Đăng bởi Để lại phản hồi

Cách phòng ngừa và xử lý bệnh phấn trắng trên cây xoài

Phấn trắng là một trong những bệnh hại thường gặp trên cây xoài. Bệnh phấn trắng thường xuất hiện vào thời điểm cây ra hoa quả non và lộc non. Ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đậu trái, làm giảm năng suất và chất lượng xoài.

Để xử lý và phòng ngừa hiệu quả bệnh phấn trắng gây hại trên cây xoài, nhà vườn cần thực hiện đúng các biện pháp mà WAO chia sẻ dưới đây.

1. Triệu chứng bệnh phấn trắng trên cây xoài

Bệnh phấn trắng gây hại chủ yếu trên lộc non, chùm hoa , quả non mới ra, ngoài ra còn gây hại trên cuống quả trưởng thành.

Trên cành lá, lộc non: Vết bệnh ban đầu là những đám nấm nhỏ, màu trắng đục như bụi phấn, sau đó vết bệnh lan dần ra toàn bộ diện tích bề mặt cành lá. Bệnh nặng sẽ khiến lá nhăn nheo, khô dần rồi rụng.

bệnh phấn trắng cây xoài

Trên chùm hoa: Ban đầu vết bệnh xuất hiện ở đỉnh chùm, sau đó lan dần ra toàn bộ chùm hoa, quả non. Hoa và quả non bị teo, thối khô và rụng.

cách trị bệnh phấn trắng

Ở những vườn trồng ẩm thấp, nấm cũng lây lan sang các cành lá già, khiến cây trồng quang hợp kém.

Bệnh cũng thế thể gây hại mạnh ở những vườn ươm giống, vườn mới trồng khiến cây chậm phát triển và chết.

2. Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng trên cây xoài do nấm Oidium sp gây ra.

Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, biên độ nhiệt ngày đêm có sự chênh lệch lớn, độ ẩm không khí cao, mưa nhỏ liên tục.

Bệnh thường gây hại nhiều nhất vào tháng 1-5, nặng nhất là vào khoảng tháng 2-3. Thời điểm xoài ra lộc, hoa quả non.

Hầu hết các giống xoài đều có thể bị nhiễm bệnh phấn trắng.

cách xử lý bệnh phấn trắng hại xoài

3. Cách xử lý và phòng ngừa bệnh phấn trắng trên xoài

Khi phát hiện bệnh phấn trắng gây hại xoài trong vườn, bà con cần:

  • Tiến hành tỉa bỏ những cành lá, chùm hoa, chùm quả đã bị nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy, tránh để bào tử nấm lây lan rộng.
  • Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá, chùm hoa quả non. Phun liên tiếp 2 lần cách nhau 3-5 ngày để sát khuẩn, diệt nấm, chặn đứng bệnh.

Để phòng ngừa bệnh cho vườn, bà con cần chủ động:

  • Phun phòng nấm khuẩn định kỳ 15-20 ngày/lần. Vào các thời điểm cây ra lộc, hoa quả non.
  • Tạo thông thoáng cho vườn, tránh để vườn ẩm thấp.
  • Chăm sóc cây khỏe mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đa trung vi lượng cho cây.
  • Thăm khám vườn thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.

Nếu nhà vườn cần hỗ trợ tư vấn thêm về cách phòng và xử lý bệnh phấn trắng trên cây xoài hoặc bất kỳ loại sâu bệnh nào khác. Nhà vườn có thể để lại thông tin vào form dưới hoặc gọi ngay đến hotline: 0978.497.345 để được hỗ trợ.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bí quyết chăm sóc xoài giai đoạn trước khi thu hoạch

Để chăm sóc cho xoài thu hoạch đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp và giảm thiểu đến mức tối thiểu tỷ lệ hư hỏng khi sơ chế, bảo quản, và trong quá trình vận chuyển thì ngoài việc chăm sóc xoài thời kỳ ra hoa, đậu quả người trồng cũng cần lưu ý và thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc xoài trong thời kỳ trước thu hoạch.

