Cây thuốc lá trong thời gian gần đây đã tạo ra các giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Ngoài việc làm thuốc lá thì cây thuốc lá còn là một trong những vị thuốc quý. Vậy khi canh tác cây thuốc lá thường gặp những bệnh hại gì ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các bệnh hại trên cây cây thuốc lá
Bệnh đóm mắt cua (bệnh đóm trắng tròn)
Bệnh do tác nhân gây bệnh là nấm : Nấm Cercospora nicotiana.
Triệu chứng:
Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá. Vết bệnh là những đốm tròn màu nâu, giữa có màu xám bạc hoặc trắng, xung quanh viền nâu thẫm. Trên vết bệnh đã già có các hạt nhỏ màu nâu, đó là các ổ bào tử nấm. Trên một lá có thể có nhiều vết bệnh. Thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều thích hợp cho bệnh phát triển.
Phòng trừ: Thu dọn tàn dư cây trồng. Gieo trồng mật độ vừa phải, không để ruộng đọng nước? không bón nhiều phân đạm.
Khi cây bị bệnh sử dụng Siêu đồng + CNX – CN tưới gốc và sử dụng A4 để tăng khả năng quang hợp cho cây. (pha cho 100 lít nước, mỗi gốc tưới từ 1 đến 2 lít nước )
Bệnh đốm nâu
Tác nhân: Gây bệnh là nấm.
Triệu chứng: Ở vườn ươm bệnh hại chủ yếu trên thân cây con, tạo thành các sọc nâu ngắn. Ở ruộng trồng bệnh thường phát sinh trên các lá già phía dưới, vết bệnh hình tròn, đường kính 3 – 7 mm, màu nâu, xung quanh có quầng vàng, trên vết bệnh có các đường vòng đồng tâm màu nâu đen.
Phòng trừ: Giống như với bệnh đốm mắt cua Siêu đồng + CNX-CN (pha cho 100 lít nước, mỗi gốc tưới từ 1 đến 2 lít nước )
Bệnh sương mai (bệnh mốc xanh)
Tác nhân: Nấm Peronospora tabacina.
Triệu chứng:
Trong vườn ươm bệnh làm cây con vàng lá, sau đó thôi và chết. Ở cây đang sinh trưởng nấm hại chủ yếu trên lá, tạo thành những vết bệnh hình hơi tròn, đường kính 2 – 3 mm, màu vàng, mặt dưới lá chỗ vết bệnh có lớp nấm mốc màu xám xanh, sau vài ngày mô tế bào bị chết và vết bệnh chuyển màu nâu sáng. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở các lá phía dưới sau lan dần lên các lá phía trên. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp, khoảng 20 – 22°c, trời ẩm thấp, mưa nhiều.
Phòng trừ: Sử dụng Siêu Đồng + elicitor ( phun lên lá ) kết hợp sửa dụng CNX-CN tưới gốc.
Bệnh thân đen
Tác nhân: Nấm Phytophthora parasitica.
Triệu chứng:
Trong vườn ươm cây con bị thối thân ở chỗ tiếp giáp mặt đất, một phần hoặc toàn bộ rễ bị thối đen, cây bị chết. Ở cây lớn ngoài ruộng bộ lá đột nhiên héo rũ xuống, có màu vàng nhưng còn dính lại trên cây. Ớ gốc cây có một vùng mô nhiễm bệnh màu đen, cắt ngang thân chỗ gần vết bệnh thây các mạch dẫn bên trong cũng có màu nâu đen. Các lá phía dưới gần mặt đất bệnh tạo thành các vùng thối màu nâu đen. Cây bị bệnh nặng bộ rễ thối đen, cả cây chết. Trời ẩm ướt chỗ vết bệnh sinh lớp tơ nấm màu trắng. Thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển.
Phòng trừ: Sử dụng Siêu đồng + CNX-CN tưới gốc, kết hợp phun A4.
Bệnh thối đen rễ
Tác nhân: Nấm Thielavia basicola.
Triệu chứng: Trong vườn ươm bệnh làm cho một số đám cây con bị biến thành màu xanh nhạt hoặc vàng, nhổ cây lên thấy bộ rễ bị thối đen và đứt từng đoạn. Trên đồng ruộng cây bệnh sinh trưởng kém, thấp bé, lá vàng sớm, rễ bị thối. Một số trường hợp cây bệnh có thể sinh lớp rễ mới ở chỗ gốc giáp mặt đất. Nấm bệnh phát triển nhiều trên đất hơi kiềm, pH khoảng 7,0.
Phòng trừ:
Không bón nhiều phân đạm, nên dùng các loại phân chua và có lưu huỳnh, tạo môi trường hơi chua cho đất sẽ giảm bệnh. Trồng mật độ thích hợp, thoát nước tốt. Sử dụng siêu đồng + Bộ đặc trị vàng lá thối rễ ( tưới gốc) kết hợp phun lá A4 để tăng cường độ quang hợp cho cây bị bệnh.
Bệnh héo vàng
Tác nhân: Nấm Fusarium oxysporum
Triệu chứng: Bệnh thường phát sinh khi cây lớn đến có hoa. Cây bị bệnh lá biến vàng từ lá dưới lên lá phía trên, cây sinh trưởng kém, lá héo dần, cuối cùng cả cây bi chết. Ở cây bị bệnh, gôc và rề có vết nâu rồi khô dần, mạch dẫn trong thân cũng hóa nâu do bị nấm xâm nhập phá hủy, cản trở sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng lên nuôi cây. Thời gian từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi chết kéo dài hàng tháng. Ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân thường bị bệnh nặng.
