Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách xử lý và phòng ngừa cây chanh bị nứt thân xì mủ

Chanh bị nứt thân xì mủ hay chảy nhựa, chảy gôm là bệnh thường gặp trên cây chanh.  Các vườn chanh đang mang trái rất dễ mắc bệnh. Bệnh nứt thân xì mủ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây chanh. Cây ra hoa đậu trái kém, nếu không được xử lý kịp thời cây sẽ chết.

Bài viết này WAO sẽ chia sẻ cách xử lý cây chanh bị nứt thân xì mủ hiệu quả, nhanh chóng nhất. Mời nhà vườn cùng tìm hiểu.

1. Triệu chứng cây chanh bị bệnh nứt thân xì mủ

Trên thân cành chanh có các vết nứt, từ vết nứt này có nhựa chảy ra màu nâu sẫm, vết bệnh ướt.

Phần vỏ và lõi gỗ bên trong có các đường sọc nâu chạy dọc theo thân cành. Bị bệnh nặng, phần vỏ bị thối đen.

Cây suy yếu dần vì không thể đưa được nước và dinh dưỡng lên trên.

2. Nguyên nhân và điều kiện phát sinh bệnh

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây chanh do nấm Phytophthora sp gây ra. Nấm Phytophthora tồn tại sẵn trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công lên cây.

Nấm gây bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, vườn ẩm thấp.

Những vườn trồng chanh ít chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng không cân đối, thiếu các chất quan trong như canxi, khiến vỏ cây bị nứt. Khi vỏ cây bị nứt, nấm Phytophthora sẽ xâm nhập gây ra các vết chảy nhựa xì mủ.

3. Cách xử lý và phòng ngừa cây chanh bị nứt thân xì mủ

Khi phát hiện cây chanh có biểu hiện bệnh nứt thân xì mủ, nhà vườn tiến hành thực hiện các bước sau:

Bước 1: Dùng khăn hoặc giấy sạch lau khô vết bệnh.

Bước 2: Dùng dao cạo nhẹ phần vỏ đã bị thối đen đem đi tiêu hủy.

Bước 3: Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng pha với tỉ lệ 1:1 quét trực tiếp lên vết bện, quét 2-3 lần/ngày, cho đến khi vết bệnh khô thì dừng.

Bước 4: Sử dụng bộ giải pháp WAO BOOM tưới ướt đẫm vùng quanh gốc để diệt nấm trong đất, vì đây là nơi nấm bệnh phát sinh.

Bước 5: Sau khi cây đã dừng bệnh, ổn định trở lại, nhà vườn tiến hành bổ sung phân bón trung vi lượng có chứa thành phần canxi cao như Sao đỏ để hạn chế tình trạng cây bị nứt vỏ và bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng phát triển toàn diện, cho năng suất cao.

Biện pháp phòng ngừa bệnh nứt thân xì mủ cho chanh:

  • Cắt tỉa tạo tán hợp lý, tạo thông thoáng cho vườn.
  • Cải tạo nền đất tơi xốp, khỏe mạnh, sạch nấm bệnh bằng cách tưới bộ giải pháp WAO BOOM định kỳ 3 tháng/lần và bổ sung phân hữu cơ cũng như vật liệu hữu cơ.
  • Đảm bảo thoát nước tốt cho vườn, tránh ngập úng.
  • Chăm sóc cây khỏe mạnh, đề kháng cao, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cây phát triển toàn diện.

Nếu nhà vườn còn bất kỳ thắc mắc nào về cách xử lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây chanh hoặc các vấn đề về sâu bệnh khác, hãy để lại thông tin để được đội ngũ kỹ thuật WAO hỗ trợ miễn phí.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bón phân cho cây ăn trái sau thu hoạch

Vậy là  vụ mùa nữa lại trôi qua, năng suất của các bạn thế nào? Năm nay thời tiết thay đổi từ El Nino qua La Nina nên lượng mưa nhiều hơn năm trước. Ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cũng như năng suất.

Đặc biệt là bộ rễ bị ảnh hưởng nặng nhất, khi mưa nhiều làm thối các đầu rễ non. Biểu hiện chúng ta có thể quan sát được là trái rụng nhiều, đọt non bị vàng.  Vì vậy cần có 1 chế độ chăm sóc hợp lý để đạt năng suất cho vụ tới.