Chăm sóc xoài trước khi thu hoạch
Chăm sóc kỹ trước khi thu hoạch để xoài vận chuyển và bảo quản và tiêu thụ được lâu

Xoài là loại trái thu hoạch khi còn xanh. Do đó việc chăm sóc chúng trước khi thu hoạch phải thật tốt nhằm đảm bảo kéo dài thời gian vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ,… Sau đây là một số lưu ý trong việc chăm sóc xoài trước khi thu hoạch:

1. Biện pháp chăm sóc:

  • Khi thời tiết nắng nóng, khô hạn, cần cung cấp nước đầy đủ và hiệu quả lượng nước tưới cho cây. Nếu cây bị thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến khối lượng, chất lượng, thời gian bảo quản sau thu hoạch của trái xoài.
  • Đợt bón phân giai đoạn cuối sẽ kết thúc trước thu hoạch một tháng. Bón kali và canxi giúp hạn chế hiện tượng nứt trái, bảo quản quả tốt. Việc bón phân đầy đủ sẽ giúp cây cho trái đạt chất lượng tốt nhất.
  • Thực hiện việc tỉa thưa quả sau khi cây đậu quả, loại bỏ những trái sâu bệnh, trầy xước tránh cạnh tranh dinh dưỡng với những quả còn lại, giúp cây dồn sức nuôi những quả đẹp.
  • Hạn chế trầy xước quả. Trái không bị trầy xước sẽ ít bị nhiễm bệnh, chất lượng tốt, phẩm cách cao hơn.
  • Bao trái: Đây là biện pháp quan trọng giúp đối phó sâu bệnh, hạn chế dư lượng thuốc trong trái cao, giữ màu sắc quả đẹp, ước định được sản lượng và thời điểm thu hoạch…
Thu hoạch xoài
Cần xác định độ chín đầy đủ của xoài để cho trái đạt chất lượng cao.

2. Phòng trừ sâu bệnh:

Bệnh thán thư, bệnh đốm đen sẽ xuất hiện khi có những cơn mưa trái mùa hoặc khi tưới nước. Trái xoài bị trầy xước sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

Phòng trừ:

  • Vệ sinh thu gom cành lá khô, trái rụng trong vườn tránh giữ lại nguồn bệnh trong vườn.
  • Cắt tỉa cành tạo vườn thông thoáng sao cho ánh nắng có thể xâm nhập vào bên dưới tán cây. Ngăn ngừa sự phát triển của nấm, đồng thời khống chế chiều cao cây, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch.
  • Cần bảo vệ bộ tán cây thật tốt giúp cây quang hợp, nâng cao năng suất và chất lượng quả. Khi cây bị gãy cành, mất lá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cây, ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá và chất lượng quả khi thu hoạch.
  • Trước thu hoạch: Nhà vườn cần xác định độ chín đầy đủ của xoài để cho trái đạt chất lượng cao.

Xem thêm: >>Xoài bị nứt trái – nguyên nhân và cách khắc phục

Đăng bởi 1 phản hồi

Xoài bị nứt trái – nguyên nhân và cách khắc phục

Xoài bị nứt trái do nhiều nguyên nhân như thay đổi thời tiết đột ngột, mất cân đối dinh dưỡng hoặc do nấm khuẩn gây hại. Các vết nứt sinh ra sẽ là điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng rụng trái. Để khắc phục nứt trái và rụng trái xoài cần xác định chính xác nguyên nhân để đưa ra giải pháp hợp lý.

Tham khảo kiến thức chuyên sâu để có thể phòng trừ sâu bệnh hiệu quả tại đây

Triệu chứng xoài bị nứt trái
Triệu chứng xoài bị nứt trái

1. Nứt trái do nguyên nhân thời tiết

Thời kỳ nuôi trái cây cần rất nhiều nước để duy trì sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên nếu như tưới nước quá nhiều, ẩm độ quá cao sẽ khiến cho xoài bị nứt trái và rụng. Trong trường hợp thời tiết hạn nặng lâu ngày, trái đang lớn, việc tưới nước quá nhiều hoặc gặp phải những cơn mưa lớn đầu mùa, ẩm độ đất cao, trái hút nhiều nước khiến phần ruột phát triển nhanh hơn phần vỏ gây ra hiện tượng nứt trái. Vi khuẩn và nấm bệnh dễ dàng xâm nhập qua các vết nứt gây thối và sau đó rụng trái.

