Đăng bởi Để lại phản hồi

Trị dứt điểm bệnh nứt thân xì mủ trên cây có múi

Nứt thân xì mủ là bệnh thường gặp trên cây có múi. Đây là một bệnh nguy hiểm và rất khó trị. Cây bị nhiễm bệnh thường có hiện tượng kém phát triển, suy nhược. Cần phải có giải pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chết cây.

Bệnh do nấm Phytophthora gây ra, nấm tồn tại rất nhiều trong tự nhiên nên rất dễ lây lan, đặc biệt là trong mùa mưa ẩm. Để xử lý triệt để bệnh này cần phải nắm rõ chính xác nguyên nhân. Sau đó áp dụng quy trình sinh học để cải thiện môi trường hạn chế nấm bệnh tái phát.

1. Nguyên nhân gây bệnh nứt thân xì mủ

Bệnh nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora spp gây ra. Nấm xâm nhập làm xì mủ trên thân, cành và gốc cây thông qua các vết nứt có sẵn. Các vết nứt này là biểu hiện của tình trạng cây bị thiếu hụt canxi.

2. Triệu chứng của bệnh

Trên thân phần gần gốc bị ủng nước, thối nâu, nứt. Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài, sau hóa đen. Một số cây sẽ bị thối phần rễ, vỏ rễ dễ tuột khỏi lõi, rễ có mùi hôi.

Một số cây bị nhiễm bệnh trên lá và cành khiến gân chính của lá bị vàng, cành bị chết ngược. Cây bị chảy nhiều nhựa, tán lá xơ xác.

Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài từ vết nứt trên thân cây
Nhựa màu vàng chảy ra từng vệt dài từ vết nứt trên thân cây

3. Tác hại

Bệnh do nấm gây ra nên tốc độ lây lan rất nhanh. Nếu không kiểm soát kịp thời bệnh sẽ trở thành dịch và rất khó chữa trị.

Bệnh làm tổn thương thân cây, ngăn cản quá trình vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng lên để nuôi cây. Làm cho cây còi cọc kém phát triển, lâu ngày sẽ dẫn đến chết cây.

Nếu cây bị bệnh trong giai đoạn nuôi trái, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng rụng trái rất nhiều. Làm giảm năng suất, thiệt hại về kinh tế.

4. Cách xử lý bệnh nứt thân xì mủ triệt để

Bệnh xuất phát từ việc cây thiếu canxi khiến vỏ của thân cây, cành cây và quả bị nứt tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây xì mủ. Cho nên để xử lý triệt để bệnh nứt thân xì mủ chúng ta cần phải tiến hành theo 2 bước như sau:

Bước 1: Lau sạch vết bệnh sau đó sử dụng Vaccin + Siêu đồng pha với tỉ lệ 1:1 quét đều lên vết bệnh để sát trùng vết thương và diệt sạch nấm bệnh trên đó.

Bước 2: Cùng hỗn hợp dung dịch đó pha đều với nước phun phủ toàn cây để đảm bảo diệt sạch mầm bệnh.

Bước 3: Sau khi xử lý vết bệnh, cần bổ sung Canxi cho cây đều đặn 2 tháng/lần để chống tình trạng cây bị nứt thân. Đây là bước xử lý quan trọng mà rất nhiều nhà vườn thường bỏ qua khiến cho bệnh rất nhanh tái phát mà không hiểu nguyên nhân

Chú ý: Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc có thể để lại thông tin bên dưới để gặp chuyên gia tư vấn.



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Kỹ thuật xử lý ra hoa đậu quả và chống rụng trái trên cây cam

    Cam là một trong những loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Cây cam không phải là loại cây dễ trồng nhưng lại dễ xử lý ra hoa. Nếu nhà vườn xử lý ra hoa đúng phân thuốc thì sẽ đạt năng suất cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con về kỹ thuật xử lý ra hoa cây cam.

    1. Kỹ thuật xử lý ra hoa cụ thể gồm các giai đoạn như sau:

    Sau thu hoạch tỉa cành và vệ sinh vườn: Cắt tỉa đoạn cành đã mang trái, cành già, cành sâu bệnh, cành nằm bên trong tán, quét vôi dưới gốc. Khoảng 5-20 ngày trước khi xiết nước bón cho cây 200gr NPK 10-60-10, 100gr Ca-Bo.
    Xiết nước: rút khô nước trong mương vườn và ngưng tưới để tạo “sốc” cho cây. Thời gian 15-20 ngày, tùy theo tuổi cây, thời tiết chi phối. Chỉ nên xiết đến khi lá cây hơi héo. Chỉ nên xiết nước khi vườn cây trên 3 năm tuổi để không làm cây kiệt quệ, mất sức.

    Bón phân theo các bước:
    Bước 1: Cắt tỉa cành, rửa vườn sau thu hoạch. Cắt cành sâu, cành già, cành vượt, cành đã mang trái. Sau đó rửa vườn bằng CNX-SIÊU ĐỒNG để sát khuẩn, rửa sạch rong rêu trên thân, cành, lá.

    Bước 2 ( bón phân đợt 1 ): Bón phân chuồng hoai mục (30 – 40Kg/gốc) + phân vi lượng ( Sao Đỏ 50gr/gốc) + NPK ( Chú ý loại giàu Lân ). Để phục hồi và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

    Bước 3 ( bón phân đợt 2): Bón phân trước mùa ra hoa 1 tháng, bón phân giàu Lân + Kali ( Kali Nitrat; Kali Photphat) để phân hóa mầm hoa. Kết hợp phân bón lá A4 với thành phần chính là amino acid để tăng tỉ lệ ra hoa đậu quả.

    Bước 4 ( bón phân đợt 3): Bón phân NPK tổng hợp, giàu đạm với kali. Trước thu hoạch 1,5 tháng bổ sung thêm Kali hữu cơ nhằm tạo ngọt cho quả.

    2. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái cam

    Xử lý tăng đậu quả:

    Muốn thụ phấn tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng trái non phải chăm sóc cây cho sung sức và phun thuốc hổ trợ ra hoa (cần nhất là Bo kết hợp với Canxi. Giúp hoa thụ phấn tốt và cuống hoa, cuốn trái mập và dai).
    Rễ cam yếu, hay bị sốc nên khi cây đang ra hoa đậu trái thì nên bổ sung phân bón trung lượng Sao đỏ, đây là dạng phân dễ tiêu, dễ tan, dễ hấp thụ.
    CHÚ Ý: Hoa đang nở rộ thì hạn chế phun thuốc cho cây và tưới nước giử ẩm thường xuyên cho cây nhưng lúc này không được tưới phun lên hoa đang nở rộ.

