Đăng bởi Để lại phản hồi

Công nhận 4 sản phẩm ngô biến đổi gen đầu tiên làm thực phẩm

Cụ thể, các sản phẩm ngô biến đổi gen được phê duyệt lần này bao gồm giống Bt 11, MIR162 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Syngenta Việt Nam và giống MON 89034, NK603 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dekalb Việt Nam (thuộc Tập đoàn Monsanto của Mỹ.)

4-san-pham-ngo-bien-doi-gen-dau-tien-lam-thuc-pham (2)
Công nhận 4 sản phẩm cây ngô biến đổi gen làm thực phẩm

Theo đó, giấy xác nhận phê duyệt được ban hành sau quá trình xem xét kỹ lưỡng và được chấp thuận bởi Hội đồng an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen, theo đúng trình tự được quy định. Đây là 4 sản phẩm biến đổi gen đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và đảm bảo là không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với con người và vật nuôi.

Các sản phẩm cây trồng biến đổi gen đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên, ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên các sản phẩm này được xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc đưa các sản phẩm biến đổi gen vào sản xuất trong nông nghiệp.

Đại diện Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sự kiện trên được kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng nhập siêu ngô tăng liên tục trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này và có thể thực sự tiếp cận với tiến bộ khoa học nông nghiệp, nông dân còn phải chờ thêm chứng nhận an toàn đối với môi trường và thông qua quy trình khảo nghiệm và công nhận giống của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đại diện Cục Chăn nuôi cũng cho biết, mặc dù chưa chính thức công nhận, nhưng những sản phẩm ngô, đậu tương Việt Nam nhập khẩu về làm thức ăn gia súc từ trước đến nay hầu hết là cây trồng biến đổi gen./.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT thôn trong 6 tháng đầu năm 2014, so với cùng kỳ năm trước, khối lượng nhập khẩu ngô đạt 2,33 triệu tấn và giá trị nhập khẩu đạt 599 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị; khối lượng nhập khẩu đậu tương đạt 856.000 tấn, với giá trị 504 triệu USD, tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Thông tin dự báo của Cục Chăn nuôi, nhiều khả năng đến hết năm nay, nước ta sẽ nhập khẩu đến trên 4,5 triệu tấn ngô (đáp ứng khoảng 2/3 nhu cầu) và ước chi phí sẽ lên đến khoảng hơn 1 tỷ USD.

Nguồn: Bộ nông nghiệp

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tại sao bắp ngô bị khuyết hạt

Trong thời gian qua, tình trạng ngô lai khi thu hoạch lại chỉ thu được ngô không hạt, hoặc đóng hạt ít,ngô bị khuyết hạt, ngô “trọc đầu” v.v… xảy ra ở nhiều nơi từ Nam chí Bắc.

