Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phòng trừ bọ xít muỗi hại cây na mãng cầu hiệu quả nhất

Bọ xít muỗi là một trong những loài gây hại đa thực trên nhiều loại cây trồng, trong đó có cây na. Chúng tấn công lên cành lá quả gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng phát triển và năng suất chất lượng na.

Bài viết này WAO sẽ chia sẻ cho nhà vườn cách phòng trừ bọ xít muỗi cho cây na hiệu quả nhất.

1. Đặc điểm bọ xít muỗi hại na

Bọ xít muỗi gây hại trên na có tên khoa học là Helopeltis spp. Thuộc bộ cánh nửa Hemiptera, họ Miridae. Có hai loài bọ xít muỗi phổ biến là loài Helopeltis theivora có màu xanh lá cây và loài Helopeltis antonii có màu nâu đỏ.

Bọ xít muỗi trưởng thành có thân hình thon dài khoảng 6,5 – 8,5mm, với bộ râu dài quá thân mình. Trên ổ bụng có một cột sống đặc trưng, phía giữa ngực có gai nhọn, chân dài và mỏng như chân muỗi.

Bọ trưởng thành có thể sống từ 15-30 ngày, mỗi con cái có thể đẻ từ 30-50 trứng. Trứng được đẻ rải rác hoặc thành cụm trên thân cây, cuống lá non hoặc trên cuống quả.

Trứng bọ xít muỗi có màu trắng trong suốt, hình oval, dài khoảng 1mm. Sau khoảng một tuần, trứng nở ra ấu trùng.

2. Cách thức gây hại và mức độ nguy hiểm của bọ xít muỗi

Cách thức gây hại:

Bọ xít muỗi thường tấn công vào chồi non, lá non, quả non. Chúng dùng vòi chích xuyên qua các mô thực vật, nước bọt của chúng rất độc, gây ra các vết hoại tử nơi mà chúng chích, các vết này ban đầu có màu chì sau đó chuyển sang màu nâu đậm, tạo thành sẹo trên cành lá, quả, làm cháy lá khô cành, rụng hoa, quả biến dạng, khô rụng.

bọ xít muỗi hại na

Thời điểm bọ xít muỗi chích hút thường vào sáng sớm và chiều mát, những ngày trời âm u chúng có thể hoạt động cả ngày. Chúng bắt đầu gây hại mạnh từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa, nhất là các giai đoạn cây ra lộc non và hoa quả non.

Hậu quả khi bị bọ xít muỗi tấn công:

  • Những bộ phận bị bọ xít muỗi tấn công đều bị hoại tử.
  • Lá, chồi non bị cong queo, cháy đen, làm giảm hiệu suất quang hợp và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cây. Những chồi lá bị nặng sẽ khô rụng, cây xơ xác, không phát triển.
  • Những vết chích trên quả sẽ thành sẹo, lõm xuống làm giảm giá trị thương phẩm của quả. Những quả non bị chích sẽ rụng.
  • Bên cạnh đó, những vết chích này sẽ mở đường cho các loại nấm khuẩn gây bệnh xâm nhập gây bệnh nguy hiểm cho cây.
cách phòng ngừa bọ xít muỗi cây na

3. Cách phòng trừ bọ xít muỗi hại cây na

Khi cây na đã bị bọ xít muỗi tấn công, nhà vườn cần thực hiện biện pháp sau:

  • Tỉa bỏ những cành lá quả đã bị chúng gây hại nặng, để cây ra cành lá lộc non mới.
  • Sử dụng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS phun ướt đẫm thân cành lá quả. Phun tập trung vào những vị trí mà chúng thường ẩn nấp (dưới tán lá).
  • Phun liên tiếp 2-3 lần cách nhau 5 ngày.