    – Đợt rụng lần thứ nhất, thường xuất hiện khi trái còn nhỏ, bằng ngón tay út, tức khoảng 3 tuần sau khi đậu. Đặc trưng của đợt rụng trái này là trái mang theo cả cuống.
    – Đợt rụng trái thứ 2 khi có đường kính trái khoảng 3cm, đặc trưng là trái rụng không cuống.
    – Hiện tượng rụng trái trên cây có múi gần như là tất yếu. Biện pháp kỹ thuật quan trọng là bón thúc, bón thúc dưới gốc (khoảng 100- 200g phân N.P,K (20- 20- 15)/cây) và phun bổ sung dinh dưỡng kịp thời trên lá để nuôi trái và hạn chế rung bang phân bón lá A4.

    CHÚ Ý: Hiện tượng khi gặp mưa nhiều, trái bị vàng, rụng nhiều phần lớn là do cây nhiều trái, thiếu dinh dưỡng lại bị “sốc nước” cách khắc phục: tưới nước thường xuyên, bón phân gốc đầy đủ và phun ngay thuốc dưỡng trái.

    Nuôi Trái:

    – Thời kỳ trái nhỏ đến 4- 5 tháng: Thời kỳ này trái to chậm, có nhiều đợt rụng sinh lý nên cần chăm sóc như sau:
    Bón phân: bón ít khoảng 100g NPK (20- 20- 15) /cây, 15 ngày /lần và tưới đều đặn.
    Phun trên lá: Dưỡng trái có Amino acid, phun sương đều tán cây 15 ngày /1 lần. Nên cộng thêm Nấm xanh nấm trắng trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ trái.
    – Thời kỳ trái lớn: Thời kỳ này trái bắt đầu vỏ trái sần lên, trái muốn to nhanh thì nung phân cho trái mau lớn mà ít sợ nứt trái. Nên bón phân nhiều và phun bổ sung trên lá như sau:
    Bón phân: khoảng 200g NPK 20- 20- 15+50gKCl / cây. 15 ngày / lần và tưới đều đặn.
    Phun trên lá: Dưỡng trái có Amino acid, phun sương đều tán cây 15 ngày /1 lần. Nên cộng thêm Nấm xanh nấm trắng trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ trái.


    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Biện pháp hạn chế các loại bệnh hại trên cây cam

    Hiện nay, cây cam là loại cây có múi đang dần được mở rộng quy mô, mở rộng diện tích. Vậy nên việc các loại bệnh hại trên cây cam xuất hiện dày đặc và khó kiểm soát là không thể tránh khỏi. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh hại sẽ làm cây còi cọc, xơ xác, sinh trưởng kém và năng suất thấp.

    Các loại bệnh hại trên cây cam bao gồm:

    1. Bệnh nứt thân xì mủ

    Triệu trứng và tác hại: 

     Bệnh thường phát sinh ở sát gốc cây làm vỏ gốc thối mục. Bóc phần gỗ bị bệnh ra, thấy nấm gây hại cả vào phần gỗ của gốc cây. Nhựa cây từ các vết bệnh chảy ra, khô lại tạo ra những giọt dịch sánh đặc như gôm. Nấm bệnh còn gây hại làm thối rễ con hoặc làm thối quả. Bệnh phát sinh và lây lan trong mùa mưa, triệu chứng bệnh rõ rệt làm chết cành, chết cây, thối quả vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô.

    Nứt thân xì mủ cây cam
    Nứt thân xì mủ cây cam

    – Phòng trừ:

    Tỉa cành tạo tán hợp lý để tán lá thông thoáng. Khi bệnh mới xuất hiện trên vườn nên phun Vaccin kết hợp Siêu đồng, phun liên tục 2 lần cách nhau 3 ngày. Xử lý từng vết bệnh ở gốc cây hoặc trên cành bằng cách cạo sạch phần vỏ và gỗ bị bệnh sau đó quét thuốc Siêu đồng lên.

    2. Bệnh Thán thư:

    – Triệu chứng và tác hại:

    Bệnh xâm nhập vào lá tạo nên các vết cháy xám dần dần loang rộng làm phiến lá khô, trên có các chấm đen li ti ở cành bệnh phát triển thành vệt màu xám trắng, trên đó cũng có các chấm nhỏ li ti, nhiều khi bao kín xung quanh cành làm cành chết khô. Bệnh phát triển cả trên quả, phần lớn xâm nhiễm vào cuống quả rồi lan rộng xuống vỏ quả. Bệnh phát sinh từ mùa hè cho đến hết năm, độ ẩm cao làm bào tử nấm dễ nảy mầm xâm nhiễm vào mô cây. Bệnh hại trên quả từ khi quả bắt đầu chin đến khi quả thối và rụng hàng loạt.

    Cam bị thán thư
    Cam bị thán thư

    – Phòng trừ: 

    Tỉa cành tạo tán thích hợp để cây thông thoáng. Cắt bỏ sớm các cành bệnh đem đốt, chú trọng biện pháp này khi quả sắp chín. Kết hợp phun thuốc phòng trừ các bệnh khác, dùng Vaccin kết hợp Siêu đồng để diệt nấm và tăng sức đề kháng cho cây.

    3. Bệnh ghẻ loét gây hại trên cây cam

    – Triệu chứng và tác hại:

    Vi khuẩn gây nên các đốm bệnh trên lá, trên cành non và trên quả, làm lá nhanh rụng, cành chết, quả khô hoặc không phát triển được. Bệnh phát sinh từ đầu mùa mưa gây hại cho đến hết mùa mưa.