Khắc phục:

  • Xoài mang trái cần nhiều nước, nhưng cần tưới nước thường xuyên với lượng vừa đủ ẩm tránh gây hiện tượng dư nước.
  • Giữ cỏ trong vườn để đảm bảo duy trì độ ẩm cho đất, cũng như kịp thời thoát nước khi gặp mưa to, sử dụng các vật liệu che phủ phần đất xung quanh tán cây để hạn chế tình trạng cây bị sốc nước.
  • Nếu xoài trồng ở vùng đất thấp cần phải lên mô, tránh tình trạng ngập úng gây thối rễ.
  • Bổ sung trung vi lượng như canxi, magie, sắt, kẽm, bo,… để vỏ và ruột trái vững chắc cũng hạn chế được tối đa hiện tượng nứt trái.

2. Nứt trái sinh lý do bón phân không cân đối

Việc bón phân không cân đối trong giai đoạn nuôi trái; bón thừa đạm và kali, trong khi thiếu hụt canxi (thành phần quan trọng trong cấu trúc vỏ quả) là nguyên nhân làm cho quả bị nứt.

Khắc phục:

  • Tăng cường bón phân hữu cơ cho cây làm nền trước khi nuôi trái.
  • Bón cân đối lượng đạm, lân và kali, bón sớm vào đầu vụ kết hợp với tưới nước thường xuyên, tránh để xoài bị khô hạn trong thời gian dài. Bón thêm canxi để làm chắc vỏ trái hạn chế tình trạng nứt trái.
Sao đỏ bổ sung canxi giúp hạn chế tình trạng nứt trái trên xoài

3. Nứt trái do bệnh đốm vi khuẩn

Bệnh đốm vi khuẩn do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. mangiferae gây nên. Bệnh thường tấn công xoài vào mùa mưa, gây hại trên lá, cuống lá, trên trái non, cuống trái, và có khi trên cả cành non.

Khi cây bị bệnh, trên lá thường xuất hiện những đốm nhỏ ở chóp lá, sau đó lớn dần lên lan hết mặt lá có màu nâu đen và quầng vàng xung quanh. Trên trái non cũng có các vết bệnh tương tự như trên lá gây nứt những vết nhỏ. Cùng với sự phát triển của trái, các vết nứt này rộng dần ra tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, các loại côn trùng ăn theo tấn công vào phần thịt quả bên trong làm cho quả thối và rụng nhanh.

Triệu chứng bệnh đốm vi khuẩn trên trái xoài.

Khắc phục:

  • Tỉa cành, tạo tán thường xuyên tạo độ thông thoáng cho cây. Nhất là thời điểm sau thu hoạch.
  • Cắt bỏ hết các cành lá bị bệnh đem đốt để tránh lây lan.
  • Ngay sau khi đậu quả, cần phun Vaccin + Siêu đồng để phòng trừ nấm khuẩn trên toàn thân cành, lá, quả. Sử dụng bao bọc trái để vừa hạn chế được ruồi đục trái, các loại nấm bệnh, rám nắng.

Đọc tiếp:

>>Biện pháp chăm sóc xoài chống rụng hoa và trái non

>>Kỹ thuật chăm sóc giúp xoài sai trĩu quả

Đăng bởi Để lại phản hồi

Sâu hại trên cây Xoài – Cách phòng trừ An toàn

Sâu hại trên cây xoài ở tất cả các thời điểm xoài ra bông, đậu trái, trái non. Nếu thăm vườn phát hiện các loài sâu sau đây bà con cần tìm hiểu và xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng tới chất lượng cũng như năng suất

Các loại sâu hại trên cây xoài thường gặp:

1. Bọ cắt lá: (Deporaus marginatus-Curculionidae-Coleoptera)

  • Bọ cắt lát là loài bọ cánh cứng, tác hại chủ yếu do bọ trưởng thành cắt lá và gặm lá non làm khuyết hoặc đứt cả lá, cành non có thể bị trụi lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng và ra hoa kết quả.
  • Ở ĐBSCL bọ xuất hiện quanh năm. Mật độ cao vào giai đoạn cây xoài ra lá non từ tháng 1-3. Sử dụng nấm xanh – nấm trắng để diệt trừ và giảm thiểu mật độ gây hại của bọ theo thời gian.
Bọ cắt lá gây hại trên lá xoài
Bọ cắt lá gây hại trên lá xoài

Cách hạn chế:

  • Thu gom tiêu hủy các lá non bị cắt rơi xuống đất.
  • Những vườn bị hại nặng nên cày xới đất phía dưới tán lá cây bị hại để diệt nhộng.