Biện pháp phòng bọ xít muỗi cho vườn:

  • Tạo thông thoáng cho vườn, tránh để vườn ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
  • Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của bọ xít muỗi trong vườn như kiến vàng, bọ ngựa, nhện, ong ký sinh.
  • Phun phòng bọ xít muỗi định kỳ 15-20 ngày một lần bằng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS. Vào các đợt cây ra lộc non, ra hoa quả non thì phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

CNX-RS là chế phẩm sinh học với thành phần chính là nấm xanh, nấm trắng. Có khả năng ký sinh lên thân, chi đốt của bọ xít muỗi để gây bệnh, khiến chúng ngừng ăn, ngừng tấn công và chết sau 2-3 ngày. Đây là sản phẩm sinh học, an toàn cho con người, môi trường và các loại cây trồng.

Bọ xít muỗi là loại côn trùng gây hại nguy hiểm trên cây na, do đó nhà vườn cần chủ động phòng ngừa từ sớm để hạn chế những thiệt hại do chúng gây ra.

Để lại thông tin để được WAO hỗ trợ tư vấn phòng trừ sâu bệnh miễn phí.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phòng ngừa và xử lý sâu đục trái na

Sâu đục trái na là loài côn trùng gây hại mạnh trên cây na (mãng cầu). Sâu đục trái tấn công vào trái khi trái còn non, nên khi phát hiện ra chúng đã làm hư hỏng trái, gây thiệt hại lớn về sản lượng na.

Bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn nhà vườn cách phòng ngừa và xử lý sâu đục trái na hiệu quả. Mời nhà vườn cùng tìm hiểu.

1. Đặc điểm sâu đục trái na

Sâu đục trái na có tên khoa học là Anonaepestis bengalella. Nó là ấu trùng của một loài bướm đêm.

Sâu đục trái na có kích thước khoảng 20-22mm, đầu nhỏ màu nâu đen, thân màu xám đen. Chúng nở ra từ trứng mà thành trùng bướm đêm đẻ.

Thành trùng bướm đêm của sâu đục trái có màu nâu xám, cánh trước màu xanh ánh kim, sải rộng khoảng 26-28mm. Thành trùng cái hoạt động vào ban đêm, chúng đẻ trứng rải rác ở gần cuống trái và  trên các kẽ của trái na khi trái còn non.

Sau khi nở, sâu non đục vỏ trái chui vào bên trong để cắn phá, ăn phần thịt trái và thải phân ra ngoài. Chúng sẽ thải ra những hạt phân nhỏ ly ty màu nâu đen được kết dính với nhau thành từng cục, bám dính ở bên ngoài vỏ trái.

Bên trong một trái na sẽ có nhiều ấu trùng cắn phá. Khi đẫy sức, sâu hóa nhộng ngay bên trong trái. Ban đầu, nhộng có màu vàng nâu, khi gần hóa vũ sẽ chuyển dần sang màu đen.

2. Mức độ gây hại của sâu đục trái

Sâu đục trái tấn công và gây hại trái từ lúc trái na còn rất nhỏ (bằng ngón tay cái) cho đến khi trái lớn gần thu hoạch. Đặc biệt chúng gây thiệt hại nặng nhất nhất vào giai đoạn trái sắp thu hoạch.

Quả non bị sâu đục sẽ rụng sớm, quả trưởng thành bị thối và rụng, những quả chưa rụng cũng có chất lượng kém. Gây thiệt hại kinh tế lớn cho người trồng.

3. Biện pháp phòng ngừa và xử lý sâu đục trái na

Biện pháp xử lý:

  • Đối với những quả na đã bị sâu đục còn trên cây và cả rụng xuống đất, nhà vườn tiến hành cắt tỉa, thu gom và ngâm trong nước vôi 24h để diệt sâu non.
  • Tiếp đến, sử dụng chế phẩm sinh học WAO AKA phun đều lên thân cành lá quả để diệt trứng sâu chưa nở. Phun đẫm vào những vị trí mà thành trùng tập trung đẻ trứng. Nhà vườn phun 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

Biện pháp phòng ngừa:

