Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn

Nhãn là cây có như cầu lớn đối với phân bón. Cần bón đầy đủ và cân đối các loại phân để làm tăng năng suất quả, đồng thời khắc phục hiện tượng ra quả cách năm. Nguyên tắc chung của bón phân cho cây nhãn là bón nhiều đạm và kali, lượng lân phải bón thấp hơn và bón đầy đủ trung vi lượng.

Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây nhãn đạt năng suất cao

Đạm, lân, kali tác động lên cây nhãn:

– Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây nhãn, đạm giúp cho cây sinh trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các đợt lộc trong năm. Ngoài ra đạm có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cây sau thu hoạch.

– Phân lân thúc đẩy một phần quá trình quang hợp, giúp cho hệ rễ phát triển, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cây, hình thành mầm hoa và quả sau này.

– Kali giúp cho cây sinh trưởng phát triển, vận chuyển các chất, tăng khả năng chống rét và tích lũy đường. Ngoài ra kali còn có vai trò giảm bớt tỷ lệ rụng hoa, rụng quả do ngăn cản sự hình thành tầng rời.

Bón phân cho cây nhãn thời kỳ ra hoa phải được đặc biệt chú trọng để đạt năng suất cao

1. Bón phân cho nhãn thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Bón lót trước khi trồng:

Bón lót 10 – 20 kg phân chuồng ủ hoai mục bằng TRICODERMA + 1kg Super lân.

Bón thúc giai đoạn 1-3 tuổi:

Tùy từng năm sau trồng, lượng phân bón như sau:

+ Năm thứ nhất: 150g NPK 30-9-9-TE (TE = vi lượng) + 200g Super lân +100g KCl.

+ Năm thứ hai:   200g NPK 30-9-9-TE + 300g Super lân + 150g KCl.

+ Năm thứ ba:    300g NPK 30-9-9-TE + 400g Super lân + 200g KCl.

Lượng phân này được chia ra làm 4 lần để bón, cách 3 tháng bón 1 lần.  Mỗi năm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục với lượng 10-15 kg/cây vào đầu mùa mưa.

Bón thúc giai đoạn cây trên 3 tuổi:

Lượng phân bón tăng dần lên theo tuổi cây. Trung bình bón cho một cây là: 400-500g N; 150-200g P2O5;  400-500g K2O. Lượng phân này chia thành 4 lần để bón:

– Trước khi ra hoa: bón 1/3N + 1/3 K2O

– Khi quả lớn 1cm: bón 1/3N + 1/3 K2O

– Trước khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/3 K2O

– Sau khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/3N + toàn bộ Lân P2O5

2. Đối với cây nhãn kinh doanh:

Bón thúc lần một sau khi thu quả:

Bón bổ sung dinh dưỡng sau khi thu hoạch quả 15 ngày. Đây là đợt bón chủ lực trong năm nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ra lộc thu.

– Lượng bón cho 1 cây gồm: 30-40kg phân chuồng + 2-3kg phân lân + 0,5-0,7kg urê + 0,5kg kali.

– Tuỳ tuổi cây dưới 5 năm rút lượng phân xuống 1/2. Với cây trên 10 năm cần tăng lên 1,5 lần.

Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30cm rộng 50cm trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơ dải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.

Bón thúc lần 2:

– Bón vào tháng 2 chủ yếu bón lân và Kali.

– mỗi cây bón 0,5kg Kali + 2kg lân Supe. Nên hoà với nước phân chuồng để tưới (có thể dùng phân vi lượng giành cho nhãn, vải phun vào thời kỳ ra hoa).

Bón thúc lần 3:

– Bón vào tháng 4. Mục đích để thúc quả nhanh lớn.

– Lượng bón: 0,5kg urê + 0,5-0,7kg Kali + 2kg lân. Bón đúng, bón đủ và cân đối cây sẽ cho năng suất cao và chất lượng quả ngon.

3. Đối với cây ra quả cách năm do thiếu dinh dưỡng:

– Đối với cây quá xấu, đất cằn cỗi không có khả năng ra hoa, kết quả cần bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là Kali và lân trộn thêm xỉ than, tro bếp bón đều quanh gốc, cần xới xào từ gốc đến hết chiều rộng tán lá rồi mới rải phân lên đó. Sau đó rải một lớp bùn hoà mỏng, quấy kỹ và lưu ý đắp gờ để giữ ẩm. Khi bùn dạn chân chim tiến hành tưới nhử rễ, dùng nước phân chuồng hoặc nước tiểu và phân NPK khoảng 2kg hoà lẫn tưới đều lên mặt bùn.

– Với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng phân bón lá phun lên lá vào thời kỳ ra lộc non, kết hợp bón xung quanh gốc bằng tro bếp + xỉ than + NPK theo chiều rộng tán ở độ sâu 1 – 3 cm.

Tin liên quan:

>>Phòng trừ các loại sâu phá hoại nhãn

>>Phòng trừ bệnh thối trái nhãn

>>Kỹ thuật xử lý dơi phá hoại nhãn

Đăng bởi 2 phản hồi

Kỹ thuật để Dơi không phá Nhãn

Cứ đến mùa thu hoạch nhãn là dơi lại đến phá hoại, chỉ sau một đêm chúng có thể ăn trụi một cây nhãn. Và nếu không có cách phòng chống tốt, chúng sẽ gây thiệt hại rât lớn đến kinh tế của bà con. Vậy phòng chống dơi bằng cách nào? Sau đây là một số cách bà con có thể tham khảo:

Chỉ sau một đêm ghé thăm, đàn dơi có thể ăn sạch cả một cây nhãn

Các biện pháp phòng chống dơi phá hoại nhãn:

Biện pháp bao trái:

– Bao trái bằng bao giấy, bao vải, bao nilon hoặc bằng bao chuyên dùng để bao vải (có bán ở các cửa hàng giống cây ăn trái hoặc cửa hàng nông dược…)

– Dùng lưới nilon bao hết cả cây hoặc bao kín những khu vực có nhiều trái. Sau vụ thu hoạch nhãn lại cất lưới đi để vụ sau sử dụng.

Thu hái trái tập trung:

– Thu hái dứt điểm cho từng cây, từng vườn trong ngày. Không hái dở dang rồi để lại qua đêm, vì ngay trong đêm đó dơi sẽ kéo về phá hại rất mạnh.

