị rỗng.

      Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh héo xanh vi khuẩn rất nhanh.

      3. Các biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua

      3.1. Biện pháp trị bệnh héo xanh vi khuẩn

      Sử dụng chế phẩm sinh học Vaccin kết hợp Siêu đồng phun xịt trên cây

      • Cách phun: pha 250ml Vaccin + 500ml Siêu đồng + 200 lít nước. Bà con phun đẫm thân, cành, lá của cây cà chua. Phun 2-3 lần liên lục, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày.
      • Ưu điểm vượt trội: Siêu đồng có tác dụng tấn công lên tế bào vi khuẩn tiêu diệt chúng, bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi giúp xử lý vi khuẩn Pseudomonas solanacearum một cách triệt để. Đồng thời Vaccin có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cây giúp cà chua chống lại một số bệnh như thán thư, thối nhũn,…

      Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới ở dưới gốc rễ của cây cà chua

      • Cách tưới: pha 1 bộ WAO BOOM với 1000 lít nước. Bà con cho tưới đẫm gốc rễ của cây. Tưới 2-3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 1 tuần.
      • Ưu điểm vượt trội: WAO BOOM diệt nấm khuẩn có thành phần chính là nấm Cheatomium, Trichoderma, Bacillus và các chủng vi sinh vật có lợi, có tác dụng làm tê liệt, gây ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh héo xanh trên cây cà chua. Ngoài ra, WAO BOOM còn bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu cho cây cà chua dễ hấp thụ, giúp hệ rễ cứng cáp, giúp cây nhanh chóng hồi phục và chống chịu các loại nấm khuẩn gây bệnh khác.

      3.2. Biện pháp canh tác

      Chọn giống cà chua kháng bệnh héo xanh: Đảm bảo những cây ở vườn ươm không bị bệnh, giống cây khỏe mạnh. Trước khi ươm mầm, tiến hành xử lý hạt giống trong nước nóng 50oC trong 25 phút.

      Luân canh cây trồng: Đây là biện pháp có hiệu quả cao, có thể luân canh với cây khác họ cà hoặc luân canh với lúa nước. Không nên trồng cà chua 2 vụ liên tiếp trên một mảnh đất.

      Vệ sinh sạch sẽ: Tiêu hủy những cây bị bệnh, dọn sạch tàn dư để tránh sự lây lan của bệnh.

      Xử lý đất: Trước khi xuống giống cà chua, bà con nên sử dụng phân chuồng ủ hoai mục để bón lót, tưới bộ giải pháp chăm sóc đất bảo vệ rễ WAO BOOM để tiêu diệt nấm bệnh tồn tại sẵn trong đất, giúp ổn định pH, giúp đất tơi xốp, giàu mùn.

      3.3. Biện pháp vật lý

      Hạn chế làm trầy xước cây, cành lá trong quá trình trồng và chăm sóc cây cà chua.

      Tránh việc tiếp xúc giữa cây bị bệnh và cây khỏe.

      Cần lưu ý trong việc tưới nước, vì độ ẩm cao là điều kiện cho bệnh phát triển mạnh.

      Bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua là loại bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng của cây trồng. Bệnh diễn ra đột ngột và lây lan nhanh, khiến bà con không kịp trở tay. Vì vậy, bà con cần thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

      Tìm hiểu thêm:

      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Khắc phục triệt để bệnh mốc sương trên cây cà chua

      Bệnh mốc sương hay còn gọi là bệnh sương mai gây hại rất mạnh trên cây cà chua. Chúng gây hại trên cả thân lá và quả làm cho lá tím tái và teo tóp lại. Vết bệnh được phủ lớp nấm màu trắng như sương, mỏng và dễ lan rộng làm cho toàn bộ lá bị khô cháy. Bệnh cũng làm cho quả chuyển màu xám xanh, trái bị bệnh sượng không thể chín. Bệnh nặng sẽ làm cho cả quả, thân, cành đều bị thối thâm đen.

      1. Nguyên nhân gây bệnh mốc sương

      Bệnh mốc sương do nấm Phytophthora gây ra. Bệnh mốc sương có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng thường gây hại mạnh vào vụ Đông Xuân, khi mà nhiệt độ mát mẻ và độ ẩm cao thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Đặc biệt, nếu xuất hiện sương mù nhiều thì bệnh sẽ gây hại nặng nề.

      Tàn dư cây cỏ, rác thải vụ trước không được vệ sinh sạch sẽ trước khi xuống giống. Đất trồng chưa được xử lý sạch nấm bệnh.

      Giống trồng đã nhiễm bệnh, giống kém chất lượng, không có khả năng kích kháng nấm bệnh.

      Bón phân chưa cân đối, bón ít vi lượng nhưng lại quá nhiều đạ làm cho cây quá rậm rạp trong thời gian sinh trưởng.

      Tưới tiêu không hợp lý khiến vườn luôn trong tình trạng ẩm thấp.