    Ghẻ loét cam
    Ghẻ loét cam

    – Phòng trừ:

    Tỉa bỏ cành bệnh, lá bệnh đem đốt. Tạo tán lá thông thoáng. Phun phòng bằng Chế phẩm sinh học Vaccin kết hợp Siêu đồng

    4. Bệnh ghẻ nhám

    – Triệu trứng và tác hại:

    Lúc đầu vết bệnh xuất hiện giống như bệnh loét nhưng chỉ sau vài ngày vết bệnh phát triển có đặc điểm riêng: Trên lá vết bệnh sần sùi về một phía, phía đối diện thì lõm làm lá quăn queo. Trên quả vết bệnh nổi hình gai ngắn, quả méo mó không phát triển được.Bệnh có ở tất cả các vùng trồng cam quýt của nước ta. Các tỉnh phía Bắc có mức độ bệnh nặng hơn. Bệnh phát sinh từ đầu mùa mưa gây hại cho đến hết mùa mưa.

    Cam bị ghẻ nhám
    Cam bị ghẻ nhám

    – Phòng trừ:

    Phun khi các đợt lộc ra trong vụ hè và vụ thu. Sử dụng Vaccin kết hợp Siêu đồng vừa sát khuẩn vừa ngăn chặn nấm bệnh lây lan.

    5. Bệnh vàng lá greening gây hại trên cây cam

    – Triệu chứng và tác hại :

    Bệnh vàng lá greening có triệu chứng gần giống như hiện tượng cây thiếu dinh dưỡng. Trên lá: Lá bị vàng từng cành, phiến lá có những vết đốm vàng nhạt hoặc phần lớn phiến lá vàng, gân lá vẫn còn xanh. Các lá mới ra  phát triển không bình thường, lá nhỏ đứng thẳng. Bị nặng lá nhanh rụng làm trơ cành dẫn đến làm chết cành sau đó chết cây.

    Trên hoa, quả: Hiện tượng ra hoa trái vụ là phổ biến nhưng không đậu quả hoặc chỉ đậu một ít quả. Quả nhỏ, tâm quả bị vẹo, hạt lép, ít nước, màu sắc quả khác thường.

    Trên rễ: Rễ cây bệnh có những vết thối hỏng trên rễ con và rễ tơ, lớp vỏ rễ dễ dàng bong ra khỏi lõi rễ. Chức năng hút nước và dinh dưỡng của rễ vị hạn chế, do vậy làm cây còi cọc, kém phát triển.

    Cây cam bị vàng lá Greening
    Cây cam bị vàng lá Greening

    – Phòng trừ:

    Phòng trừ rầy chổng cánh tốt để bệnh không bị tái nhiễm. Ngoài chích hút nhựa cây, rầy chổng cánh còn là môi giới truyền lan bệnh vàng lá greening. Do vậy phải chú ý phòng trừ triệt để. Rầy chổng cánh thường có mật độ cao vào những đợt cây ra lộc non, nên chú ý sử dụng Nấm xanh nấm trắng. 1-2 lần trong mỗi đợt lộc cách nhau 7-10 ngày, nhất là đợt lộc xuân và lộc thu.

    Tăng sức chống chịu bệnh của cây bằng biện pháp sau: Bón phân đầy đủ cho cây cả phân đa lượng (đạm, lân, kali, canxi) và phân vi lượng ( magiê, mangan, kẽm, đồng, bo, sắt …). Chủ động tưới tiêu đầy đủ để cây không bị khô hạn hoặc bị úng nước. Tỉa cành  thường xuyên tạo cho cây thông thoáng.

    Xem thêm: Cây có múi và trọn bộ quy trình chăm sóc cây có múi theo hướng hữu cơ

    Để lại thông tin vào Form bên dưới nếu bạn cần kỹ thuật viên tư vấn về các vấn đề trên cây trồng !



      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Sâu hại trên cây cam thường gặp và biện pháp phòng trị hiệu quả

      Cam là một trong những loại cây ăn trái được trồng nhiều nhất ở Việt Nam. Trong năm 2018, diện tích cam đạt 94,4 nghìn ha (tăng khoảng 7 nghìn ha so với năm 2017); sản lượng đạt 868,2 nghìn tấn (tăng 12,6% so với năm 2017). Điều đó đủ để cho thấy giá trị kinh tế của nó đưa lại cho người trồng là không hề nhỏ. Do diện tích trồng rộng và việc trao đổi giống xảy ra thường xuyên. Vì thế các loại sâu hại trên cây cam cũng bị lan truyền theo đó. Nếu không có biện pháp xử lý nó sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cũng như giá trị kinh tế.

      1. Các loại sâu hại trên cây cam

      – Sâu vẽ bùa:

      Sâu vẽ bùa
      Sâu vẽ bùa

      Đặc điểm: Bướm đẻ trứng vào ngọn non, sâu non nở ra ăn lá non, chui vào lớp biểu bì và ăn những mô mềm, làm cho biểu bì phồng lên. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn nghèo dị dạng nên gọi là vẽ bùa. Lá bị sâu ăn quăn lại, dễ rụng, vết sâu đục mở cửa cho nấm khuẩn xâm nhập.

      Để xử lý sâu vẽ bùa cần phun định kỳ thuốc sâu sinh học để diệt trứng sâu và sâu non mới nở trên trái bằng các chế phẩm trừ sâu sinh học như BT (Bacillus thuringiensis). Bà con nên nhớ phun đẫm các mặt của trái để đạt hiệu quả nhất.

      – Bọ xít xanh hại trái

      Bọ xít xanh
      Bọ xít xanh

      Đặc điểm: Bọ xít to, màu xanh, vai nhô sang hai bên thành 2 cái gai dài. Bỏ trứng cái đẻ trứng trên đọt non. Sâu non lúc đầu hút nhựa ở các chồi non. Lớn lên sâu đâm vòi vào hút nhựa kể cả trái non, to và chín. Trái bị châm sẽ bị thối và rụng.

      Biện pháp phòng trị: Để xử lý bà con có thể dùng vợt để bắt bọ xít vào buổi sáng. Sử dụng Nấm xanh nấm trắng kết hợp với phân bón lá để phun liên tiếp hai lần cách nhau 3 ngày.

      – Nhện đỏ

      Nhện đỏ
      Nhện đỏ

      Đặc điểm: Nhện đỏ là loài đa ký chủ có vòng đời ngắn (10-15 ngày) nên mật số tăng rất nhanh nhất là trong điều kiện khô hạn. Chúng có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây. Khi gây hại trên lá sẽ có những chấm nhỏ li ti. Khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc hoặc vàng, biến dạng. Sau đó có thể bị khô và rụng. Khi mật số nhện cao, cành non cũng bị làm cho khô và chết.