Xử lý ra hoa:

– Xử lý cho nhãn ra hoa kết trái tập trung đồng loạt trên diện rộng. Tránh để nhãn ra trái lai rai rất dễ bị dơi gây hại nặng vì lúc nào cũng có sẵn thức ăn.

Biện pháp vật lý:

– Trước khi thu hoạch trái khoảng 15 ngày, dùng cóc, nhái, chuột giã dập cho chết thối rồi buộc vào các đầu que. Đem treo lên cây, ba con vật này làm cho dơi sợ không dám tới gần.

– Dùng ống tre hoặc ống nước bằng nhựa loại nhỏ cắt thành từng đoạn dài khoảng 10cm. Thấm dầu nhớt, cặn thuốc trừ sâu có mùi hôi nồng vào giẻ. Nhét vào ống rồi treo lên cây dơi sẽ ít đến gây hại.

Tin liên quan:

>>Cách diệt bọ xít hại nhãn

>>Phòng trừ sâu bệnh phá hoại nhãn

>>Phòng trừ bệnh chổi rồng trên nhãn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách diệt Bọ Xít hại Nhãn

Bọ xít ( tên khoa họcTessaratoma papilosa) là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với nhãn. Chúng gây hại chủ yếu vào tháng 3-4 trong giai đoạn cây ra đọt non, ra hoa và kết trái. Chích hút nhựa làm rụng bông và quả, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của quả. Để có biện pháp phòng trừ hữu hiệu tránh tình trạng mất mùa đáng tiếc xẩy ra do bọ xít gây hại. Chúng ta cần nắm rõ đặc điểm, đăc tính của của chúng để đưa ra biện pháp phòng trị hợp lý:

Bọ xít chích hút nhựa gây hại làm rụng hoa và quả trên cây nhãn gây ảnh hưởng lớn đến thu hoạch

1. Đặc điểm của bọ xít:

– Bọ trưởng thành có màu vàng nâu, bụng phủ 1 lớp sáp màu trắng. Thân dài 2,5 – 3cm, có cánh

– Khi trời nắng gắt hoặc bị chấn động mạnh nó giả chết và rơi xuống đất. Sau khi hết động hoặc khi trời mát lại bò lên gây hại

– Bắt cặp và đẻ trứng sau 2 ngày. Trứng có dạng gần tròn, màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu hồng tối, xếp thành từng khối 14-16 trứng.

– Khi sắp nở, trứng có màu xám đen. Ấu trùng mới nở thường sống tập trung vài giờ, sau đó bắt đầu phân tán đi tìm thức ăn. Khi bị xáo động, ấu trùng thường giả chết rơi xuống đất đồng thời tiết ra một chất dịch hôi. Có thể chịu đói trong thời gian dài

– Cả trưởng thành và bọ non đều chủ yếu gây hại vào giai đoạn cây ra đọt non, ra hoa kết quả.

2. Biện pháp phòng trừ:

– Vệ sinh vườn, cắt tỉa để cây ra đọt non và ra hoa tập trung

– Bảo vệ thiên địch, tạo điều kiện cho ong ký sinh, nhện, kiến ăn mồi phát triển

– Kiểm tra vườn thường xuyên để ngắt ổ trứng, dùng vợt bắt bọ trưởng thành vào sáng sớm

– Rung cây bắt bọ ít trưởng thành qua đông (tháng 12 – tháng 1), hoặc có thể phun nấm xanh – nấm trắng vào những vị trí bọ quá đông.

Chú ý : Click vào tên sản phẩm để đặt hàng và biết thêm thông tin về sản phẩm.

Tin liên quan:

>>Phòng trị bệnh thối trái nhãn

>>Các loài sâu bệnh phá hoại nhãn

>>Kỹ thuật để dơi không phá nhãn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Một số bệnh gây hại cây nhãn – biện pháp phòng trừ

Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn, có nguồn gốc miền nam Trung Quốc. Trong tiếng Trung nhãn hay còn được gọi là “quế viên”. Cây nhãn tương đối dễ trồng, nhưng để chăm sóc đạt năng suất cao cần lưu ý phòng chống các loại bệnh thường gặp sau:

1. Bệnh cháy lá:

Triệu chứng:

– Bệnh do nấm Pestalotiã paraguariensis gây ra. Gây hại chủ yếu trên lá, nhất là ở các lá già và lá bánh tẻ. Ban đầu bệnh xuất hiện những chấm nhỏ, ở giữa hoặc đầu lá màu nâu đen sau đó lan rộng thành những mảng cháy màu nâu. Trên vết bệnh lâu ngày có những hạt nhỏ li ti màu đen. Sau đó, lá bị vàng khô và rụng.

Biện pháp phòng trừ:

– Cắt tỉa cành, thu gom tiêu hủy lá bị bệnh sau thu hoạch. Phun phòng trị bệnh bằng thuốc nấm đối kháng + đồng xanh sunfat theo liều lượng hợp lý theo chỉ dẫn.

2. Bệnh phấn trắng:

Triệu chứng:

– Bệnh do nấm Oidium sp. gây ra. Bệnh khiến hoa nhãn bị bệnh xoắn vặn, cháy khô. Quả non bị bệnh nhỏ và có màu nâu, vỏ quả bị đóng phấn trắng nhất là phần cuống. Những quả lớn hơn nhiễm bệnh thường bị thối và chuyển màu nâu từ cuống quả, sau đó chuyến sang màu nâu đen và lan dẩn đến cả quả.

Biện pháp phòng trừ:

– Tạo vườn thông thoáng sao cho ánh sáng xuyên qua được tán lá hạn chế sự phát triển của bệnh. Phun phòng trị bệnh bằng thuốc nấm đối kháng + đồng xanh sunfat theo liều lượng hợp lý theo chỉ dẫn. (phun vào giai đoạn trước khi ra hoa để đạt hiệu quả cao nhất)

3. Bệnh thối bông:

Triệu chứng:

– Bệnh do nấm gây ra, nấm thường tấn công vào lúc trời có nhiều sương mù hoặc có mưa nhiều, độ ẩm không khí cao. Bệnh thường xuất hiện vào lúc hoa nhãn đãng nở rộ, trên cành hoa có những vết chấm nhỏ bằng đầu kim, có màu nâu đen làm cho hoa bị vàng, sau đó khô và rụng đi.