  • Bao trái bằng túi vải hoặc túi lưới để hạn chế sâu đẻ trứng lên quả.
  • Phun phòng định kỳ bằng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA để diệt trứng sâu và sâu non vừa nở.
  • Thiết kế bẫy thành trùng treo quanh vườn.
  • Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của sâu đục trái trong vườn như ong ký sinh, kiến vàng.
  • Chăm sóc cây phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, vỏ trái cứng cáp làm giới hạn sự xâm nhập của sâu hại.
  • Sau khi trái đậu cần tiến hành tỉa trái, loại bỏ những trái non méo mó, kém phát triển.
  • Thăm khám vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời dấu hiệu của sâu đục quả.

Sâu đục trái là đối tượng dịch hại nghiêm trọng trên cây na. Nhà vườn cần chủ động phòng ngừa từ sớm để hạn chế thiệt hại.

Tìm hiểu thêm:

Cách trị rệp sáp hại cây na hiệu quả an toàn nhất

Biện pháp phòng trừ ruồi vàng gây hại cây na

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách xử lý bọ vòi voi hại na mãng cầu

Bọ voi voi hại na là một loài bọ cánh cứng rất nhỏ, cứ đến đầu mùa mưa hàng năm, khi cây bắt đầu ra hoa, chúng xuất hiện tấn công lên hoa cắn phá chùm hoa khiến hoa thui rụng.

Bài viết này, WAO sẽ chia sẻ cách xử lý bọ vòi voi hại na hiệu quả và an toàn nhất. Mời các nhà vườn cùng tìm hiểu.

1. Đặc điểm của bọ voi voi hại na

Bọ vòi voi trưởng thành có hình bầu dục màu nâu xám, dài khoảng 5mm. Đầu kéo dài ra phía trước như vòi voi, miệng nhai ở cuối vòi.

Trứng màu trắng, hình oval, kích thước khoảng 1mm.

Ấu trùng màu trắng sữa, đầu màu nâu, không có chân.

2. Cách thức gây hại của bọ vòi voi

Bọ vòi voi trưởng thành thường hoạt động chủ yếu vào ban ngày, chúng tập trung phía trong các cánh hoa và đẻ trứng trong đó.

Khi hoa mới nở, chúng cắn phá, chích hút cánh hoa. Ban đầu, trên cánh hoa xuất hiện những vết chấm hoặc nám đen, sau đó hoa bị khô đen. Những bông hoa bị bọ gây hại không thể đậu trái.

Trong một bông hoa thường có rất nhiều bọ vòi voi phá hại.

Những vườn na bị bọ vòi voi tấn công bị giảm năng suất rất lớn, ảnh hưởng đến kinh tế của nhà vườn.

3. Cách xử lý bọ voi voi hại na

Để xử lý bọ vòi voi hại na, nhà vườn sử dụng chế phẩm nấm xanh nấm trắng CNX-RS pha với nước sạch phun ướt đẫm thân cành lá hoa. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày.

Nhà vườn cần thường xuyên thăm kiểm tra vườn để phát hiện kịp thời bọ vòi voi.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh vàng lá thối rễ cây na: Nguyên nhân và giải pháp phòng trị

Hiện tượng vàng lá thối rễ thường gặp phổ biến trên các nhóm cây ăn quả thân gỗ nói chung, cây na nói riêng. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng lá thối rễ trên cây na. Do đó cần xác định nguyên nhân để có giải pháp phòng trị phù hợp, hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây bệnh vàng lá thối rễ cây na