      Trên trái: nhện thường sống tập trung ở phần lõm (cuống trái, đáy trái). Nhện chích hút dịch ở lớp biểu bì trái non làm vỏ trái bị biến màu. Các vết thương khô lại tạo nên những vết sần sùi gọi là da lu, da cám. Ảnh hưởng đến mẫu mã của trái.

      Biện pháp phòng trị: Để xử lý vườn cây thường bị nhện gây hại nặng thì cứ mỗi đợt cây ra đọt, lá non nên phun xịt bộ giải pháp phòng trừ Nhện đỏ 3 lần thuốc: lần 1 khi cây vừa nhú đọt non, lần 2 khi đọt non ra rộ và lần 3 khi lá non bước sang giai đoạn bánh tẻ.

      – Ruồi đục trái:

      Ruồi đục trái
      Ruồi đục trái

      Đặc điểm: Ruồi thích ẩn trong tán lá rậm rạp, khi bị động bay khá nhanh để lẩn tránh. Khi cam chín ruồi đẻ trứng vào vỏ quả. Sau 2-4 ngày dòi nở chui sâu vào trong phần múi quả để ăn tép cam cho tới khi đẫy sức. Quả cam bị hại sẽ thối và rụng. Trên vườn cam ruồi xuất hiện từ tháng 6-11, mỗi năm có 7-8 lứa.

      Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa và các loại sâu khác trong các tháng 7-8-9 cũng diệt được ruồi. Nhặt hết quả rụng chôn sâu để diệt dòi bên trong.

      – Rệp sáp

      Rệp sáp
      Rệp sáp

      Đặc điểm: Từ đầu mùa xuân, khi lộc non của cam bắt đầu phát triển thì rệp cái có cánh từ nơi cư trú bay đến đẻ ra rệp non. Dạng này có sức sinh sản rất mạnh, mỗi con 1 ngày đêm có thể đẻ được 20 -25 rệp non do đó mà tập đoàn rệp phát triển rất nhanh. Chúng ít di động, chỉ tập trung ở ngọn non, chích hút dịch cây, làm lá và chồi non cong queo.

      Biện pháp phòng trừ: Dùng tay thu ngắt các lá hoặc cành có rệp để tiêu diệt, khi rệp sinh sản mạnh có thể sử dụng bộ giải pháp phòng trừ rệp phun xịt đều lên các cành để diệt chúng.

      – Rầy chổng cánh:

      Đặc điểm: Rầy non và rầy trưởng thành chủ yếu sống ở cánh lá non. Rầy chích hút dịch cây, làm héo và rụng lá non. 

      Cần phun phòng định kỳ cho cây trước mỗi đợt ra lộc non bằng cách sử dụng Các chế phẩm sinh học như BT (Bacillus thuringiensi).

      2. Biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu hại trên cây cam

      – Kiểm tra cây giống kĩ, chọn lọc những cây khỏe mạnh, không có mầm bệnh.

      – Kết hợp các biện pháp phòng để sâu hại không có môi trường phát triển bằng cách bón phân cân đối, không tưới quá nhiều nước, trồng không quá dày, vườn đủ ánh sáng.

      – Giữ vệ sinh vườn, đem những cành, lá , quả bị sâu hại đi tiêu hủy, vệ sinh vườn thường xuyên, phát hiện sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

      – Tạo môi trường thuận lợi để các con Thiên địch sinh trưởng.

      – Dùng thuốc là biện pháp có hiệu quả nhưng phải đúng lúc, đúng liều để vừa phòng trị được sâu hại vừa không ảnh hưởng đến thiên địch, vừa cân bằng sinh thái vườn.

      Xem thêm: Một số lưu ý khi chăm sóc cây ăn trái mùa nắng nóng

      Để lại thông tin nếu vườn bạn đang gặp vấn đề về cây trồng cần tư vấn !



        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Những kỹ thuật cơ bản về chăm sóc cây cam sau thu hoạch

        Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng, mà các loại cam cho ra những hương vị khác nhau. Khi nhắc đến cam ngon, người ta sẽ nghĩ ngay đến những thương hiệu như: Cam Vinh, cam bù Hà Tĩnh, cam canh, cam Khe mây Hà Tĩnh, cam xoàn Lai Vung, cam sành Hà Giang, hay cam Cao Phong. Để có được nông sản chất lượng đến tay người tiêu dùng thì cây cam phảỉ được chăm sóc hết sức kĩ lưỡng. Để đảm bảo được điều đó thì sau những đợt thu hoạch bà con cần có các kỹ thuật để giúp cây sinh trưởng tốt. Bài viết dưới đây tôi sẽ viết những kỹ thuật cơ bản về chăm sóc cây cam sau thu hoạch.

        Chăm sóc cây cam sau thu hoạch bao gồm các bước sau:

        Bước 1:

        Sau thu hoạch bà con tiến hành cắt bỏ những cành khô, cành bị bệnh, cành tăm, cành vượt, cành xiên vào tán, cành mọc quá dày và cành quá yếu. Nhằm tạo cây có sự thông thoáng, giúp cây quang hợp tốt. Ngoài ra, trên cây có cành nào đó phát triển quá cao, có thể đốn, hạ thấp độ cao của cây xuống. Để tiện cho quá trình chăm sóc cũng như thu hoạch cho những vụ tiếp theo.

        Bước 2:

        Sau khi cắt tỉa xong để hạn chế nấm bệnh lây lan qua vết cắt. Bà con sử dụng Nano đồng phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn, rửa sạch rong rêu mảng bám.

        Bước 3:

        Bà con nên làm cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây. Cỏ trong tán cây thì xới nhẹ, ngoài tán thì cắt thấp, nhằm chống xói mòn, rửa trôi.

        Bước 4:

        Bà con cần bón phân chuồng hoai mục ủ bang nấm Trichoderma, cuốc rãnh rộng 25-30cm, sâu 15-20 cm, đổ phân dọc rãnh. Bón phân chuồng tầm 25kg/gốc. Nhằm giúp đất tơi xốp, cải tạo đất và duy trì quá trình phân giải các chất hữu cơ thành dinh dưỡng nuôi cây.