Biện pháp phòng trừ:

– Nên trồng thưa cây, để cho ánh sáng xuyên qua tán cây, làm giảm độ ẩm thì sẽ hạn chế được bệnh. Phun phòng trị bệnh bằng thuốc nấm đối kháng + đồng xanh sunfat theo liều lượng hợp lý theo chỉ dẫn trước và sau khi ra hoa để phòng và trị bệnh.

4. Bệnh thối rễ:

Triệu chứng:

– Bệnh do nấm Fusarium, hay những nấm đất khác như Rhizoctonia, Sclerotium,… gây ra. Chúng gây hại ở rễ và  phần cổ rễ tiếp giáp mặt đất. Trên cổ rễ xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu, lan rộng và chuyển màu nâu đen. Bệnh khiến vỏ bị thối khô, nứt và bong tróc ra lòi phần rễ phía trong. Nấm có thể ăn sâu vào thân, làm cho thân cây bị khô đen, các rễ phía dưới cũng bị thối đen.

– Cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng dần, dễ bị đỗ ngã do bộ rễ đã bị hư hại. Cây còn nhỏ có thể bị chết khô hoàn toàn.

Biện pháp phòng trừ:

– Thường xuyên kiểm tra vưòn, phát hiện những cây sinh trưởng kém, kiểm tra cỗ rễ nếu có dấu hiệu bệnh thì phải dùng thuốc đặc trị VÀNG LÁ THỐI RỄ để chữa trị.

– Vun mô cao, thoát nước tốt, bón vôi vào cuối mùa nắng. Đối với những cây bị bệnh cần đào bỏ gốc, rải vôi , sử dụng phân hữu cơ để tăng cường nguồn dinh dưỡng cho cây, giảm nấm bệnh.

5. Bệnh khô cành (Phomasp.)

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh:

– Bệnh do nấm Phoma sp. gây ra. Phát triển và gây hại trên những cây nhãn lâu năm, ít được chăm sóc.

Biện pháp phòng trừ:

– Chăm sóc đầy đủ để cây sinh trưỏng tốt.

– Chặt bỏ những cành bị bệnh tiêu hủy, quét thuốc hoặc nước sơn vào các vết cắt đê tránh nhiễm bệnh chỗ vết thương.

– Xử lý dụng cụ cắt tỉa trước khi cắt sang những cây khác sau khi đã cắt tỉa cây bệnh

– Nếu bệnh phát sinh nhiều thỉ nên dùng nấm xanh – nấm trắng + đồng sunfat để phun lên cành.

6. Bệnh đốm bồ hóng:

Nguyên nhân:

– Bệnh do nấm Phytophthora gây ra, nhiễm bệnh mạnh hơn trong mùa mưa. Bệnh xuất hiện và gây hại nặng lúc quả sắp chín. Nấm lưu thông trong đất nên các chùm quả gần đất sẽ bị nhiễm trước, sau đó lây lan lên chùm quả phía trên và các cây khác trong vườn.

– Quả bị thối, có màu nâu, lan dần từ vùng cuống làm quả nứt ra, cơm của quả bị thối nhũn, chảy nước có mùi hôi chua.

Biện pháp phòng trừ:

– Cắt tỉa bỏ các cành gần mặt đất, vì khi quả gần chín sẽ dễ nhiễm bệnh từ đất trong mùa mưa.

– Thu gom quả bị bệnh tiêu hủy, sau đó phun thuốc ELICITOR + SIÊU ĐỒNG

– Để phòng bệnh nên trồng cây trên mô đất cao để giúp thoát nước tốt hạn chế sự phát triển của nấm bệnh. Bón phân hữu cơ và cung cấp nấm đối kháng TRICHODERMA để giảm mầm bệnh trong đất.

7. Bệnh thán thư:

Triệu chứng:

– Bệnh do nấm Colletotrichum gloesporrioides gây ra. Phát sinh và gây hại trên lá, lộc non trên chùm hoa và quả. Bệnh phát sinh mạnh khi thời tiết ấm và ẩm trong tháng 3 và 4

– Trên lá: Bệnh gây hại từ mép lá trở vào, ban đầu là các chấm đốm nhỏ, sau đó liên kết thành từng mảng lớn viền nâu sẫm. Trên chồi non: Lúc đầu vết bệnh có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối, chồi bị chết khô khi trời nắng hoặc thối khi trời mưa. Trên hoa và quả non: vết bệnh hơi lõm xuống dạng chấm đen, làm cho hoa và quả non chuyển sang màu đen và rụng.

Biện pháp phòng trừ:

– Tỉa cành tạo tán, thường xuyên cắt bỏ cành già giúp cho cho cây thông thoáng.

– Theo dõi vườn, khi thời tiết ấm và ẩm cần tiến hành phun thuốc ELICITOR + SIÊU ĐỒNG để phòng trừ nấm bệnh.

Trên đây là những bệnh thường gặp và gây hại chủ yếu trên cây nhãn. Chỉ cần nắm rõ được hết các triệu chứng của từng loại bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời, cùng với đó là cách chăm bón một cách hợp lý. Tin chắc rằng chúng ta sẽ có một mùa nhãn bội thu.

Chú ý: Click vào tên sản phẩm để đặt hàng và biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm

Tin liên quan:

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

>>Bênh chổi rồng cây nhãn

>>Kỹ thuật chăm sóc nhãn thời kỳ ra hoa, đậu quả

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật chế biến và bảo quản Nhãn

Xin giới thiệu với mọi người kỹ thuật chế biến và bảo quản Nhãn .

Hinh-anh-chum-cay-nhan-viet-nam (7)

1. Bảo quản.

Muốn bảo quản quả nhãn được lâu.Giữ được ngoại hình đẹp và phẩm chất tươi ngon cần chú ý các khâu sau:

1.1. Chăm sóc cây trước lúc thu hoạch.

Trước khi thu hoạch cần chú ý tưới nước, bón phân đầy đủ và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Ngừng tưới nước trước lúc hái quả một tuần.

1.2. Chọn giống để bảo quản.

Nói chung giống nhãn có vỏ dày, cùi khô cất giữ tốt hơn so với những giống mỏng vỏ, cùi ướt.