  • Do các chủng nấm gây bệnh hại rễ bao gồm Fusarium, Phytophthora. Các chủng nấm thường tồn tại trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sinh sản mạnh, gây hại trực tiếp hệ thống rễ làm thối đen, thối nhũn mạch dẫn của bộ rễ, phá hủy hoàn toàn bộ rễ làm mất chức năng sinh lý bộ rễ. Đất có hàm lượng hữu cơ thấp, đất thiếu oxy, kém tơi xốp, hệ vi sinh ít đa dạng thường bị bệnh vàng lá thối rễ. 
  • Do tuyến trùng gây hại làm tăng cơ hội xâm nhiễm của nấm dẫn đến tình trạng vàng lá thối rễ khó kiểm soát. Tuyến trùng thường gây hại rễ bằng cách chích hút, hút thức ăn từ mô thực vật, tạo vết thương hở làm cho nấm khuẩn xâm nhiễm gây bệnh trên bộ rễ. Ngoài ra khi gây hại bộ rễ, tuyến trùng còn tiết ra các loại men làm hoại sinh bộ rễ như amilaza, pectinaza, cellulaza…
  • Do ngộ độc phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, pH quá thấp hoặc quá cao. Đất thoát nước kém, thiếu oxy làm cho rễ hô hấp yếm khí trong thời gian dài cũng dẫn đến hiện tượng vàng lá thối rễ. Khi pH thấp làm tăng hàm lượng kim loại nặng tự do gây ngộ độc rễ, pH quá cao làm hạn chế quá trình hấp thu lân, làm bộ rễ còi cọc chậm phát triển.

2. Triệu chứng bệnh

Tùy mức độ nhiễm bệnh mà cây có các biểu hiện trên thân lá ở các cấp độ khác nhau

Triệu chứng cây na bị thối rễ
Triệu chứng cây na bị thối rễ

Về cơ bản hệ thống rễ hút, rễ tơ bị nấm gây hại gây nên tình trạng thối nhũn, thối đen. Hệ thống rễ bị phá hủy dẫn đến cây không hấp thu được nước, dinh dưỡng trong đất gây nên tình trạng vàng lá, rụng lá. Cây bị bệnh nặng làm cho hệ thống rễ bị thối đen hoàn toàn, kiểm tra rễ thấy lớp vỏ rễ bên ngoài hóa nâu đen, cây bị nặng bộ rễ thường bị thối nhũn, sau một thời gian cây khô héo và chết.

Triệu chứng cây na bị vàng lá
Triệu chứng cây na bị vàng lá

Cây đang xanh lá bình thường bỗng nhiên chuyển vàng nhẹ, lá mất màu xanh tự nhiên, gân lá chuyển màu vàng nhạt, quả chậm phát triển, một số lá già có thể rụng, các đọt non, lá non không phát triển (so với cây khỏe).

3. Giải pháp phòng trị bệnh vàng lá thối rễ cây na

3.1 Giải pháp trị bệnh

Với những cây có triệu chứng vàng lá, thối rễ cần xử lý như sau:

Tiến hành tiêu diệt nấm khuẩn gây hại trong đất (Phytophthora, Fusarium). Dùng bộ giải pháp đặc trị vàng lá thối rễ WAO BOOM pha 1000 lít nước tưới ẩm gốc (7-15 lít/gốc tùy vào độ tuổi của cây), tưới xung quanh gốc, đảm bảo dung dịch xuống tầng đất 20-30cm (sâu hơn càng tốt).

Sau 7 ngày, tưới lại WAO BOOM lần 2 nhằm phục hồi rễ, kích ra hệ rễ mới, bổ sung dinh dưỡng để cây nhanh chóng phục hồi.

Sau 25 ngày cây bắt đầu hồi phục, bà con cho bón thêm phân bón cao cấp trung, vi lượng Sao đỏ. Đây là phân bón dễ tiêu, dễ tan, dễ hấp thụ giúp cây nhanh chóng hồi phục.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng phân bón NPK trong giai đoạn này sẽ làm cháy rễ non khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.