        Bước 5:

        Bà con nên chủ động phòng sâu bệnh gây hại ở cây cam. Như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, sâu, nhện đỏ, rệp, bệnh vàng lá, bệnh ghẻ looét, bệnh ghẻ nhám, …Bằng các Chế phẩm sinh học ( an toàn cho người sử dung và môi trường sống).

        Bài viết sau tôi sẽ gửi đến bà con những loại sâu bệnh thường gặp ở Cây cam !

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Những vấn đề ảnh hưởng đến phẩm chất giá trị trái cam

        Trong cuộc sống, mỗi một loại cây đều có màu sắc riêng, hương vị riêng. Cam là một loại cây ăn trái được nhiều người yêu thích vì nó ngon, giàu vitamin và rất nhiều công dụng. Ngoài ra nó còn làm nên thương hiệu cho ngành nông sản Việt Nam. Tuy nhiên do trồng tràn lan, và khí hậu biến đổi thất thường làm cho phẩm chất giá trị quả cam cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bài viết dưới đây sẽ phần nào đó giúp bà con hiểu rõ những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quả cam.

        1. Trái cam bị chua

        Cam có nhiều loại, mỗi loại cam đều có những đặc tính riêng.

        Do quá trình chăm sóc, lượng phân bón dinh dưỡng mất cân đối. Bón thừa đạm, thiếu kali.

        Do vườn gặp thời tiết mưa kéo dài, vườn trồng quá dày, cây không đủ ánh sáng.

        2. Trái cam bị khô múi ảnh hưởng đến phẩm chất giá trị quả cam

        Cam bị khô cứng đầu múi do mất cân bằng dinh dưỡng, một số vườn được bón phân đầy đủ nhưng không phù hợp với môi trường đất, vì thế bộ rễ cây không hấp thụ được nên có bón bao nhiêu dinh dưỡng cũng không hiệu quả.

        3. Trái cam bị da cám

        Cam bị sạm là do Nhện, bọ trĩ, nấm

        Nhện đỏ là loài gây hại phổ biến nhất trong các loại. Cả con trưởng thành và ấu trùng đều tập trung trên bề mặt của bỏ trái non, cạp, hút dịch của vỏ trái làm cho những túi tinh dầu ở đây vỡ ra, gây ra da cám trên trái.

        Bọ trĩ chích hút phần vỏ cuống gần trái non, làm cho khi trái lớn bị sẹo xung quanh cuống.

        Biểu hiện của trái cam bị da cám

        Nấm và vi khuẩn chủ yếu là vi khuẩn Xanhthomas campesstric pv. Citri, ban đầu chúng gây ra vết bệnh chỉ là những chấm nâu nhỏ, sau đó mọc nhô cao lên, sần sùi và kết dính lại, làm xấu mẫu mã. Còn nấm Elsioe fawcetti thì gây ra ghẻ nhám trên vỏ trái.

        4. Trái cam bị nứt trái

        Biểu hiện cam bị nứt trái
        Biểu hiện cam bị nứt trái

        Do sâu bệnh làm sức đề kháng cây yếu:

        Sâu vẽ bùa ăn lá và đọt non, rầy rệp, nhện đỏ và các loại bệnh do nấm và vi khuẩn gây nên. Sự xuất hiện của sâu, bệnh làm cho sức đề kháng của suy yếu khiến khả năng vận chuyển dinh dưỡng trong cây bị giảm sút. Từ đó gây mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến tình trạng bị nứt từ đít trái trở lên. Sau một thời gian trái sẽ bị rụng.

        Do bón phân không đầy đủ và mất cân đối:

        Khi dinh dưỡng không đủ hoặc mất cân đối sẽ làm cho các tế bào vỏ trái nhanh già. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở các vườn ít chăm sóc, thiếu Canxi và tưới tiêu không tốt.

        Do thiếu Bo gây rối loạn dinh dưỡng:

        Trong điều kiện mưa nhiều Bo dễ dàng bị rửa trôi. Khi thiếu Bo các thành tế bào thực vật sẽ phân chia nhiều ra. Và có xu hướng sưng lên dẫn đến các tế bào vỏ trái suy yếu. Tế bào vỏ suy yếu tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng nứt trái. Do bón nhiều phân đạm, ít bón vôi và phân chuồng, phân hữu cơ.

        5. Biện pháp tổng hợp

        • Tưới nước 

        Tưới nước đầy đủ không để cây thiếu nước rồi sau đó tưới lại hoặc thiếu nước lại gặp mưa đột ngột. Đánh rãnh thoát nước trong mùa mưa và lúc triều cường.

        • Tỉa cành 

        Sau thu hoạch cần loại bỏ cành đã mang trái, cành sâu bệnh, cành tăm, cành trong tán không có khả năng mang trái,… Đồng thời cần loại bỏ những cành vượt trong thời kỳ cây mang trái nhằm hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và tránh sâu bệnh hại.

        • Phân bón

        Bón cân đối các yếu tố đa – trung – vi lượng. Chú ý bón phân chuồng, phân hữu cơ và các chế phẩm Trichoderma. Nếu đất chua cần bổ sung vôi bột từ 1 – 1,5kg/gốc/năm. Tùy theo tuổi cây, vào thời kỳ sinh trưởng mà nhà vườn có thể tùy chọn loại phân phù hợp. Chia làm nhiều lần bón và bón cân đối tùy vào sức cây và lượng trái thực tế.

        Sử dụng chế phẩm chứa trung – vi lượng siêu Canxi – Bo để tăng cường độ bền vững của các nhóm tế bào vỏ trái.

        • Phòng trừ sâu bệnh

        Ngăn chặn tối đa các loại côn trùng chích hút vỏ quả để hạn chế các loại nấm, vi khuẩn xâm nhập từ vết chích. Đối với một số côn trùng như nhện đỏ, sâu ăn (lá, bông, trái), bọ trĩ, dòi đục ngọn, sâu đục trái, rệp sáp, rầy mềm sử dụng các bộ giải pháp phòng trừ hiệu quả.

        Lưu ý:

        Để khắc phục hiện tượng nứt, rụng trái trên cây có múi nhà vườn cần áp dụng các biện pháp đồng bộ trên. Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh, sử dụng thuốc BVTV hợp lý (có chọn lọc, tránh lạm dụng quá mức),…

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Cây có múi bị vàng lá do đâu? Cách nhận biết khi lá cây có dấu hiệu vàng

        Vàng lá là hiện tượng thường gặp nhất trên nhóm cây trồng có múi. Cây có múi bị vàng lá xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản khiến lá cây bị vàng.