1.3. Chọn thời điểm hái.

Để bảo quản được lâu cần hái đúng độ chín. Không nên để quả chín trên cây rồi mới hái, vì quả sẽ nhạt, độ tươi ngon sẽ giảm do đó không giữ được phẩm chất của giống. Mặt khác hái quá độ chín sẽ không giữ được lâu.

Nếu hái cả chùm cần tỉa bỏ các quả có vết sâu bệnh, quả nứt, quả quá nhỏ, quả có vết thương cơ giới trước khi cho vào sọt hoặc thùng các tông, thùng gỗ để bảo quản.

1.4. Bảo quản lạnh quả tươi.

Để trong điều kiện nhiệt độ 5-10oC. Nếu phải vận chuyển đến thị trường tiêu thụ thì có thể sử dụng xe lạnh để ở nhiệt độ trên 10oC.

Nếu muốn giữ quả lâu hơn để chế biến thì nên bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 3-5oC, độ ẩm không khí trên 90%. ở điều kiện này có thể bảo quản trong 10-15 ngày.

Chế biến phải làm nhanh và xong chỉ trong thời gian 4 tiếng sau khi ra khỏi kho lạnh thì không ảnh hưởng đến chất lượng đồ hộp.

Hinh-anh-chum-cay-nhan-viet-nam (4)

2. Chế biến.

Sấy nhãn làm long nhãn: Thường thì giống nhãn nào cũng đều sấy được, nhưng ở miền Bắc, giống nhãn đường phèn và nhãn nước làm long nhãn tốt hơn. ở miền Nam, phần lớn dùng giống nhãn long để sấy.

Quả dùng làm long phải để thật chín mới thu hoạch. Thời gian từ lúc hái quả đến lúc đưa vào sấy càng ngắn càng tốt.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Nhãn là cây ăn trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Là loài cây nhiệt đới lâu năm, quả chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấy khô hay đóng hộp. Là cây dễ trồng nhưng để đạt năng suất và chất lượng quả nhãn như ý muốn thì không phải ai cũng làm được.

Đặc điểm cây nhãn:

– Là cây ưa nắng, nếu bị rợp nhãn sẽ ít quả. Chỉ những cành nhận đầy đủ ánh nắng mới cho trái tốt.

– Nhiệt độ thích hợp cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21–27 độC. Mùa hoa nở cần nhiệt độ cao hơn là 25–31 độ C. Mùa đồng kéo dài nhiệt độ thấp là điều kiện để nhãn phân hóa mầm hoa.

– Nhãn có thể trồng trên nhiều loại đất. Tuy nhiên đất trồng thích hợp nhất là đất cát, đất pha cát, đất cát giồng, đất phù sa ven sông, không thích hợp trồng trên đất sét nặng.

1. Thời vụ trồng:

Một năm có 2 mùa vụ chính gieo trồng cầy nhãn thích hợp nhất. Ở Miền Bắc: tháng 2 – 3 và tháng 8 – 9 và Miền Nam: Đầu và cuối mùa mưa

– Trồng vào cuối mùa mưa nếu đủ lượng nước tưới (tháng 10-11 dương lịch) để đến mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển tốt hơn.

– Nếu trồng vào mùa mưa ( khoảng tháng 5 – 6 dương lịch ) cần chú ý thoát nước. Vì nếu mưa nhiểu đất nén chặt nhãn dễ bị chết do rễ bị chặt quá.

2. Chuẩn bị đất trồng:

– Rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây.

– Ở các vùng ĐBSCL nên trồng nhãn trên mô. Mô đất đắp thành hình tròn rộng 6 – 8 tấc, cao 5 – 7 tấc. chú ý đến việc bờ bao, cống bọng thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ.

– Những vùng đất cao đào hố kích thước 60x60x60cm hoặc 80x80x80cm.

– Trộn đều 15-20kg phân chuồng hoai mục bằng TRICODERMA, 0,5kg NPK 16–16–8  và  0,5–1,0kg vôi với đất mặt dùng làm mô, hoặc lấp vào hố bón lót.

3. Chọn Giống:

– Nhãn tiêu da bò: nhãn tiêu huế, tiêu lá bầu, tiêu đường…là những loại nhãn đang đc nhà vườn ưa chuộng (phát triển nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 2 năm cho 3 vụ trái…).

– Nhãn long: dễ trồng, cho năng suất nhưng chất lượng không cao (hạt to, cơm mỏng, nhiều nước…).

– Nhãn giồng da bò: phẩm chất khá, cơm ráo, dày cơm , 1 năm thu 1 vụ.

– Nhãn xuồng cơm vàng: được bà con khá ưa chuộng, trái to, dày cơm nhưng năng suất không cao.

Cây giống nhãn xuồng cơm vàng

4. Cách trồng:

– Nhãn được trồng với khoảng cách 5x6m hoặc 6x6m tùy vào từng chất đất và mô hình trồng, trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như rau, đậu, ổi…

– Cách trồng: Khoét lỗ trên mô (hốc) vừa với bầu cây con. Nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặc bầu cây vào lỗ lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc. Cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ). Tưới đẫm nước sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây.

5. Chăm sóc:

– Sau khi trồng cần phủ gốc bằng rơm rạ và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ.

– Khi cây lên cao được 80 – 100cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên. Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh,…

Nên tỉa vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 vào những ngày nắng (thời gian sau vụ thu hoạch quả).

Làm cỏ, xới xáo: làm cỏ thường xuyên tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại.

Kết hợp xới xáo đất làm thông thoáng giúp bộ rể tăng cường trao đổi chất. Không dùng cuốc lưỡi xới sâu làm tổn thương bộ rễ. Tuyệt đối không diệt cỏ bằng các hóa chất trong vườn (ảnh hưởng đến rẽ non phát triển)

Tưới, tiêu nước: Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt.

Rất cần nước nhưng lại là cây chịu úng kém nên cần có hệ thống thoát nước trong mùa mưa. Đối với những vườn có nguy cơ bị ngập trong mùa mưa lũ thì nên có hệ thống bờ bao vững chắc để kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.

Bón phân: Tùy vào tình trạng cây, tuổi cây, điều kiện đất đai mà có chế độ bón phân khác nhau.