Phòng trừ:
Để điều trị bệnh héo vàng triệt để hiện tại chưa có sản phẩm đặc trị, hiệu suất khỏi bệnh 80% sử dụng : CNX – CN + đặc trị tưới gốc 3 IN 1
Bệnh đốm lá vi khuẩn
Tác nhân: Vi khuẩn Pseudomonas angulata.
Triệu chứng: Bệnh gây hại cây trong vườn ươm và cây ngoài đồng. Trên lá đốm bệnh màu nâu đen, lúc đầu nhỏ, sau lớn lên, đường kính 5 – 10 mm, có vẻ ướt. Đốm bệnh phát triển trong vùng phiến lá giữa các gân nên có dạng nhiều góc cạnh. Các đốm bệnh có thể liên kết nhau làm chết một mảng lá, giữa vùng bệnh bị rách nát và rơi rụng đi. Các lá phía dưới bị bệnh trước và nặng hơn các lá phía trên. Vi khuẩn tồn tại chủ yếu trên hạt giống. Thời tiết nóng và mưa nhiều bệnh phát triển mạnh.
Phòng trừ: Sử dụng Siêu Đồng + Elicitor
Bệnh héo xanh vi khuẩn – Bệnh hại trên cây thuốc lá
Tác nhân: Vi khuẩn Pseudomonas solanacmrum.
Triệu chứng: Triệu chứng điển hình là cây đang xanh tốt thì đột ngột các lá ngọn bị héo rũ xuống rồi tươi lại vào ban đêm. Có trường hợp các lá ở một phía của cây bị héo rũ còn các lá phía bên kia thì vẫn bình thường. Sau vài ngày như vậy toàn bộ lá cây bị héo rũ, vàng úa, cây chết. Thân cây cũng có những vết màu nâu ướt. Bổ dọc thân thấy mạch dẫn có màu nâu. Cắt ngang thân chỗ gần gốc sẽ có chất dịch nhầy chảy ra. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện nóng, đất quá ẩm.
Phòng trừ: Vườn ươm và đất ruộng cần khô ráo, thoát nước. Nhổ bỏ cây bệnh tập trung tiêu hủy. Sử dụng sản phẩm Siêu Đồng + Elicitor kết hợp tưới gốc bằng đặc trị tưới gốc 3 IN 1
Bệnh hoa lá (bệnh khảm) – Bệnh hại trên cây thuốc lá
Tác nhân: Virus TMV.
Triệu chứng: Cây bệnh có các đốm màu xanh nhạt hoặc xanh vàng xuất hiện ở khoảng giữa các gân của lá non, tạo thành những mảng xanh vàng xen kẽ loang lổ trên phiến lá. Lá co nhỏ lại, nhăn nhúm, giảm khả năng quang hợp. Bệnh ít khi làm cây bị chết nhưng sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng lá rất rõ. Bệnh lan truyền chủ yêu qua tiếp xúc cơ giới và chân tay người khi chăm sóc.
Phòng trừ:
Nhổ bỏ cây bị bệnh nặng tiêu hủy. Không vứt tàn dư cây thuốc và mẩu thuốc lá thừa vào vườn ươm. Sau khi tiếp xúc với cây bệnh cần rửa tay chân sạch sẽ để tránh lây lan nhiễm cho cây lành.
Ngoài virus TMV, cây thuốc lá còn bị bệnh do một số virus khác truyền qua rệp muội và bọ phấn, triệu chứng giống như bệnh do virus TMV. Khi trên đồng ruộng có cây bệnh cần phun thuốc trừ rệp và bọ phấn triệt để.
Sử dụng sản phẩm Vacin + Đồng ( phun lá )
Bệnh bướu rễ (bệnh sưng rễ) – Bệnh hại trên cây thuốc lá.
Tác nhân: Tuyến trùng Meloidogyne sp.
Triệu chứng: Trên rễ cây có các khối u to nhỏ khác nhau, hạn chế khả năng hút nước và chất dinh dưỡng làm cây sinh trưởng kém, còi cọc, lá chuyển vàng rồi khô héo dần. Bị hại nặng bộ rễ thối đen, cây chết. Tuyến trùng sống trong các u bướu, chích hút nhựa cây và đẻ trứng trong đó. Khi bướu rễ thối nát, tuyến trùng non nở chui ra ngoài đất đi tìm chỗ rễ mới xâm nhậ006Dp gây hại. Tuyến trùng có thể tồn tại trong đất 1 – 2 năm. Vòng đời 25 – 30 ngày.
Phòng trừ:
Nhổ bỏ tiêu hủy cây bị bệnh nặng. Những ruộng thường bị bệnh cần xử lý đất bằng cày phơi. Sử dụng sản phẩm Meen thảo mộc
Trên đây là các chứng bệnh mà cây thuốc lá thường gặp phải khi canh tác. Mọi chi tiết về quy trình xử lý bệnh, cải tạo đât cho cây thuốc lá vui lòng gửi thông tin theo form sau :