        1. Cây có múi bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng

        Cây có múi là nhóm cây trồng đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Do đó, nếu cây không được cung cấp đúng và đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu thì cây sẽ phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái.

        Lá là nơi biểu thị đầu tiên cho tình trạng thiếu dinh dưỡng của cây có múi. Trên lá sẽ có một số triệu chứng điển hình như:

        Nhóm đa lượng

        • Thiếu Đạm: Lá nhỏ, non mỏng màu xanh nhạt, các lá già chuyển vàng và rụng sớm.
        • Thiếu Lân: Những lá già có những mảng màu huyết dụ (tía). Cây thiếu lân lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng. Khi lá chưa biến sang màu tía thì màu lá bị tối lại so với cây có đủ lân.
        • Thiếu Kali: Các lá già trở nên vàng sớm và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách.
        Biểu hiện vàng lá do thiếu dinh dưỡng
        Biểu hiện vàng lá do thiếu dinh dưỡng

        Nhóm trung lượng

        • Thiếu Magie: Lá vàng ở phần thịt giữa các gân lá, xuất hiện chủ yếu ở lá già hoặc các lá bên dưới của cành mang trái, trong khi lá non vẫn còn xanh. Phần xanh còn lại của lá có hình chữ V ngược ở cuống lá. Trường hợp thiếu Mg trầm trọng, toàn bộ lá bị vàng, có thể rụng sớm.
        • Thiếu Canxi: Các lá non của cây mới trồng bị biến dạng và có màu xanh lụa sẫm không bình thường, thiếu nặng cành non bị chết; lá có hình đài hoa và quăn.
        • Thiếu Lưu Huỳnh: Lá non bị mất màu xanh, chuyển thành vàng sáng hoặc trắng xanh, lá mỏng, cả gân lá và phiến lá đều mất màu, rìa lá uốn cong và dễ bị rách từ bìa lá vào.

        Nhóm vi lượng

        • Thiếu Mangan: Triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở các lá non, gân lá và phần thịt gần gân lá có màu xanh đậm, thịt lá màu xanh nhạt hơn, sau chuyển màu vàng.
        • Thiếu Kẽm: Lá vàng gân xanh, nhỏ và dày. Triệu chứng thiếu kẽm nhẹ xuất hiện ở lá non, không xuất hiện ở lá già.
        • Thiếu Sắt: Thiếu Sắt gây ra hiện tượng màu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ ràng giữa những gân lá màu xanh và khoảng giữa màu vàng. Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt.
        • Thiếu Bo: Các lá non thường bị biến dạng, mỏng, màu xanh nhạt. Trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng.
        • Thiếu Molypden: Trên lá, xuất hiện nhiều đốm vàng, kích thước khá to ở giữa các gân.
        • Thiếu Clo: Thiếu clo đỉnh lá non bị héo, úa vàng, cuối cùng chuyển màu đồng thau và chết.
        • Thiếu Đồng: Trên lá có các vết hoại tử.

        Bên cạnh đó, việc thừa dinh dưỡng cũng sẽ khiến lá cây bị vàng.

        Lá bị vàng do thiếu dinh dưỡng
        Lá bị vàng do thiếu dinh dưỡng

        2. Cây có múi bị vàng lá do nhện đỏ tấn công

        Nhện đỏ là loài sinh vật gây hại phổ biến trên cây có múi, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nóng và khô là thích hợp cho nhện đỏ phát triển và gây hại mạnh.

        Nhện đỏ tấn công lá làm lá mất màu xanh và chuyển thành màu vàng. Mặt trên của lá bị vàng loang lỗ, mặt dưới có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám. Nhìn kỹ sẽ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng.

        Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, lá vàng, thô cứng… Sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt dưới lá.

        Vàng lá do nhện đỏ tấn công
        Vàng lá do nhện đỏ tấn công

        3. Cây có múi bị vàng lá do nấm, khuẩn tấn công

        Cây có múi là nhóm cây trồng bị rất nhiều loại nấm, khuẩn tấn công gây bệnh trên lá, khiến lá bị vàng nhất. Có thể kể đến một số loại như Elsinoe fawcettii, Colletotrichum gloeosporioides, Xanthomonas spp, Candidatus Liberibacter spp,…

        Nấm Elsinoe fawcettii

        Là tác nhân gây nên bệnh ghẻ sẹo (ghẻ lồi) trên cây có múi. Trên lá bị bệnh sẽ có các nốt sần nổi lên, có màu nâu, xung quanh có quầng vàng. Trường hợp bệnh nặng sẽ vàng toàn lá và rụng.

        Colletotrichum gloeosporioides

        Là nấm gây nên bệnh thán thư ở cây có múi. Vết bệnh thán thư trên lá có màu vàng nâu, hình hơi tròn, bệnh nặng vết bệnh lớn dần, xung quanh có viền nâu đậm, giữa vết bệnh màu vàng nhạt, vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm và trên bề mặt vết bệnh có những chấm đen nhỏ li ti, đó là các ổ nấm và làm cho vòng đồng tâm có màu đậm hơn. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá bị cháy thành từng mảng lớn, lá rụng sớm, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

        Biểu hiện vàng lá do nấm tấn công
        Biểu hiện vàng lá do nấm tấn công

        Vi khuẩn Xanthomonas spp

        Là vi khuẩn gây ra bệnh loét vi khuẩn hay còn gọi là ghẻ loét trên cây có múi. Vết bệnh là các đốm loét ẩm ướt màu nâu vàng, xung quanh đốm nâu có viền vàng sáng rất rõ. Vết bệnh nặng dần sẽ hoại tử để lại lỗ hổng trên lá. Các vết bệnh liên kết lại làm lá có màu vàng và lá rụng hàng loạt, cành trơ trụi.

        Candidatus Liberibacter spp

        Là loài vi khuẩn gây nên bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi. Đây là một loại bệnh không có thuốc đặc trị, khi cây nhiễm bệnh chỉ có thể chặt bỏ.

        Cây bị vàng lá gân xanh có biểu hiện là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ.