Tham khảo:

>>Mời bà con tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật bón phân cho cây nhãn tại đây

>>Tham khảo phân bón lá sinh học – công dụng, cách thức sử dụng

Đăng bởi Để lại phản hồi

Phương pháp ghép cải tạo vườn nhãn

Hội Giống cây trồng Việt Nam vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả và Trung tâm Giống cây trồng Sông Hồng tổ chức thành công hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả dự án “Ghép cải tạo vườn nhãn bằng kỹ thuật ghép chồi non” tại thôn Bùi Xá, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Hinh-anh-chum-cay-nhan-viet-nam (15)

Hầu hết các đại biểu và bà con nông dân tham dự hội nghị đều đánh giá cao kết quả của phương pháp ghép cải tạo mới này và mong muốn sớm được chuyển giao để áp dụng vào sản xuất.

TS. Bùi Quang Đãng, Phó bộ môn Nghiên cứu cây ăn quả của Viện Nghiên cứu Rau quả, chủ nhiệm đề tài cho biết: Mục tiêu của đề tài là hoàn thiện qui trình ghép cải tạo trên cây nhãn bằng nhiều phương pháp trong đó có phương pháp ghép chồi non sớm trình Bộ NN-PTNT ban hành như một tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất giúp người trồng nhãn có điều kiện cải tạo lại các vườn nhãn kém hiệu quả.

Dự án ghép cải tạo giống nhãn bằng kỹ thuật ghép chồi non được triển khai đồng bộ tại 4 điểm (mỗi điểm bố trí 1ha): Hà Trung (Thanh Hóa), Đông Anh (Hà Nội), Khoái Châu (Hưng Yên) và Thuận Thành (Bắc Ninh). Phương pháp ghép chồi non là sáng kiến cải tiến kỹ thuật của kỹ sư Nguyễn Văn Vui ở thôn Bùi Xá, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã được Hội đồng KHCN Bộ Nông nghiệp-PTNT cho phép đưa vào thử nghiệm trong dự án này từ năm 2008.

Sau gần 3 năm triển khai dự án đã cơ bản hoàn thành các nội dung nghiên cứu: xác định được thời vụ ghép, tiêu chuẩn cây gốc ghép, cây lấy chồi ghép, kỹ thuật ghép, chăm sóc cây sau ghép… và chuyển giao cho nông dân các điểm dự án thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật.

Thăm vườn nhãn 420 cây lúc lỉu quả của chính chủ nhân dùng làm mô hình thử nghiệm, trong đó có 120 cây đã được ghép chuyển đổi giống từ nhãn thóc sang các giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, mã quả đẹp, đồng đều và có thời vụ thu hoạch sớm, muộn khác nhau đưa lại giá trị kinh tế rất cao như: nhãn chính vụ Hương Chi, PHT99-1.1; nhãn chín sớm PHS99-1.1, nhãn chín muộn PHM99-1.1, PHM 99-2.1, HTM1, HTM2 của Viện Nghiên cứu Rau quả… đang trong thời kỳ thu hoạch trong khi những cây nhãn địa phương được dùng làm đối chứng không cho quả các đại biểu mới thấy hết công sức và lòng yêu nghề của người “kỹ sư làng” này. Anh Vui cho biết: Mỗi năm gia đình anh thu nhập từ vườn khoảng 100 triệu đồng, chủ yếu là nhờ nhãn ghép từ các giống chín sớm và chín muộn bán được giá cao.

Hinh-anh-chum-cay-nhan-viet-nam (12)
Cây nhãn ghép cho năng suất cao.

Tất cả các vườn cây của hộ gia đình trong thôn hoặc các điểm dự án được Trung tâm Giống cây trồng Sông Hồng chuyển giao kỹ thuật ghép cải tạo năm nay đều cho quả sai, bán được giá, nhiều hộ đã có nguồn thu vài ba chục triệu đồng. Nói về ưu điểm của phương pháp, tác giả Nguyễn Văn Vui cho biết: Dễ thao tác, tỷ lệ cây ghép sống cao, chồi ghép sớm liền sẹo và sinh trưởng mạnh hơn các phương pháp ghép khác, tỷ lệ cây ra hoa hầu như 100% nếu biết kết hợp với các biện pháp kỹ thuật khác như khoanh vỏ, bón phân, xiết nước, tưới nước đúng lúc, đúng cách.

Đánh giá kết quả dự án, Viện sỹ Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam nhận xét: Các công thức thử nghiệm đã chứng tỏ tính ưu việt của phương pháp ghép cải tạo. Tuy chỉ là một biện pháp kỹ thuật ghép bổ sung trong nhiều biện pháp ghép cải tạo khác nhưng kết quả bước đầu rất khả quan, tất cả các điểm dự án đều cho kết quả tốt: tỷ lệ cây ghép sống cao, 100% cây ghép năm 2009 đều ra hoa, đậu quả và có năng suất cao, chất lượng tốt, mã quả đẹp, thời gian thu hoạch đúng theo lịch của từng giống. Đây là cơ sở khoa học và thực tiễn tốt để các tác giả tiếp tục hoàn thiện qui trình, báo cáo Hội đồng KHCN của Bộ Nông nghiệp-PTNT xem xét, đánh giá, nghiệm thu trong thời gian tới.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật xây dựng và cải tạo vườn Nhãn

Cách xây dựng vườn nhãn:

Để xây dựng được vườn nhãn thì trước hết cần phải lựa chọn được vườn trồng nhãn thích hợp và tiến hành quy hoạch vườn trước khi trồng.

Hinh-anh-chum-cay-nhan-viet-nam (2)
Vườn nhãn đang mùa ra hoa

1. Lựa chọn vườn trồng

Chọn nơi có điều kiện môi trưòng thích hợp với sự sinh trưởng của nhãn. Khi chọn vườn nên căn cứ vào các điều kiện sau:

– Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây nhãn sinh trưỏng và phát triển là từ 21 – 27 độ  C. Mùa hoa nở nhàn cần nhiệt độ cao hơn là 25 – 31 độ C.  Còn mùa đồng kéo dài một thòi gian nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa

– Địa thế: Đất đồng bằng hoặc vùng đồi núi đều có thể trồng nhãn nhưng đất núi lại thích hợp hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do đất núi thoát nước tốt, tốt cho rễ, thông gió thoáng khí, điều kiện ánh sáng tốt hơn ở đồng bằng làm cho chất lượng quả cũng tốt hơn (độ dốc 20 độ là thích hợp nhất)

– Hướng dốc: Hướng dốc là một trong những nhân tố quan trọng khi lựa chọn vườn trồng, đặc biệt là tại những nơi có mùa đông lạnh. Hướng dốc khác nhau thi nhiệt độ, ánh sáng, nhiệt độ đất và độ ẩm cũng khác nhau. Dốc hướng nam có nhiệt độ đất cao hơn 4 – 5° so với dốc hướng bắc, và cao hơn 1 so với dốc hướng đông và hướng tây. Tại vùng ven biển thường có gió biển vào tháng 7 – 9 nến chọn dốc ngược hướng gió hoặc trồng rừng phồng hộ.