2. Câu cấu xanh lớn: (Hypomeces squamosus-Coleoptera-Cucurlionidae)

  • Là loài bọ cánh cứng, hình bầu dục, dài 7-10mm. Tác hại chủ yếu là do bọ lớn ăn khuyết lá, cắn đứt chồi non và rụng hoa, mật độ cao ăn lá xơ xác. Phá hại nhiều cây như: bắp, đậu, bông, chè cam quýt, chôm chôm, nhãn, xoài.
  • Vòng đời 50-60 ngày, bọ trưởng thành có thể sống và phá hại hàng tháng.
Câu cấu xanh gây hại ở lá xoài
Câu cấu xanh gây hại ở lá xoài

Cách hạn chế:

  • Dùng tay hoặc vợt bắt bọ lớn hoặc sử dụng nấm xanh nấm trắng để phun. Nấm xanh nấm trắng sẽ ký sinh trên cơ thể loài gây hại này và tiêu diệt chúng trong vòng 3–7 ngày.
  • Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

3. Rầy bông xoài: (Idioscopus niveosparsus-Homoptera-Cicadellidae)

  • Thường xuất hiện khi cây xoài bắt đầu trổ bông, mật độ giảm dần khi trái phát triển. Một con rầy cái đẻ từ 100 – 200 trứng và thường đẻ trong nụ hoa, gân lá, cuống chồi non và cuống hoa. Khi mật độ rầy cao có thể nghe thấy tiếng rầy nhảy xào xạc trong lá. Rầy non mới nở thường sợ ánh sáng nên các vườn xoài rậm rạp  thường hay bị bệnh rầy bông nặng hơn. Cả rầy trưởng thành lẫn rầy non đều chích hút nhựa bông và lá non. Bông xoài bị rầy chích sẽ chuyển màu nâu, khô và rụng. Ngoài ra, chỗ vết chích, đẻ trứng của rầy trên bông và cuống non cũng gây vết thương có thể làm chết khô bộ phận này.
  • Ngoài ra, rầy bông xoài còn tiết ra chất mật ngọt làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển trên lá và hoa ảnh hưởng đến quang hợp của cây.
Rầy bông xoài gây hại làm bông bị rụng
Rầy bông xoài gây hại làm bông bị rụng

Cách hạn chế:

  • Sau khi thu hoạch, xén tỉa cành và vệ sinh vườn thông thoáng.
  • Trước khi cây ra hoa từ 1-2 tuần dùng bẩy đèn bắt Rầy trưởng thành.
  • Khi xoài vừa ra nụ có thể phun thuốc CNX-RS để diệt rầy.

4. Rệp sáp phấn: (Rastrococcus spinosus- Homoptera-Pseudococcidae)

Rệp sáp trưởng thành và ấu trùng đều chích hút nhựa trên hoa và quả xoài. Ngoài gây hại trực tiếp bằng cách chích hút nhựa, rệp sáp còn tiết mật ngọt làm bồ hóng phát triển nơi rệp sáp sinh sống. Quả bị nhiễm có thể ngừng phát triển, chay sượng và rụng.

Rệp sáp khiến quả bị ngừng phát triển
Rệp sáp khiến quả bị ngừng phát triển

Cách hạn chế:

  • Sử dụng thiên địch của rệp sáp như: bọ rùa, ong ký sinh.
  • Dùng vòi bơm nước có áp suất mạnh tia xịt nước trực tiếp vào chỗ có nhiều rệp sáp bu bám sẽ rửa trôi nó.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây có đọt non, lá non, bông, trái. Bà con sử dụng chế phẩm sinh học nấm xanh nấm trắng kết hợp với nano đồng. Bà con cho phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

5. Bọ trĩ: (Scirtothrips dorsalis – Bộ: Thysanoptera)

Bọ trĩ là sâu hại phổ biến trên cây xoài. Đây là loại côn trùng rất nhỏ (có thể thấy được bằng mắt thường), thân hình thon dài, miệng rất cứng, khỏe, phá hoại bằng cách dùng miệng cạp và đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái,…để hút nhựa.