        4. Cây có múi bị vàng lá do thối rễ

        Vàng lá thối rễ được xem là một loại bệnh nan y trên các loại cây ăn trái nói chung và nhóm cây có múi nói riêng.

        Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vàng lá ở đây là rễ cây bị thối nên không thể lấy được nước và dinh dưỡng nuôi cây. Khiến cây thiếu nước và dinh dưỡng nên lá vàng dần. Khi cây không còn đủ sức thì lá sẽ bắt đầu rụng.

        Cây có múi bị vàng lá do thối rễ sẽ có biểu hiện khác với hiện tượng vàng lá do thiếu dinh dưỡng hay sâu bệnh khác. Lá trên cây thường bắt đầu vàng từ đọt non xuống đến lá bánh tẻ rồi mới đến lá già. Lá sẽ vàng cả gân và phiến lá và vàng theo từng cành trên cây rồi lan rộng ra toàn cây.  

        Biểu hiện vàng lá do thối rễ
        Biểu hiện vàng lá do thối rễ

        Nấm phytophthora và Fusarium là hai tác nhân chính gây nên bệnh này. Bệnh xuất hiện nhiều vào giữa mùa mưa, cuối mùa mưa và đầu mùa nắng.

        Trên đây là các nguyên nhân cơ bản khiến cho cây có múi bị vàng lá. Khi cây có múi có hiện tượng vàng lá, bạn cần xác định đúng nguyên nhân để có thể đưa ra giải pháp xử lý đúng và hiệu quả nhất.

        Xem thêm: 3 bước phục hồi vàng lá thối rễ bền vững

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Nguyên nhân khiến bệnh ghẻ loét vi khuẩn tái phát nhiều lần

        Ghẻ loét hay đốm lá vi khuẩn (đốm mắt cua) là bệnh gây hại phổ biến trên các loại cây có múi. Vào đầu mùa mưa như hiện nay là thời điểm cho bệnh ghẻ loét hoành hành phát triển mạnh.

        Vi khuẩn Xanthomomas campestris pv. Citri khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhiễm gây hại. Bệnh làm lá và quả xuất hiện các đốm loét vàng, lan rộng theo thời gian, bệnh nặng sẽ làm rụng lá và quả.

        Ghẻ loét là bệnh do vi khuẩn nên rất dễ lây lan và tái phát nếu không có biện pháp phòng trừ và xử lý đúng. Đã có rất nhiều nhà vườn áp dụng các phương pháp xử lý khi cây nhiễm bệnh, nhưng hiệu quả không cao và cây bị nhiễm trở lại trong thời gian ngắn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cây không khỏi bệnh hoàn toàn?

        1. Vách tế bào mỏng

        Bệnh loét vi khuẩn gây hại trên cây có múi quanh năm, nhưng chủ yếu là vào mùa mưa và các đợt cây ra lộc. Thời điểm này các lá non còn yếu, vách tế bào mỏng, rất dễ bị rách khi có sự tác động từ mưa gió hoặc tác nhân cơ giới. Bên cạnh đó cây trồng bị thiếu các chất dinh dưỡng như canxi, kali cũng làm mỏng lá. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây hại

        2. Vết bệnh cũ không khô hẳn

        Sau khi phát hiện bệnh, bà con chỉ sử dụng đồng để sát khuẩn, tuy nhiên chỉ xử lý được bên ngoài nên vết bệnh bên trong không khô hẳn. Khi gặp thời tiết thuận lợi như mưa ẩm, vết bệnh sẽ lại bị ướt, vi khuẩn lại tiếp tục trở lại gây hại.

        3. Cây trồng quang hợp kém

        Khi cây nhiễm ghẻ loét, hoạt động quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng lớn, khiến cây bị rối loạn các chức năng sinh lý. Giai đoạn này cây sẽ bị yếu hơn bình thường, nếu không tìm cách hỗ trợ quang hợp cho cây sẽ làm cây trồng suy yếu và dễ nhiễm bệnh hơn lần trước.

        Do đó, khi cây trồng bị nhiễm bệnh bà con cần thực hiện đúng và đủ các biện pháp như khuyến cáo để xử lý triệt để nấm bệnh gây hại trên cây, đảm bảo không cho nấm bệnh quay lại tái phát.

        Để hạn chế được các bệnh thường gặp như ghẻ loét, người làm vườn cần có các biện pháp chăm sóc đúng và phòng trừ kịp thời trước các thời điểm dịch bệnh phát sinh. Xây dựng một nền đất khỏe, không nấm bệnh, luôn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cây, cắt tỉa đúng cách và đảm bảo vệ sinh trong vườn.

        Lưu ý: Ghẻ loét hay đốm lá vi khuẩn (đốm mắt cua) là bệnh cần phải xử lý nếu không bệnh sẽ lây lan khiến năng suất, mẫu mã trái suy giảm rất nhanh.

        Để lại thông tin để được tư vấn xử lý bệnh hoàn toàn miễn phí !



          Đăng bởi Để lại phản hồi

          4 bước phòng trừ bệnh ghẻ loét trên cây có múi

          Ghẻ loét là bệnh khá nguy hiểm trên cây có múi. Phát sinh từ lộc xuân (tháng 3), tăng mạnh khi có lộc hạ (tháng 7 – 8), tiếp tục gây hại ở lộc đông (tháng 10 – 11), sau đó mới giảm dần và ngừng phát triển.

          Thời điểm mà ghẻ loét dễ xuất hiện nhất là giai đoạn lộc cành vừa bước vào ổn định nhưng chưa kịp già. Bệnh xuất phát từ lá non sau đó gây hại cả trái non và trái già làm giảm năng suất đáng kể. Bà con cần hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp phòng trừ tốt ở giai đoạn này. Tránh tình trạng bệnh di căn sâu vào cành rất khó chữa trị và dễ lây lan.

          cách phòng trừ bệnh ghẻ loét
          Ghẻ loét gây hại nặng trên lá

          Vấn đề chính cần được quan tâm nhất của bệnh ghẻ là bộ lá và lượng nấm bệnh, vi khuẩn trong đất. Bộ lá và da quả không đủ dày để chống lại những va đập khi gặp mưa hay gió lớn sẽ tạo ra nhiều vết thương ở lá và quả. Các vết thương này là điều kiện cho khuẩn Xanthomomas campestris pv. Citri (khuẩn gây ghẻ loét) và nấm bệnh dưới đất phát tán lên gây hại. Chúng xâm nhập tạo ra các vết loét màu vàng sáng nhỏ như kim châm, sau đó lan rộng ra thành màu vàng nhạt, có quầng vàng xung quanh.

          phòng trừ bệnh ghẻ loét
          Ghẻ loét gây hại trên quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất

          Cách phòng trừ bệnh ghẻ loét

          Để xử lý phòng trừ bệnh ghẻ loét trên cây có múi ở các đợt lộc cần phải ngăn chặn phần nguyên nhân của vấn đề. Cụ thể bằng 4 bước sau đây:

          Bước 1: Cắt tỉa cành vượt, cành tăm tạo thông thoáng, tránh tình trạng ghẻ loét phát tán, lây lan không thể kiểm soát.