– Thố nhưỡng: Nhãn là cây có bộ rễ khỏe, thích hợp với nhiều loại đất, đặc biệt là đất núi (độ pH 5,5 – 6,5). Nên chọn nơi có tầng đất dày, thoát nước tốt, có hàm lượng chất hữu cơ cao.

– Nguồn nước: Nên chọn vườn gần nguổn nước như sông, hổ, suối sẽ có lợi cho điều tiết nguồn nước. Mực nước ngầm tại vườn không nên quá cao (thường thấp dưới lm nếu không sẽ làm cho rễ bị thối). Nếu nhất định phải trồng tại nơi có mực nước ngầm cao, nên đào thêm các rãnh và trồng nhãn trên các luống cao

– Giao thông: Nên chọn nơi giao thông thuận tiện, thuận lợi cho vận chuyển giống và phân bón.

Vườn nhãn sai quả

2. Quy hoạch vườn nhãn:

Giai đoạn này rất quan trong, vườn cần phải được quy hoạch tốt

– Đầu tiên cần phân thành các khu vực nhỏ để tiện lợi cho quản lý, quy mô của các khu cần căn cứ vào địa hình và diện tích của khu đất. Hình dáng của khu nên là hình vuông, để tránh làm xói mòn đât và thuận lợi cho thoát nước. Điều kiện đất, độ dốc, hướng dồc của các khu cần giống nhau đế nâng cao hiệu quá quản lý.

– Quy hoạch đường đi:

Bố trí đường đi trong khu trồng cần căn cứ vào quy mô địa hình, địa thế, hướng dốc… Bao gổm đường chính và đường nhánh. Bố trí đường chính ở giữa xuyên suốt vườn trồng, đường chính trong vườn trên núi có thể theo hình tròn xung quanh theo hinh chữ Z, rộng khoảng 5m, độ dốc không quá 7° để thuận lợí cho xe đi lại. Đường chính có thể bố trí giáp với ranh giới của các khu nhỏ. Các đường nhánh cẩn tiếp giáp với đường chính rộng khoảng 2 – 4m, là đường chủ yếu trong vườn.

– Quy hoạch hệ thống tưới, thoát nước:

Hệ thống tưới thoát nước trong vưởn nhãn bao gồm: Các rãnh chứa nước, rãnh thoát nước, rãnh ngăn nước, cần làm tốt công tác tưới khi hạn thoát nước khi úng. Khi mưa vừa và nhỏ thì không bị mất nước, mưa lớn thì không bị xói mòn.

* Rãnh ngăn nước

Trên đỉnh vườn, khi mưa lớn tích trữ một lượng nước lớn, sẽ chảy xuống dưối vườn cây. Do vậy, trên đỉnh vườn cần bố trí các rãnh ngăn nước. Kích thưốc của các rãnh phụ thuộc vào lượng mưa, thông thường sâu khoảng 0,8 – lm, rộng 0,5m, dưới đáy rãnh phân thành các rãnh nhỏ, cứ cách 10m lại đặt một hố, độ cao của hố thấp hơn đỉnh rãnh để tích nước ngăn bùn. Các rãnh ngăn nước cần nối tiếp với rãnh thoát nước.

* Các rãnh thoát nước dọc

Nên tận dụng triệt để các rãnh dọc tự nhiên hoặc cũng có thể bố trí các theo địa hình. Độ rộng và sâu của rãnh khoảng 50cm, các rãnh có thể bố trí theo hình bậc thang để phòng tránh xói mòn đất.

* Rãnh chứa nước

Chính là các rãnh trong ruộng bậc thang tại mỗi bậc mở một số hố sâu rộng khoảng 20 – 30cm, rãnh này thông với rãnh thoát nước, khi nhiều nước, nước sẽ tự động chảy xuống rãnh thoát nước.

– Trồng rừng phòng hộ:

Rừng phòng hộ có thể tăng khả năng chống đỡ của vườn với các điều kiện môi trường không tốt và cải thiên nhiêt đô trong vườn. Đặc biệt tại các vùng biển hay có bão. Theo quan sát, cây nằm bên trong rừng phòng hộ chịu áp lực gió nhỏ hơn 33%, lượng nước bốc hơi giảm 20%, độ ẩm tăng 6%, nhiệt độ bình quân vào mùa đông tăng 2°.

– Các công trình kiến trúc khác Khi xây dựng vườn với quy mô lớn:

Cần lắp đặt thêm một số công trình khác như: Nhà ở, nhà kho, khu đóng gói và chế xuất, hồ chứa nước, và các các công trình khác để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất, hay để cái tạo đất cần một lượng lớn phân hữu cơ. Vườn cây với quy mô lớn nhất định cần phải bố trí những khu sản xuất phân xanh, phân hữu cơ.

Những chùm nhãn sai quả và mọng nước.

Các biện pháp ghép cải tạo vườn nhãn

1. Ghép nhãn để cải tạo vườn nhãn

Việc trồng nhãn ở Nam bộ trồng nhãn thu lợi nhuận rất cao. Vì vậy nhân dân trồng nhãn rất đông, nhưng họ chỉ trồng giống nhãn thường như nhãn long, nhãn tiêu da bò…Tuy nhiên, chất lượng nhãn không dảm bảo nên giá thành thấp, nhãn không tiêu thụ được.

Tuy nhiên, có nhiều nhà vườn nhãn thực hiện ghép nhãn xuồng cơm vàng (một giống nhãn quý vẫn còn giữ được giá bán cao gấp nhiều lần so với nhãn long và các giống nhãn khác) lên gốc các giống nhãn này.