Bọ trĩ phá hoại quả xoài
Bọ trĩ phá hoại quả xoài

Cách hạn chế:

Bà con xem chi tiết tại đây

6. Sâu đục trái (hột) Xoài: (Deanolis albizonalis – Pyralidae – Lepidoptera)

  • Con trưởng thành là một loại bướm tương đối lớn, sải rộng cánh đến gần 3cm, thân mình màu nâu đỏ, có khoang trắng đỏ xen kẽ. Cánh trước màu nâu, cánh sau màu trắng xám, hoạt động về ban đêm. Đẻ trứng trên vỏ trái xoài còn non, nhất là những  trái nằm khuất ánh sáng. Trứng hình bầu dục, rất nhỏ nên mắt thường khó phát hiện.
  • Khi quả bị sâu hại, phần chóp quả có một chất lỏng tiết ra ở vết đục và nhanh chóng hình thành chấm đen. Sâu tấn công chủ yếu phần hột. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, ruồi phát triển làm cho quả xoài bị thối nhanh chóng.
  • Sâu tấn công ở các giai đoạn phát triển của quả nhưng sâu rất thích tấn công khi quả còn non. Thường mỗi quả có từ 1-2 con, nhưng vào những lúc bị nhiễm nặng có thể tới 4-5 con trong một quả. Khi bị tấn công vào giai đoạn quả nhỏ, quả sẽ bị rụng. Vào giai đoạn quả lớn, quả có thể vẫn còn dính trên cây.
Sâu đục làm quả xoài bị hư hại
Sâu đục làm quả xoài bị hư hại

Cách hạn chế:

  • Để xử lý sâu đục trái xoài trước hết bà con tỉa bỏ những phần bị bệnh đem đi tiêu hủy. Sau đó bà con sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học BT (Bacillus thuringiensis) định kỳ 7-10 ngày/lần.
  • Kiểm tra vườn thường xuyên, thu gom và đem đi tiêu hủy toàn bộ số trái bị sâu gây hại còn nằm trên cây hay đã rụng xuống đất để diệt, hạn chế mật độ sâu ở những vụ kế tiếp.

7. Nhện đỏ: (Oligonichus sp.-Arachnida-Acarina)

  • Nhện tập trung gây hại trên các lá bánh tẻ và lá già, ít có trên lá non. Sống tập trung thành từng đám ở mặt dưới lá, xung quanh gân chính hoặc cạnh mép lá.
  • Nhện dùng kim chích ở miệng châm vào lá hút nhựa tạo thành các chấm nhỏ lúc đầu màu trắng, sau chuyển màu nâu đồng hoặc trắng bạc. Chổ nhện tập trung tạo thành 1 mảng màu nâu đồng.
  • Bị hại nặng toàn bộ lá mất màu xanh bóng mà chuyển sang màu nâu hoặc xám bạc, lá khô và rụng. Trên lá có các vết bụi trắng,đó là xác lột của nhện và vỏ trứng.
  • Đôi khi nhện hại cả trên quả và gây hiện tượng quả bị da cám giống như trên cam quýt.
Nhện đỏ gây hại trên lá, quả xoài
Nhện đỏ gây hại trên lá, quả xoài
  • Nhện phát sinh nhiều trong điều kiện nóng và khô.
  • Vòng đời 10-12 ngày.
  • Có nhiều thiên địch và ký sinh.

Cách hạn chế:

  • Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt.