      2. Triệu chứng bệnh mốc sương trên cây cà chua

      Trên lá: Vết bệnh thường xuất hiện ở mép lá, là những đốm nhỏ màu xanh nhạt, hơi ướt. Vết bệnh lớn dần lan vào phía trong phiến lá, màu nâu, có ranh giới rõ rệt với phần xanh còn lại của lá. Ở mặt dưới lá, vết bệnh có một lớp mốc trắng như sương (phân sinh bào tử). Bệnh nhẹ lá hơi bị cháy, bệnh nặng có thể làm toàn bộ phiến lá bị cháy khô.

       

      Triệu chứng mốc sương trên thân cành cà chua
      Triệu chứng mốc sương trên thân cành cà chua

      Trên thân cành: có những đoạn dài màu nâu đen trên thân, lâu dần vết bệnh sẽ bị thối ướt. Chỗ bị bệnh thân thường teo tóp và dễ bị gãy, trên bề mặt có một lớp trắng bao phủ. Bệnh tác động xấu cản trở hoạt động sinh lý bên trong thân, làm cây yếu rồi chết dần.

      Triệu chứng mốc sương trên trái cà chua
      Triệu chứng mốc sương trên trái cà chua

      Trên quả: Bệnh thường xuất hiện ở mặt trên của quả, trên quả có những đốm màu xanh xám, có vẻ ướt; vết bệnh lớn dần, chuyển sang màu trắng đục sau đó chuyển sang màu nâu, hơi lõm; quả nhăn nheo, có viền rõ và bên trong có thể bị thối. Bệnh nhẹ quả hơi nám và cứng, bệnh nặng quả không phát triển được, sau đó bị rụng.

      3. Cách khắc phục

      Điều trị bệnh sương mai thường có hiệu quả cao nhất trong giai đoạn cây mới bị dưới 5%. Vì vậy, bạn cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhằm giải quyết kịp thời.

      Khi đó, bà con sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun xịt ướt đẫm thân cành lá giúp tiêu diệt nấm bệnh và tăng đề kháng cho cây, giúp ngăn chặn nấm xâm hại gây bệnh. Bà con phun xịt 2 lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày.

      Đồng thời, bà con sử dụng WAO BOOM tưới ướt đẫm từng gốc để tiêu diệt nấm Phytopthora gây hại. Sau 7 ngày tưới nhắc lại lần 2 để đảm bảo hoàn toàn sạch nấm bệnh trong vườn.

      4. Cách phòng trừ tổng hợp

      Sử dụng giống cây khỏe mạnh:

      Bệnh mốc sương có nguồn gốc chủ yếu từ giống, vì vậy bà con cần chọn giống kháng bệnh tốt.

      Luân canh cây trồng:

      Khi luân canh ngoài việc cải tạo và bồi dưỡng đất thì việc thay đổi ký chủ cũng làm cho nấm bệnh bị ức chế và không thể phát sinh phát triển.

      Chọn thời điểm trồng:

      Bệnh có khả năng xuất hiện mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, giai đoạn thời tiết nóng kèm theo độ ẩm thấp khiến cho nâm bệnh khó phát sinh gây hại. Đây là điều kiện ức chế với nhiều loại nấm bệnh, cho nên bà con cần sắp xếp kế hoạch sản xuất một cách hợp lý.

      Vệ sinh vườn:

      Tàn dư thực vật quanh vườn là nơi trú ngụ của nấm bệnh mốc sương, vậy nên bà con cần thường xuyên dọn dẹp, giúp vườn thông thoáng và nhận được nhiều ánh sáng.

      Xử lý đất:

      Đất trồng càn được phơi ải trong vòng 1 tuần. Bổ sung thêm phân chuồng ủ hoai và chế phẩm sinh học để tiêu diệt nấm bệnh tồn tại trong đât, giúp đất tơi xốp, giàu mùn. Bà con cso thể tham khảo bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM.

      Cắt tỉa cành lá:

      Trong suốt quá trình và sinh trưởng của cây, cần lưu ý giai đoạn trưởng thành khi cành lá phát triển đan xen vào nhau. Đây là điều kiện làm cho nấm bệnh phát triển gây hại. Vậy nên, bà con cần cắt tỉa thường xuyên, cắt tỉa phần cành lá thừa, không còn khả năng quang hợp để tạo môi trường thoáng khí cho vườn.

      Tưới nước, bón phân hợp lý:

      • Nếu có thể bà con nên áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Hạn chế tưới thẳng lên mặt lá vào buổi sáng sớm và chiều tối có sương. Nếu tưới rảnh cần thoát nước tốt, lên luống cao, hạn chế tối đa ngập úng trong vườn cây.
      • Bón phân cân đối để cây trồng có sức đề kháng tốt. Nên ưu tiên sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, hạn chế bón thừa đạm.

      Bệnh mốc sương tuy không gây chết hàng loạt nhưng có tác động xấu làm rụng lá, làm cho cây trồng còi cọc, giảm năng suất và chất lượng. Vậy nên, bà con cần thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sóm để có hướng giải quyết kịp thời.

      Đọc thêm:

      Yêu cầu tư vấn

      Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.