Theo những người có nhiều kinh nghiệm về cách ghép này. Thì trước khi ghép khoảng một tháng nên bón thêm phân đạm cho cây nhãn long và cả cây nhãn xuồng cơm vàng để cây sinh trưởng tốt, có nhiều nhựa khi ghép dễ thành công. Dùng phương pháp ghép mắt (ghép bo) và tùy từng trường hợp để có thể  áp dụng một trong hai cách sau đây:

– Cách 1: Nếu gốc nhãn long còn nhỏ bằng bắp tay, bắp chân thì ghép trực tiếp giống lên gốc ghép. Mỗi gốc nhẫn long thường có vài cành cấp 1, chừa lại một cành làm cành thở, số còn lại ghép “bo” giống nhãn xuồng cơm vàng vào. Phía trên chỗ phân cành 20 – 30cm, chọn nơi có vỏ nhẵn nhụi để mở miệng ghép bằng cách dùng dao mỏng, sắc có mũi nhọn rạch hai đường song song vối thân của cành, mỗi đường dài 3cm và cách nhau l,5cm, phía dưới hai đường song song cắt một đường nằm ngang nối liền hai đường này lại với nhau tạo thành hình chữ u (phần này goi là “cửa sổ”).

Sau đó, trên cây nhãn xuồng cơm vàng chọn những cành có độ lớn bằng ngón chân cái, chọn những mắt mầm còn tốt, rồi dùng mũi dao nhọn rạch bốn đường xung quanh tạo thành một hình chữ nhật có chiều dài nhỏ hơn 3cm và chiều rộng nhỏ hơn 1,5cm, sao cho khi lắp vừa khít với “cửa sổ” đã mở trên gốc nhãn long (phần này gọi là “bo”), dùng mũi dao bóc lớp vỏ trên “cửa sổ” sau đó bóc tách lấy “bo” trên cành giống. Đặt “bo” giống sao cho vừa khít với “cửa sổ”, rồi dùng dây nilông quấn chặt chỗ vừa ghép. Mỗi gốc nhãn long ghép 3-4 “bo” sau này sẽ có 3-4 cành nhãn xuồng cơm vàng.

• Cách 2: Nếu gốc nhăn long đã lớn, mỗi cây để Iạí một cành nhỏ, số còn lại cưu bỏ (cưa cách phía trén chỗ phrtn cành 20 – 30cm), bón thêm phân, tưới nước giữ ẩm thường xuyên để chỗ cUa ra tược mới, chờ cho tược có độ lỏn cỡ ngón tay là có thể ghép được, về cách ghép cũng tiên hành tương tự nhu trên nhung “cửa Bổ” và “bo” giổng chỉ dài 2cm và rộng lên. Mỗi gốc nhãn long ghép 3 – 4 “bo” giấng nhãn xuồng cơm vàng là vừa.

Sau khi ghép được 2 – 3 tuần mỏ dây nilông kiểm tra nếu thấy “bo” giống còn sống thì cắt bỏ đoạn trên của chỗ ghép (cắt cách chỗ ghép l0cm nếu áp dụng cách 1 hoặc 20 – 30cm nếu áp dụng cách 2). Sau khi cắt một thời gian thì mắt mầm trên “bo” giống sẽ nẩy tược tạo thành cành nhãn xuồng cơm vàng. Đặc biệt, ra lá non cần chú ý phòng trị sâu đục gân lá, bọ cánh cứng ăn lá… Khi cành nhãn xuồng cơm vàng đã ra được nhiều lá thì cắt bỏ cành nhỏ.

Hiện nay, nhiều tinh phía Bắc nhất là khu vực miền núi cũng có thực hiện ghép cải tạo bằng các giống nhãn tốt như nhãn Hương Chi hoặc các giông chín sớm và chín muộn chất lượng cao để bán được giá bàng phương pháp ghép nói trên.

 

2. Ghép nhãn lên gốc vải

Hiện nay, việc trồng nhãn theo cách truyền thống, hay cách ghép thông thưòng không mang lại năng suất cao, chất lượng nhãn kém. Vì vậy, một số người đã thử nghiệm và tìm ra phương pháp cải thiện nhãn bằng cách ghép cành nhãn lên gốc vải.

Ban đầu, ngưòi dân đã ghép thử loại nhãn chín sớm gốc Hưng Yên. Loại nhãn này có nhiều ưu điểm như: Quả to, hương vị thơm ngon đặc biệt… Nhưng khi đưa vào ghép với vải lại không thích hợp. Các mầm ghép không mọc, có mầm nào mọc thì cũng quặt quẹo rồi chết. Nhưng sau đó, họ lại tiến hành ghép loại nhãn chính vụ Hà Tây. Kết quả ghép rất tốt, những mầm ghép của giông nhãn này trên cành vải lại phát triến xanh tốt.

Nếu loại nhãn này trồng thì phải 3 năm mới cho thu hoạch, nhưng khi ghép trên cây vải chỉ một năm đã cho quả. Vậy là trên cây vải lại cho ra những chùm nhãn mọng nước, thơm lừng. Không chỉ vậy, giá bán loại nhãn ghép này còn cao gấp 4 – 5 lần so với giá vải thiều.

Sau khi ghép thành công những mầm nhãn trên cây vải, họ lại tiếp tục mở rộng diện tích nhãn ghép trên những cây vải khác. Rút kinh nghiệm từ những lần trước mỗi cây chỉ chặt khoảng 5 cành giữa tán có đường kính khoảng từ 20 – 30cm để ghép nhãn, số cành còn lại vẫn cho thu hoạch vải bình thường. Sau khi nhãn lớn, cho thu hoạch ôn định thì mới tiếp tục cắt bò số cành vải còn lại.

 

3. Trẻ hóa vườn nhãn

Ở những vùng trồng nhãn truyền thống người dân chủ yếu trồng giống nhãn lồng Hưng Yên, tuy nhiên việc chăm bón cho cây, do tập quán lâu nay không được chăm bón thường xuyên, vì vậy cây càng nhiều năm thì càng cằn cỗi, ít quả, quả nhỏ, giá thành không cao so với các giống nhãn mới, nhiều gia đình đã phá bỏ hàng loạt cây già cỗi.