8. Ruồi đục quả: (Bactrocera dorsalis)

  • Ruồi có kích thước nhỏ, ruồi đục trái khi trưởng thành có màu nâu vàng với các vạch đen trên bụng. Trứng được đẻ dưới lớp vỏ quả, mỗi ổ từ 1 – 40 trứng.
  • Ruồi đục trái có đặc điểm là thích đẻ trứng trên trái chín, ấu trùng ăn phá bên trong làm cho quả bị thối. Xoài bị ruồi đục trái rất khó xuất khẩu vì đây là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước.
Ruồi đục trái làm trái bị thối
Ruồi đục trái làm trái bị thối

Cách hạn chế:

  • Để diệt được ruồi đục trái bà con nên vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tiêu hủy các quả bị bệnh, bị rụng. Khi xoài to bằng quả trứng gà bà con nên bao trái, ngoài việc ngừa ruồi đục trái, bao trái còn giúp phòng bệnh thán thư, thối đáy trái, sâu đục hột…Tuy bao trái tốn công sức, thời gian, nhưng tiết kiệm chi phí và làm trái có mẫu mã đẹp, hấp dẫn hơn.
  • Ruồi đục phá hầu hết các loại trái cây, kể cả các loại rau như khổ qua, dưa leo, bầu bí mướp.
  • Ruồi cái dùng kim đẻ trứng qua lớp vỏ trái. Giòi nở ra đục phá trái làm trái thối rụng. Khi lớn, giòi chui khỏi trái để rơi xuống đất hóa nhộng trong đất. Thường phát sinh thành dịch trong mùa nắng.

Sâu hại trên cây xoài sẽ không là vấn đề gì quá lớn nếu bà con chủ động thăm khám vườn thường xuyên, phát hiện sâu bệnh sớm và có hướng giải quyết kịp thời.

Chú ý: Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin.

Tin liên quan:

>>Kỹ thuật chăm sóc giúp xoài sai trĩu quả

>>Xử lý xoài rụng hoa và trái non

>>Phòng trừ rệp hại xoài mùa nắng nóng

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh Đốm Đen Xì Mủ gây hại trên Xoài

Bệnh đốm đen xì mũ là bênh gây hại nhiều trên cây xoài. Ở những vùng trồng xoài phổ biến có diện tích lớn đỉnh điểm tỉ lệ xoài bị bệnh lên đến 20%. Xoài trái vụ rơi vào mùa mưa bệnh lại càng gây hại mạnh hơn

1. Tác nhân gây bệnh đốm đen xì mủ cây xoài

Bệnh gây hại trên lá, thân và trái của nhiều giống xoài. Bệnh phát triển nhanh và mạnh vào những tháng mưa nhiều và nhất là từ tháng 9 đến tháng 11.

Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. mangeferae gây ra.

2. Triệu chứng bệnh và điều kiện phát sinh bệnh đốm đen xì mủ

– Trên lá : vết bệnh màu xám đen, bị giới hạn bởi gân lá, tâm vết bệnh thường bị khô, màu hơi nhạt. Bề mặt vết bệnh hơi bị trũng xuống so với các phần chưa bệnh. Hiện tượng xì mủ không xuất hiện trên lá.

– Trên trái : vết bệnh màu đen đậm hơn trên lá, gồ ghề, làm nứt nẻ vỏ trái. Vỏ trái bị tổn thương, dịch mũ có hòa trộn với vi khuẩn làn tràn ra xung quanh và làm lân lan cho các bộ phận phía dưới của cây như trái, cành, lá, phát hoa.

đốm đen trên trái xoài
Biểu hiện đốm đen xì mũ trên quả non và quả xoài trưởng thành

– Trên cành non : vết bệnh có màu đen, gây xì mủ. Bệnh thường làm các phát hoa, trái, đọt non ở đầu cành bị héo và có thể làm chết cành.

3. Cách phòng trị bệnh đốm đen xì mủ hại xoài

– Bao trái để bảo vệ và hạn chế bệnh lây lan, kết hợp phun chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng ướt đẫm thân cành lá để diệt trừ hết nấm bệnh trong vườn, đặc biệt là trong mùa mưa ẩm.

Ngoài ra, để hạn chế vỏ trái bị tổn thương, bà con nên phun phòng diệt bù lạch, nhện, ruồi đục trái,… bằng nấm xanh – nấm trắng. Loại này diệt trừ các đối tượng gây hại này rất hiệu quả mà không để lại dư lượng, bảo vệ môi trường sinh thái vườn rất tốt.