tai-sao-bap-ngo-bi-khuyet-hat (2)
Bắp ngô đầy đủ hạt

Nguyên nhân:
– Nếu mua phải giống giả, tư thương nào đó lấy ngô thương phẩm trộn với giống thật hoặc dùng 100% ngô thương phẩm đem tẩm màu, đóng bao có mẫu mã thì chắc chắn là khi đem trồng đến thu hoạch chỉ cho ngô không hạt hoặc cây có, cây không, trái ra hạt ít.
– Do tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu và chế độ chăm sóc. Ngô là cây truyền phấn khác hoa, phấn hoa đực trên cờ phải rơi xuống vòi nhụy (râu) thì mới kết hạt được. Bình thường công việc này do gió đảm nhiệm, nếu giai đoạn trổ cờ phun râu gặp thời tiết không thuận lợi như gió to làm phấn hoa bay đi rất xa, không bay xuống nhụy (râu) để thụ phấn; gặp trời mưa liên tục thì hoa đực không nở để phát tán phấn hoa bình thường được, nếu phấn có phát tán thì cũng bị hút nước trương ra làm vỡ hay vón cục, mất sức sống. Trong điều kiện nắng nóng, khô hạn, hoa đực (cờ) trổ và phát tán phấn hoa sớm khi hoa cái chưa kịp phun râu dẫn đến trỗ không trùng khớp, tạo ra ngô trọc đầu, khuyết hạt. Mặt khác, ở ruộng ngô thời kỳ trổ cờ, phun râu mà thời tiết nắng nóng, gió nam thổi mạnh, ruộng khô nước (không có nước tưới), việc chăm sóc gặp khó khăn thì hiện tượng ngô kết hạt ít hoặc không đều là khó tránh khỏi.
Để khắc phục hiện tượng trên ta cần phải:
– Trồng ngô đúng thời vụ, chất lượng giống tốt.
– Bón phân đầy đủ, đúng quy trình kỹ thuật.
– Tưới tiêu chủ động nước
– Giúp ngô thụ phấn nhân tạo bằng cách dùng phễu thụ phấn hoa (rung, hứng phấn hoa vào phễu) sau đó dùng dụng cụ thụ phấn hoặc bút lông, bàn chải rắc phấn hoa lên râu ngô.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật phòng bệnh sương mai cho cây Ngô

Bệnh sương mai hại ngô chưa được nghiên cứu nhiều và đến thời điểm hiện tại ở VN cũng chưa có công trình khoa học nào công bố một cách đầy đủ. Vì thế công tác khuyến cáo chuyên môn và người dân còn nhiều lúng túng biện pháp phòng trừ.

ky-thuat-phong-benh-suong-mai-cho-cay-ngo (1)
Phòng bệnh sương mai cho cây Ngô

Để cung cấp thêm kỹ nhận diện, chẩn đoán và có biện pháp phòng trừ kịp thời, qua kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trên đồng ruộng chúng tôi có một số thông tin về loại bệnh này như sau:

Bệnh do nấm Sclerospora macrospora gây ra, là loài nấm thuộc lớp nấm trứng. Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện có ẩm độ cao, đặc biệt là có mưa, sương mù, gây hại năng trên các vùng đất thường bị ngập lụt như vùng đồng bằng, đất bãi ven sông và cả các vùng đất có ẩm độ cao như đất hai lúa.

Tác nhân gây bệnh là loài nấm thuốc ngành nấm trứng (Chytridiomycota hay Chytrid). Chytrid sẽ sản sinh ra những bào tử động có khả năng di chuyển linh động trong môi trường nước với một tiêm mao duy nhất. Vì thế một số nhà phân loại học đã phân loại chúng là những động vật nguyên sinh.

Bệnh phát sinh bằng vào tử, bảo tử của nấm Sclerospora macrospora là động bào tử, nó có khả năng di chuyển trong môi trường nước, nên tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh trong điều kiện ẩm độ cao, bà con nông dân không kịp phòng trừ. Tại VN bệnh thường gây hại trên hai vụ ngô là ngô đông gieo đầu tháng 8, và ngô xuân gieo vào tháng 2.

Nấm xâm nhiễm từ khi hạt mới nảy mầm đến giai đoạn 1 – 2 lá, khi cây được khoảng 4 – 6 lá thì bệnh bắt đầu biểu hiện triệu chứng ban đầu là chậm phát triển. Đến khoảng 6 lá thì triệu chứng rõ ràng hơn, các mắt lá xếp sít vào nhau, lá cuộn tròn xếp và nghiêng về một phía, sau đó cây bị bệnh thường đổ nghiêng, các lá cuộn và xoắn, xảy ra vào giai đoạn 6 – 7 lá. Cây lùn, không phát triển, lá có thể có sọc hoặc không có sọc, rất giống với triệu chứng bệnh lùn sọc đen do virus.

ky-thuat-phong-benh-suong-mai-cho-cay-ngo (2)Phòng bệnh sương mai cho cây Ngô

Để phòng trừ kịp thời bệnh sương mai hại ngô cần làm tốt các công tác sau:

– Đối với các vùng có thể cày ải, tiến hành cày và phơi ải, dọn sạch tàn dư cỏ dại và cây trồng ở vụ trước, có thể tiêu diệt cỏ dại trước khi làm đất bằng thuốc trừ cỏ không chọn lọc Gramoxone 20SL.