Bước đầu tiên cần làm sau khi thu hoạch là tỉa cành tạo tán. Vườn cây sẽ trở nên thông thoáng hơn, ánh sáng có thể chiếu xuống vùng đất quanh tán. Chính điều này sẽ làm giảm ẩm độ, phòng tránh nấm bệnh phát triển tấn công cây.

Một mùa vụ trên lá sẽ bám nhiều thuốc bvtv rong rêu, mòng hóng. Nên việc rửa lá sạch sẽ là rất cần thiết, pha 500ml CNX-Siêu đồng với 200l nước xịt đều lên thân cành lá nhé.

Sau khi tiến hành rửa vườn xong, chúng ta tiến hành bón phân với tỉ lệ như sau.

Phân chuồng ủ hai mục bằng nấm trichodemar: 30 – 50kg / 1 gốc

Lân nung chảy:  1kg – 3kg / 1 gốc

NPK ( có tỉ lệ N : P : K là 1 : 1 : 1 hoặc 2 : 2 : 1): 300gr – 500gr / 1 gốc.

Ở đây có 2 phương pháp để bón phân cho cây, mình chia sẻ để các bạn lựa chọn nhé.

Cách 1:

  • Đào rãnh xung quanh gốc, cách gốc 60cm, sâu 10 – 15cm, rộng 15 – 20cm, bón phân, lấp đất, tưới đất ẩm.
  • Trộn đều công thức trên cho bón vào rãnh, sau đó lấp rãnh lại.
Kỹ thuật bón phân đào rãnh
Cách bón cây theo rãnh

Cách 2 (khuyên dùng):

  • Các bạn trộn đều nguyên liệu trên sau đó bón rải mặt quanh tán, sau khi bón xong các bạn dùng rơm khô, cỏ, lá cây, phủ lên trên nhé.
  • Về ưu và nhược điểm của 2 cách bón trên mình sẽ chia sẻ trong một bài viết khác.
Kỹ thuật bón phân rải mặt
Bón phân rải mặt

Tính chất của hữu cơ là cải tạo đất, nhưng để thúc đẩy nhanh qua trình cải tạo các bạn cần bổ sung các loại vi sinh vật có ích

Để cải thiện vấn đề trên chúng ta cần bón thêm các loại vi sinh vật đối kháng, cải tạo đất, phân giải xenluloza……

  • Chaetomium được biết đến là một loại nấm có khả năng tổng hợp một số hợp chất kháng sinh, có khả năng ức chế sinh trưởng của một số nấm gây bệnh cây như Colletotrichum gloeosporioides, Col. dematium, Fusarium oxysporum, Phytophthora palmivora, P. parasitica, P. cactorum, Pyricularia oryzae, Rhizoctonia solani and Sclerotium rolfsii
  • Bón trung vi lượng giúp cây phục hồi nhanh hơn sau thu hoạch, giúp cây vận chuyển dinh dưỡng nhanh hơn, tăng sức đề kháng và khả năng sinh sản.

1. Nguyên liệu:

  • 5 kg Phân bón trung vi lượng Sao Đỏ.
  • 2.5 lít Nấm đối kháng Cheatomium.

2. Cách bón

Chúng ta pha tất cả nguyên liệu trên với 2000 lít nước.

  • Với cây từ 1 – 3 năm tuổi, tưới 5 – 7 lít cho mỗi gốc.
  • Với cây từ 3 năm tuổi trở lên, tưới 7 – 15 lít cho mỗi gốc.
  • Tưới theo hình chiếu tán của cây
vườn cam trồng theo hướng hữu cơ
Vườn cây canh tác theo hướng hữu cơ vi sinh

Với việc bổ sung nấm đối kháng Cheatomium đã góp phần hạn chế sự phát triển của các loại bệnh như Thán thư, Ghẻ nhám, Ghẻ lồi, Ghẻ lõm, Vàng lá thổi rễ. Giúp nhà vườn giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Chia sẻ của bác Nguyễn Lê Việt “Canh tác hữu cơ vinh sinh – Có vườn chanh đang xuất khẩu cho hoàng gia Nhật Bản”.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Vàng lá thối rễ và những sai lầm thường mắc phải khi chữa trị