Chú ý : Click vào tên sản phẩm để biết thêm thông tin chi tiết.

Tin liên quan:

>>Phòng trừ rệp hại xoài mùa nắng

>>Xử lý rụng hoa, rụng trái non trên xoài

>>Kỹ thuật chăm sóc xoài

Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng Trừ Rệp hại Xoài trong mùa Nắng nóng

Bên cạnh một số đối tượng gây hại thường xuyên như sâu đục cành, đục ngọn, đục trái, bệnh thán thư,… thì trong mùa nắng nóng rệp là một đối tượng thường xuyên gây hại trên cây xoài. Đôi khi chúng gây hại rất trầm trọng nên bà con cần lưu ý để phát hiện kịp thời và có biện pháp khắc phục.

Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp phòng trừ sẽ gây thất thu lớn cho nhà vườn. Có nhiều loại rệp nhưng loại rệp phổ biến nhất trên xoài là loài rệp sáp dính, rệp vảy. Đặc biệt, trên giống xoài tứ quý rệp phát triển và gây hại rất mạnh.

1. Nhận dạng.

Rệp sáp dính rất nhỏ như hạt phấn, màu trắng, gần như bất động, hình bầu dục và được bao phủ bởi một lớp vảy màu đỏ. Rệp cái không có cánh, con đực có cánh.

Rệp hại xoài

2. Triệu chứng và tác hại của rệp sáp dính.

Rệp sáp dính gây hại bằng cách chích hút nhựa của các phần non của cây xoài như đọt non, lá non, cuống bông, cuống trái non, trái non và trên cả những trái đã già lớn.

Chúng làm cho cây bị suy yếu, đọt non bị thui chột, bông có thể bị rụng hoặc không phát triển được. Chúng chích hút nhựa trái làm trái nhỏ, biến dạng và giảm giá trị thương phẩm của trái. Ngoài ra trong chất bài tiết của rệp còn chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến quang hợp của cây. Hai đối tượng này đồng thời tác động lên cây xoài làm cho cây xoài bị còi cọc chậm lớn. Gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng trái.

Rệp phát tán lan truyền do kiến, chim và dơi.

3. Biện pháp phòng trừ.

Rệp phát triển mạnh trong mùa nắng nóng. Rệp không những gây hại trên xoài, chúng còn gây hại trên rất nhiều loại cây ăn trái khác như ổi, mãng cầu, cam, quýt, chanh, bưởi,… vì thế việc phòng trị gặp khá nhiều khó khăn do nguồn thức ăn của chúng rất phong phú. Để phòng trừ rệp sáp dính, nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số biện pháp chính:

Phòng bệnh:

  • Không nên trồng với mật độ quá dầy để vườn luôn được thông thoáng.
  • Vệ sinh vườn thường xuyên.
  • Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến hôi ( tác nhân phát tán, lan truyền ).
  • Nếu có điều kiện dùng vòi máy bơm nước có áp suất mạnh. Xịt nước trực tiếp vào chỗ có nhiều rệp bu bám sẽ làm cho rệp bị rữa trôi bớt.

Trị bệnh:

Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời, nhất là giai đoạn cây có đọt non, lá non, bông, trái. Có thể kết hợp sử dụng nấm xanh – nấm trắng + đồng xanh sunfat để diệt trừ rệp hại xoài.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Xử lý Xoài rụng hoa và trái non

Xoài có hiện tượng rụng hoa và rụng trái non là do thời tiết khô hạn hoặc ẩm độ quá cao. Một số nguyên nhân nữa là do bón thừa hoặc thiếu dinh dưỡng gây ra rụng sinh lý và rụng do sâu bệnh.

Xoài rụng trái non
Xoài rụng trái non

Vậy để xoài ra hoa, đậu quả tốt thì việc bón phân, tỉa cành và chăm sóc sau thu hoạch là những yếu tố quan trọng nhất. Những biện pháp kỹ thuật này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của cơi đọt, phát triển hoa và quả xoài. Đặc biệt cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, bón phân. Tránh không được bón quá nhiều đạm sẽ làm cây phát triển nhiều cành lá, khó ra hoa và trễ vụ. NPK nên bón cân đối, tuyệt đối không bón dư.