Gần đây nhiều người dân đã tiến hành cải tạo, trẻ hóa vườn nhãn, bằng phương pháp ghép non của các giống nhãn có chất lượng lên chồi gốc, chồi cành, những cây nhãn già. Sau hai năm ghép, vườn nhãn có quả trĩu cành, khác hẳn vói nhãn lồng quả đơn trước đây, giống Hương Chi được ghép trên gốc nhãn lồng, cho quả theo dạng chùm cọc, quả to nặng cân, chất lượng hơn hẳn giống nhãn cũ.

Theo các kỹ sư trực tiếp thực hiện trẻ hóa vườn nhãn thì: Các cây ghép và cải tạo chăm sóc đều sinh trưởng tốt, nhiều hộ gia đình thực hiện trẻ hóa vườn nhãn, đã có thu hoạch rất cao.

Hiện nay, nhiều trang trại thuộc đồng bằng Sông Hồng sau khi đi tham quan những mô hình trẻ hóa vườn nhãn đểu có nhu cầu trẻ hóa vườn nhãn của gia đình mình.

Theo các nhà khoa học nhận xét, đây là một tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả giúp cho các nhà vườn cải tạo được vườn nhãn già cỗi có thu nhập thấp. Trên gốc nhãn già dùng làm gốc ghép vổi các chồi ghép của các giống cây đầu dòng có chất lượng quả ngon, năng suất cao, tạo nên sức trẻ của vườn cây, hạn chế được sâu bệnh, chủ động được thời vụ, nhất là rải vụ vói các giống nhãn chín sớm và chín muộn giúp nhà vườn có thu nhập cao.

Từ kết quả ban đầu với quy mô trẻ hóa tại một số nơi, nếu các vưòn nhãn già thuộc khu vực đổng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc được cải tạo theo hướng này, sẽ cho tăng sản lượng quả hàng năm vối chất lượng quả ngon, đồng thời ngưòi làm vườn có thu nhập cao. Hơn nữa, vấn đề quản lý nguồn giông ghép phải được chú trọng vói các vườn cây đầu dòng được công nhận ỏ địa phương. Việc chuyển giao công nghệ ghép những mầm non (mắt ghép) khác với việc dùng cành ghép trước đây; phải được đào tạo thành những chuyên gia giúp nông dân trong lĩnh vực này.

Theo người trồng nhãn, một cây nhãn già khi chặt cành, cưa gốc, có thể sinh nhiều chồi lộc mới (trị giá trên 5000 đồng). Như vậy, mỗi cây nhãn kể cả tiền công ghép mắt cộng với lượng phân bón đầu tư, chi phí lên tới hàng trăm ngàn đồng, các nhà vườn không thể một lúc cải tạo 100% cây già cỗi trong vườn mà cải tạo cuốn gói theo sức đầu tư của mình. Giống nhãn Hương Chi có ưu điểm tỷ lệ đậu hoa cao, song cũng có nhược điểm hoa nở làm 3 đợt, khiến cho tỷ lệ quả chín không đều. Tuy nhiên, có thê điều tiết nở hoa, tạo ra 3 thời điểm thu hoạch với lứa hoa đầu nhãn sớm, lứa hoa thứ 2 nhãn trung và lứa hoa sau nhãn muộn, đây chính là bí quyết rải vụ của các nhà vườn. Hiện tượng nhãn mất mùa, cũng được khắc phục trong chế độ chăm bón, tăng sức sinh trưởng cho cây, để năm nào cây cũng sai quả.

 

Trồng nhãn ghép dòng hương chi

Đây là dòng nhãn tốt nhất trong dòng nhãn lồng Hưng Yên (nhãn tổ). Loại nhãn hương chi quả to, cùi dày, ngọt sắc, ít mất mùa, phát triển nhanh, trồng sau 1-2 năm đã ra quả.

Chọn đất trồng:

– Nên chọn đất cao, nếu đất thấp nên đắp mô cao để trồng. Không nên trồng trên đât chua hoặc đất vượt lập từ dưối sâu chưa qua ải. Với đất đồi phải trồng theo đường đồng mức để chổng xói mòn và có phủ để giữ ẩm.

– Sau khi đắp mô, trộn phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân vi sinh (5 -10kg) đảo kỹ với đất mặt theo tỉ lệ 1 phần phân/10 phần đất.

– Thời gian ủ đảo trước khi trồng càng dài càng tốt, không dưới 10 ngày.

Chọn giống:

Giống ghép được mua tại các vườn có giống gốc, Viện Nghiên cứu rau quả, các trạm giống để đảm bảo chất lượng và nguồn gốc.

Cách trồng:

– Mật độ trồng: Tuỳ theo đất tốt xấu mà khoảng cách cây cách cây 8 – 10m. Nhưng hiện nay, để có thế thu hoạch sóm sau 3 – 5 năm trồng, đầu tiên người nông dân cần áp dụng trồng dày gấp đôi (4 – 5m/cây), sau 10 – 15 năm sau trồng, khi có hiện tượng gây cốm, tiến hành chiết bỏ cây ở hàng giữa đi, đảm bảo mật độ 8 – 10m/cây.

– Chọn ngày có thời tiết tốt: Đầu tiên bới đất, đặt bầu cây (tháo dây và bỏ bao nilông) vào hố, lấp đất vừa kín bầu. Mỗi cây mới trồng có buộc chéo 2 – 3 cây tre đế gió không làm lay gốc, rồi phủ bèo, tưới ẩm, phải tưới nhiều lần mới đủ ẩm.

– Thời gian đầu cây chưa phủ đất, có thể trồng xen táo, đu đủ, na, cam quýt, rau, đậu đỗ…

* Phòng trừ sâu bệnh:

+ Mỗi năm nên quét nước vôi cho nhãn ít nhất 2 lần vào tháng 2 – 3 và 9 – 10 để phòng trừ sâu đục thân.

+ Thường xuyên bắt và phun thuốc trừ bọ xít.

+ Đặc biệt, vào thời kỳ nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, mua nhiều cần phun thuốc phòng trừ bệnh sương mai.

+ Sau khi thu hoạch xong, bấm ngọn, tỉa cảnh con và tiến hành chăm bón ngay.

+ Để khắc phục hiện tượng ra quả cách năm, tiến hành biện pháp kìm hãm sinh trưởng trước lúc ra hoa theo hướng dẫn kỹ thuật…

 

Tin liên quan:

>>Phòng trừ sâu bệnh phá hoại nhãn

>>Kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn

>>Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn

>>cách diệt trừ bọ xít hại nhãn