Đăng bởi Để lại phản hồi

Chế phẩm sinh học A4 cho cây dưa chuột

ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC A4  CHO CÂY DƯA CHUỘT

I. Công dụng:

Thúc đẩy bộ rễ phát triển, thân lá to khỏe. Tăng khả năng nảy mầm của hạt, tăng cường khả năng quang hợp, chống chịu với các loại sâu bệnh, tăng số lứa thu hái, chất lượng tốt giảm được lượng thuốc Bảo vệ thực vật, giảm 30 – 50% các loại phân bón hóa học, tăng sản lượng từ 30% trở lên.

II. Hướng dẫn sử dụng (ĐVT: 360m2)

1. Giai đoạn xử lý đất:

Sau khi làm đất và lên luống xong, dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 10 lít nước phun đều 01 lượt lên luống, sau 1 – 2 ngày mới xuống giống. Phun ở thời kỳ này có tác dụng  sẽ giúp đất tơi xốp, giầu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thúc đẩy rễ của cây con phát triển sau khi trồng. Đặc biệt các chủng vi sinh vật có ích trong chế phẩm sinh học sẽ ức chế những chủng nấm, vi rút và vi khuẩn gây bệnh đối với cây dưa hấu như bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh chạy dây, thối thân, đốm lá…

2. Sau trồng 10 – 15 ngày:

Sau khi cây bén rễ và hồi xanh. Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước. Phun đều cho 01 lượt. Giúp cây nhanh chóng bén rễ và hồi xanh, kích thích bộ rễ phát triển.

3. Trước khi cây ra hoa:

Khi cây đạt được 5 – 6 lá thật. Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 10 lít nước. Phun đều cho 01 lượt. Thúc đẩy bộ rễ phát triển, thân lá to dày, tăng cường khả năng quang hợp, tích lũy dinh dưỡng cho cây.

4.  Thời kỳ quả nhỏ:

Dùng 5ml SP pha với 10 lít nước. Phun đều cho 01 lượt. Giúp quả lớn nhanh, màu sắc đẹp, chất lượng quả được tăng lên.

5. Thời kỳ thu hái:

Cứ sau 2 lần thu hái. Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước phun đều 01 lượt.

che-pham-sinh-hoc-a4-cho-cay-dua-chuot (2)

* Chú ý trước khi sử dụng:

– Trước khi phun chế phẩm sinh học A4 cho cây trồng cần lắc đều chai chế phẩm. Dung dịch đã pha trộn không để vượt quá 48h. Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

– Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun chế phẩm sinh học, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.

– Phun chế phẩm dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong vòng 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

– Thời gian phun tốt nhất là trước 9h sáng hoặc sau 16h chiều, không phun chế phẩm lúc cây đang ra hoa và thụ phấn (chỉ phun sau 16h).

– Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm.

– Cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng đồng thời kết hợp với quy trình bón phân hợp lý.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh nứt thân, xì mủ trên cây dưa, bí

Bệnh gây hại chủ yếu trên thân, đôi khi có trên lá và cuống quả. Trên thân lúc đầu là đốm hình bầu dục, màu vàng nhạt, hơi lõm, từ đó có giọt nhựa màu đỏ ứa ra. Về sau vết bệnh chuyển màu nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh nặng làm thân cây bị nứt thành vệt dài màu nâu xám, ngọn chun và chảy nhựa nhiều hơn, trên đó có các hạt nhỏ màu đen (các ổ bào tử nấm), cả cây có thể bị khô chết.

photo(31)
Biểu hiện ban đầu của nứt thân, xì mũ ở thân cây dưa, bí

1. Nguyên nhân:

– Bệnh do nấm Mycosphaerella melonis gây ra. Phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20–30 độ C và PH 5,7 – 6,4. Chúng tồn tại trong tàn dư cây bệnh, lây lan bằng bào tử. Thời tiết nóng và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển, đặc biệt là các vườn bón nhiều đạm thiếu canxi. Để xử lý bệnh một cách bền vững cần bổ sung thêm canxi cho cây sau đó sử dụng các loại nấm đối kháng để diệt trừ nấm bệnh tồn tại xung quanh vết bệnh.

2. Cách phòng trị:

Phòng bệnh:

Nấm bệnh phát sinh và gây hại mạnh trong điều kiện luống dưa quá ẩm ướt, được bón nhiều đạm. Để hạn chế một cách tối đa sự phát sinh phát triển của bệnh cần áp dụng đồng bộ một số biện pháp sau:

– Xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột với lượng 25- 30kg/sào BB.
– Đảm bảo mật độ vừa phải: cây cách cây 40- 45cm, hàng cách hàng 2,5m.
– Cần thường xuyên thăm vườn, tỉa bỏ bớt các nhánh vô hiệu, lá già tạo độ thông thoáng cho luống dưa, bí.
– Không tưới nước quá nhiều vào buổi chiều. Khi tưới nước cần chú ý không nên làm ướt lên thân, lá. Tốt nhất nên áp dụng biện pháp tưới rãnh, cho ngấm đủ độ ẩm (80-85%) rồi tháo kiệt nước đi. Nếu trồng dưa bí trên những chân ruộng trũng hoặc đất thoát nước kém. Thì nên đào một hố kích thước 1x1x1 m ở góc ruộng nhằm thoát nước tốt cho các luộng dưa, bí.
– Hạn chế bón phân đạm khi thấy dưa, bí chớm bị bệnh.
– Nhổ bỏ và tiêu huỷ những cây bị bệnh nặng.
– Phun thuốc phòng bệnh khi thời tiết có sương ban đêm hoặc khi thấy thân lá cây rậm rạp, xanh tốt. Thuốc dùng để phòng bệnh nên chọn thuốc gốc đồng như CNX-SIÊU ĐỒNG .

Trị bệnh:

– Sử dụng 20ml Elicitor 250 + 50ml CNX-Siều Đồng pha với 16 – 18 lít nước phun đều 1 lượt ướt đẫm cả gốc, thân, cành, lá.

– Sau 3 ngày phun lại lần 2.

Lưu ý:

– Trong thời gian trị bệnh cho cây cần giảm lượng nước tưới, tuyệt đối không được làm ướt lên thân, lá khi tưới.

– Hạn chế bón đạm, bổ sung canxi và kali để giúp cây phục hồi nhanh hơn.

– Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, quý khách vui lòng nhấp vào tên sản phẩm ở trong bài viết.