Vàng lá thối rễ trên cây cam, quýt, bưởi là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Chữa trị không kịp thời và áp dụng sai kỹ thuật có thể sẽ dẫn đến tình trạng chết cây. Tất cả những cây chữa trị không thể phục hồi đều do người trồng mắc phải cùng một trong những sai lầm sau đây. Những sai lầm mà nếu không để ý trong việc chăm sóc thì rất khó nhận ra. Sau đây là những sai lầm thường mắc phải khi xử lý bệnh vàng lá thối rễ.

Chỉ chăm chăm vào việc diệt trừ nấm bệnh:

Việc chỉ chăm chăm vào việc diệt trừ nấm bệnh mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sâu xa chính là một sai lầm lớn. Cứ thấy cây vàng lá, vàng gân, thối rễ là sử dụng thuốc đổ gốc sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc do không thể giải quyết triệt để nguyên nhân. Sau một thời gian như vậy đất mặt sẽ chai cứng, hệ vi sinh vật sẽ bị mất cân bằng. Và điều hiển nhiên là nấm bệnh dễ quay lại khi nồng độ thuốc giảm đi. Chúng không những gây hại mạnh hơn mà còn kháng thuốc rất khó để tiêu diệt ở lần tiếp theo.

Chỉ sử dụng phân bón lá mà không chú trọng việc phục hồi rễ cho cây:

Sai lầm thứ hai là không tận dụng khung thời gian sử dụng bón qua lá để phục hồi rễ. Phân bón qua lá rất cần thiết trong thời gian cây bị bệnh nhưng nó chỉ cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây sinh trưởng bình thường trong thời gian rất ngắn. Chúng ta cần phải tận dụng thời gian này để tái tạo lại bộ rễ cho cây. Bởi chỉ có bộ rễ mới có thể nuôi sống cây trọn đời. Chỉ sử dụng thuốc diệt nấm kết hợp với phân bón lá mà để phục hồi cây vàng lá thối rễ là rất khó. Hết lượng phân được bón qua lá cây sẽ lại suy sụp. Thậm chí là nặng hơn bởi vì bộ rễ chưa được phục hồi.

Bón phân hóa học trong thời gian cây đang bệnh:

Đây là sai lầm thứ ba và cũng là sai lầm thường thấy nhất. Chính vì suy nghĩ đơn giản của bà con đã vô tình giết chết cây trồng của mình. Phân bón hóa học có thể tiếp sức cho những cây bị bệnh trên thân, cành, lá hoặc trên trái bởi bộ rễ lúc đó còn hoạt động bình thường. Còn đối với trường hợp cây bị vàng lá thối rễ bón phân hóa học vào là một sai lầm nghiêm trọng. Bón vào giai đoạn này cây cũng không có thể hấp thu. Ngược lại còn làm rễ non bị xót và không thể phục hồi khiến cho bệnh ngày một nặng thêm.

Khắc phục:

Khi phát hiện cây bị vàng lá thối rễ. Điều đầu tiên là phải xác định chính xác nguyên nhân nào dẫn đến tổn thương ở hệ rễ. Một số nguyên nhân làm tổn thương hệ rễ thường gặp có thể là do vườn bị ngập nước, do sử dụng nhiều lần thuốc cỏ, sử dụng thuần túy phân hóa học,… Có thể tham khảo cách khắc phục tại đây. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh sau đó mới lên phác đồ điều trị sẽ hiệu quả hơn. Trong quá trình điều trị và phục hồi chỉ được phép bón phân hữu cơ, phân chuồng đã hoai mục. Tránh sử dụng trực tiếp phân bón hóa học vào gốc. Bổ sung thêm phân bón lá sinh học ở dạng Nano giúp cây trồng có thể thẩm thấu trực tiếp qua các vách tế bào lá giảm được áp lực cho bộ rễ.

GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI ĐỂ CÓ GIẢI PHÁP TỐI ƯU NHẤT CHO VÀNG LÁ THỐI RỄ: 0978.497.3450987.805.989