3.2 Giải pháp phòng bệnh

  • Đảm bảo hệ thống thoát nước tốt, không để cây úng ngập sau mưa.
  • Bổ sung hữu cơ, tăng hàm lượng mùn trong đất, đa dạng hóa hệ vi sinh trong đất bằng cách bón phân hữu cơ hoai mục ủ nấm đối kháng Trichoderma
  • Bổ sung phân bón qua lá (phun phân bón lá chuyên dùng), hạn chế hoặc giảm sử dụng phân NPK qua gốc. Bón phân dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, tránh bón mất cân đối, không bón thừa, có thể bón chia nhỏ nhiều lần (bón định kỳ nuôi dưỡng quả), bón dựa vào điều kiện thời tiết.

Lưu ý: Nên chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh. Kết hợp các biện pháp bón phân cân đối theo nhu cầu dinh dưỡng của cây, hạn chế lạm dụng các nhóm thuốc hóa học độc hại.

Xem thêm: Sâu bệnh cây na, cách trị sâu bệnh cho cây na

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tác hại và biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh thán thư trên cây na

Na là một trong những loại cây ăn trái có hương vị ngon, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế cây na ngày càng được mở rộng quy mô, mở rộng diện tích. Tuy nhiên, để đảm bảo năng suất và chất lượng. Bà con cần quan tâm phòng trừ sâu bệnh, phổ biến đó là bệnh thán thư trên cây na.

1. Triệu chứng bệnh thán thư trên cây na

Bệnh có thể gây hại các bộ phận cây như lá, hoa quả, chồi và cành non. Trên lá bệnh tạo thành các đốm màu nâu, khô, hình hơi tròn, vết bệnh phát triển lớn lên và liên kết nhau làm khô cháy một mảng lá, lá vàng úa và rụng, cây sinh trưởng kém.

Ở cây na bệnh còn làm đọt và chồi non bị quăn lại và khô đen, cây sinh trưởng kém và giảm số cành hoa. Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao, khi cây ra đọt và lá non nhiều.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thán thư trên cây na do nấm colletotrichum sp gây ra. Chúng phát sinh và phát triển trong điều kiện ẩm độ cao do mưa kéo dài hoặc sương mù nhiều. Đặc biệt là khi cây ra đọt và lá non.

Vườn trồng mật độ dày, thiếu ánh sáng sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh. Bên cạnh đó cây trồng không được chăm sóc đúng cách, bón phân thiếu cân đối. Đất trồng không được cải tạo, vệ sinh là những yếu tố làm bệnh phát triển và lây lan nhanh.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên cây na

Để xử lý bệnh thán thư trên cây na trước hết bà con cắt bỏ các cành lá và quả bị bệnh tập trung tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại và lan truyền. Nếu bị bệnh nặng trước khi phun thuốc cần vệ sinh vườn, góp phần nâng cao hiệu quả của thuốc. Sau đó bà con sử dụng nấm đối kháng kết hợp với Nano đồng phun xịt lên cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Bà con cho phun xịt ướt đẫm thân, cành, lá hai lần cách nhau 5 ngày.

Tỉa cành, tạo tán giúp vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng tốt, đồng thời góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh.

Sử dụng phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma hoặc phân bón vi sinh.

Chăm bón đầy đủ: tưới tiêu nước và bón phân giúp cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, tăng sức chống chịu bệnh. Trong mùa mưa không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn. Chú ý bón đầy đủ phân và cân đối.

Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Nếu cây na của bạn đang bị thán thư hay bất kì bệnh nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí !



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Chế phẩm sinh học A4 dùng cho Cây Na

    Cây na là một trong những loại cây ăn trái có hàm lượng dinh dưỡng cao. So với những loại quả khác thì quả na luôn có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, dưỡng trái na luôn là vấn đề được bà con nông dân hết sức quan tâm.