– Lên luống, hoặc nếu không thể lên luống thì phải có rãnh thoát nước tốt, bón lót vôi bột trước khi gieo hạt. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng hoạt chất Metalaxyl.

– Đối với các vùng có tiền sử bị nhiễm bệnh, các vùng ngập lụt, các vùng đất bãi ven sông, đất hai lúa, đất khó thoát nước cần tiến hành phun phòng trừ cho cây ngô ở giai đoạn 3 – 4 lá thật bằng các loại thuốc như Ridomil Gold 68WG, Amistar Top 325SC.

– Khi cây chớm biểu hiện bệnh như đọt hơi chùn lại thì xử lý một trong 2 loại thuốc trên vẫn còn kịp. Nếu cây đã bị xoắn đọt và nghiêng về một phía thì không thể phòng trừ nữa, cần tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy để giảm sự lây lan của nguồn bệnh.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Chế phẩm sinh học dành cho cây Ngô

SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC A4  CHO CÂY NGÔ

che-pham-sinh-hoc-danh-cho-cay-ngo (1)

 1. Công dụng

Giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, kích thích bộ rễ phát triển đều, rộng, lá dày, tán lá phát triển đều về các hướng, tăng cường khả năng quang hợp. Khi sử dụng chế phẩm sinh học A4 đúng theo quy trình kỹ thuật trong suốt quá trình sinh trưởng của cây từ khi trồng đến khi thu hoạch sẽ làm tăng sức đề kháng cho cây giúp giảm được một số loại sâu, bệnh như:  Sâu xám, Sâu đục thân, Rệp cờ ngô, Đốm lá lớn, Bệnh khô vằn…ngoài ra còn giảm 30-50% lượng phân bón hóa học, nâng cao năng suất lên từ 20% – 30% trở lên.

2. Cách sử dụng:(Diện tích 1.000m2)

2.1 Thời kỳ ngâm hạt giống:  Dùng 5ml chế phẩm sinh học A4  để ngâm với lượng giống cho diện tích 1000m2 (1.5-1.7kg giống)

– Hạt giống ngâm trong nước sạch từ 6 – 8 giờ, vớt để ráo nước rồi bọc trong vải ẩm và gói lại để ủ, sau từ 1 – 2 ngày, hạt nứt nanh thì đem gieo.

2.2 Bón thúc lần 1(khi cây ngô từ 4-5 lá thật): Dùng 5ml pha 20-25 lít nước phun đều 1 lượt,

2.3  Bón thúc lần 2(khi cây ngô có 8-9 lá):  Dùng 5ml pha 16-20 lít nước phun đều 1 lượt,

2.4 Bón thúc lần 3(khi cây ngô 40-45 ngày hoặc trổ cờ sau 5-7 ngày):

– dùng 5ml sản phẩm pha với 16-20lit nước phun ướt đều trên bề mặt lá

che-pham-sinh-hoc-danh-cho-cay-ngo (2)

* Chú ý trước khi sử dụng chế phẩm sinh học A4:

– Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, dung dịch đã pha trộn không để quá 48h.

– Trước khi phun chế phẩm sinh học cho cây trồng cần lắc đều chai chế phẩm.

– Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun sản phẩm, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.

– Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

– Cần lưu ý trong thời kỳ quả nhỏ đến thời kỳ quả lớn không bón nhiều đạm tránh hiện tượng kích thích hình thành tầng rời giữa cuống quả và quả gây lên hiện tượng rụng quả sinh lý.

– Thời gian phun tốt nhất là trước sau 9h sáng hoặc sau 4h chiều

– Đối với những cây  mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm sinh học.

– Cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng đồng thời kết hợp với quy trình bón phân hợp lý.