          Bước 2: Sử dụng amino acid + nấm xanh nấm trắng để trừ sâu vẽ bùa khi đọt non nhú bằng hạt gạo. Amino sẽ giúp dưỡng lộc, bổ sung thêm vi lượng nhằm tăng vách tế bào của lá, tăng khả năng quang hợp, giúp lá xanh, nhanh dày hơn. Hạn chế tổn thương bề mặt lá và quả.

          Bước 3: Sử dụng bộ đôi phòng trừ nấm khuẩn là VACCINđồng xanh sunfat phun trước và sau khi cây ra lộc. Đồng xanh CuSO4 là đồng mát nên phun không hại lộc non. Tác dụng làm khô các vết bệnh cũ và diệt hết nấm khuẩn trong vườn tránh lây lan.

          Bước 4: Sử dụng nấm đối kháng tưới gốc để diệt trừ mầm bệnh sẵn có trong đất giúp ngăn ngừa tình trạng lây lan lên cây khi gặp mưa.

          Đăng bởi Để lại phản hồi

          4 việc nên làm khi phát hiện vườn mắc ghẻ loét

          Ghẻ loét là một trong những bệnh phổ biến nhất, gây hại cây có múi nhiều nhất, hầu như nhà vườn nào cũng bị nhiễm và thường xảy ra mạnh và phức tạp, khó kiểm soát vào mùa mưa.

          Bệnh phát sinh phát triển mạnh vào mùa mưa, thời điểm cây đang mang quả, nuôi lộc hè, gây hại trên cả lá, thân và quả. Bệnh do vi khuẩn Xanthomomas campestris pv. Citri gây ra khi gặp các điều kiện thuận lợi về thời tiết và vết thương cơ giới của cây. Cây có múi nhiễm ghẻ loét nặng sẽ phát triển chậm, là và quả vàng rụng, cành khô.

          Ghẻ loét lây lan rất nhanh và rất khó kiểm soát nếu không kịp thời phát hiện và tìm cách xử lý. Tuy nhiên cần phải xác định rõ các yếu tố tác động đến sự lan truyền bệnh và thực hiện đúng phương pháp điều trị. Dưới đây là 4 việc bà con nên làm khi phát hiện vườn của mình mắc ghẻ loét

          1. Sát khuẩn làm khô vết thương do ghẻ loét gây ra

          Khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh trên lá, quả và xác định đúng là cây bị mắc ghẻ loét, bà con cần sử dụng nano đồng để sát khuẩn và làm khô vết bệnh. Vì khi bị nhiễm, các vết bệnh thường có các đốm loét nhỏ màu vàng đục, hơi ướt, đây là trạng thái khi vi khuẩn đang gây hại. Do đó, cần kịp thời phun đồng sát khuẩn, rửa sạch làm khô vết bệnh, tránh lây lan cho những cây khác.

          2. Sử dụng nấm đối kháng tiêu diệt nấm bệnh gây ghẻ loét

          Sau khi các vết bệnh đã được sát khuẩn, bà con sử dụng nấm đối kháng để tiêu diệt hoàn toàn nấm khuẩn nằm trong vết bệnh. Mặc dù đồng giúp sát khuẩn, tuy nhiên lại không thể tiêu diệt được hết vi khuẩn gây hại nằm sâu trong. Nấm đối kháng có có khả năng phá vỡ, làm tan vách tế bào của nấm bệnh sau đó tiêu diệt nấm bệnh một cách dễ dàng.

          >> Tìm hiểu sản phẩm nấm đối kháng tiêu diệt nấm khuẩn tốt nhất hiện nay

          3.Tăng kháng sinh và hạn chế lây nhiễm bệnh cho cây

          Tiếp theo, khi nấm khuẩn đã được xử lý, bà con sử dụng chất kích kháng để giúp cho cây trồng tiết ra kháng sinh để tăng đề kháng cho cây từ đó phòng bệnh tốt hơn. Các cây trồng sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn nếu sức đề kháng kém, tuổi cây càng non, càng dễ bị bệnh. Do đó, trong quá trình chăm sóc, bà con cần giúp cây trồng tăng đề kháng tốt hơn, hạn chế lây nhiễm bệnh.

          4. Bổ sung dinh dưỡng và tăng quang hợp cho cây

          Khi cây trồng đã ổn định, bà con tiến hành bổ sung amino acid để tăng khả năng quang hợp cho cây, giúp lá cây dày hơn, cây khỏe từ đó kháng khuẩn tốt hơn. Bởi giai đoạn này, cây còn yếu, khả năng quang hợp kém khi lá đã bị tổn thương. Do đó cần hỗ trợ cây quang hợp tốt, đồng thời cung cấp dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thu, giúp cây nhanh chóng phục hồi.

          Ghẻ loét hay loét vi khuẩn là bệnh thường gặp và khả năng gây hại cao, do đó bà còn cần có các biện pháp phòng trừ kịp thời. Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn, vệ sinh vườn sạch sẽ, thu dọn tàn dư lá bệnh trong vườn và tiêu hủy tránh tạo ra các nguồn lây nhiễm bệnh. Phun phòng định kỳ vào các thời điểm trước khi cây ra lộc non và mang trái.

          Nếu cây trồng của bạn đang bị ghẻ loét và chưa có biện pháp xử lý hiệu quả, hãy để lại thông tin để được đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ miễn phí!



            >>Xem thêm: Nguyên nhân bệnh ghẻ loét tái lại nhiều lần