    1. Công dụng của chế phẩm sinh học A4

    Chế phẩm sinh học A4 với thành phần chính là Amino acid. Amino acid giúp tăng cường khả năng phát triển chồi lộc ở giai đoạn trước ra hoa, tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt, tăng khả năng tích lũy dinh dưỡng về quả, kích thích sự phát triển rễ, thân và lá, tạo sức sinh trưởng tốt. Khi sử dụng đúng theo quy trình kĩ thuật từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối  làm tăng sức đề kháng cho cây hạn chế tối đa sự phát triển của dịch sâu bệnh hại, bệnh đồng thời giảm 30-50% lượng phân bón hóa học, nâng cao năng suất chất lượng lên từ 20– 30%, làm cho quả to đều, không dị dạng, mắt na đẹp hơn, quả ngọt tự nhiên.

    2. Cách sử dụng: (diện tích 330m2­)

    2.1 Thời kỳ kiến thiết cơ bản (Chưa cho thu hoạch)

    – Giai đoạn cây con: Sau khikhi trồng đại trà, khi cây đã bén rễdùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước phun đều 01 lượt lên cây.

    – Giai đoạn cây phát triển thân, cành, lá (Phát triển sinh dưỡng): Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước phun đều 01 lượt. Thời kỳ này cứ 20 – 30 ngày phun 1 lượt cho đến khi cây cho thu hoạch. Một năm có thể phun 10 – 12 lần. Chú ý trong thời kỳ khô hạn thì ngừng phun chế phẩm.

    Chế phẩm sinh học A4 dùng cho cây na
    Chế phẩm sinh học A4 dùng cho cây na

    2.1 Thời kỳ kinh doanh

    – Giai đoạn cây phát triển mầm non: Khi quan sát thấy 60 – 80% số mầm hữu hiệu trên cây phát triển (lá chưa nở), dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 10 – 15 lít nước phun đều một lượt. Phun 2 lần liên tiếp cách 10 – 15 ngày phun một lần.

    – Giai đoạn trước khi ra hoa rộ 15 – 20 ngày (ra hoa đợt đầu): Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 13 – 15 lít nước phun đều một lượt.

    – Giai đoạn sau khi thụ phấn, thụ tinh và đậu quả (thời kỳ quả nhỏ): Quan sát trên cây, phun theo đợt đậu quả nếu trên cây có khoảng 60 – 70% quả đã đậu đều (quả cùng độ tuổi) dùng 5ml chế phẩm pha với 15 lít nước phun đều một lượt. Phun 2 lần mỗi lần cách nhau 10 – 12 ngày.

    – Giai đoạn quả lớn: Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước phun đều một lượt, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau  15 ngày (có thể 20 ngày).

    Chế phẩm sinh học A4 dùng được hầu hết các giai đoạn phát triển của cây na
    Chế phẩm sinh học A4 dùng được hầu hết các giai đoạn phát triển của cây na

    Chú ý khi sử dụng:

    – Trước khi sử dụng đọc kỹ hướng dẫn, lắc đều chai chế phẩm, dung dịch đã pha trộn không để quá 48h. Bảo quản chế phẩm sinh học nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

    – Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun chế phẩm sinh học, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ hoặc bất kỳ một chế phẩm nào khác.

    – Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

    – Do đặc điểm sinh trưởng của cây na, ra hoa và quả xen kẽ nhau nên khi phun chế phẩm phải phun tránh thời điểm ra hoa rộ, thời gian phun tốt nhất vào buổi chiều mát (khoảng sau 16h chiều là tốt nhất).

    – Không nên phun khi cây thiếu độ ẩm (độ ẩm đất và độ ẩm không khí), tránh thời điểm nắng nóng, khô hạn cũng như lượng mưa nhiều.

    – Chú ý phun theo đợt quả, không phun tự do, phun theo đúng quy trình đã hưỡng dẫn. Phun loãng quá hoặc đặc quá đều không đem lại hiệu quả cao và rõ rệt.

    – Trong quy trình sử dụng, nếu có điều kiện ở thời kỳ sau khi đậu quả, cứ 7 – 10 ngày phun một lượt sẽ cho hiệu quả nhanh và tốt nhất.

    – Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm.

    Tìm hiểu thêm: Sâu bệnh cây na, cách trị sâu bệnh trên cây na