Tham khảo quy trình chăm sóc sau thu hoạch:

Lưu ý, xoài là loài cây cần phải cắt tỉa cành gấp rút để tránh quá trình ra đọt kéo dài. Cho nên sau thu hoạch cần phải vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa hết các cành trong tán, cành khô, những cành chồi (cành đã cho trái) trong vòng muộn nhất 1 tháng. Cắt đến đâu tiến hành bón phân đến đó để cho xoài ra hoa đồng loạt, dễ chăm sóc.

1. Chăm sóc trước khi ra hoa

Khoảng 10 ngày sau khi xoài ra đọt (giai đoạn ra lá non) cần phòng trừ sâu ăn lá và bổ sung phân bón qua lá giúp đọt xoài phát triển tốt hơn, mập hơn.

Khi đợt ra lá (cơi lá) 1 thuần thục tiến hành bón phân lần 2 với liều lượng vừa đủ. Chú ý khi cơi lá 2 mới nhú khoảng 5cm đến khi lá có màu đồng cần đặc biệt để ý bảo vệ lá. Có thể sử dụng thuốc sâu sinh học kết hợp phun phòng bệnh thán thư luôn ở giai đoạn này.

Xử lý xoài bị rụng hoa
Xoài bị rụng hoa

2. Xử lý ra hoa – kích hoa

Khoảng 30-45 ngày sau khi chồi non chuyển sang màu xanh sậm thì bắt đầu xử lý ra hoa. Xử lý như sau:

  • Đợt kích thứ nhất: phun bón lá kèm thuốc sâu và ngừa thán thư để đẩy cho lá xanh, dày và cứng cáp hơn trong giai đoạn này. Lưu ý: cần phun đủ 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày tùy vào điều kiện thời tiết
  • Đợt kích thứ 2: khi hoa xoài dài 10-15cm thì tiến hành phun để dưỡng bông. Cũng cần đề phòng sâu ở giai đoạn này nên bà con có thể sử dụng CNX-RS + Siêu ra hoa để xịt.
  • Đợt kích thứ 3: tiếp tục sử dụng siêu ra hoa để phun khi bông xoài đạt 20cm trở lên và chuẩn bị nở. Khi phát hoa dài 20 – 25cm phun ngừa rầy, rệp và nấm bệnh tấn công.
  • Đợt kích thứ 4: đợt cuối cùng và cũng là đợt mẫn cảm nhất, từ khi hoa nở cho đến khi trái non có đường kính 0,5-1cm đặc biệt phun phòng kỹ thán thư và nấm bệnh. Định kỳ phun thuốc trừ rầy 7-10 ngày/lần.

>>>>Click vào tên sản phẩm để tìm hiểu thông tin kĩ hơn.

Đọc thêm: Những loại bệnh hại thường gặp trên cây xoài và cách phòng trừ

Để lại thông tin để được kết nối với chuyên gia, chúng tôi sẽ gọi lại ngay sau khi nhận được thông tin từ bạn



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Bí quyết chăm sóc cho Xoài trĩu quả

    Xoài được xem là loại trái cây “sang” bởi lẽ giá trị của nó rất cao. Các quốc gia nhập khẩu xoài thường yêu cầu không chỉ “ngon” mà còn phải “an toàn”. Vì vậy, nhà vườn Việt Nam cần phải có kiến thức cơ bản trong quy trình chăm sóc xoài cũng như phòng trừ sâu bệnh hại xoài một cách khoa học

    1. Đặc điểm

    – Xoài là cây ăn quả thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Cây xoài có thể sống được nhiệt độ từ 4-46 độC, tuy nhiên xoài phát triển tốt nhất ở 24-27 độC. Chịu hạn tốt nhưng để đạt năng suất cao cần phải cung cấp đầy đủ nguồn nước tưới.

    – Ở Việt Nam, xoài được trồng nhiều vùng trong nước để lấy quả, lấy gỗ hay làm cây cảnh

    – Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, phải có tầng đất dầy ít nhất 1,5-2m.

     Các giống xoài phổ biến hiện nay :

    – Xoài cát Hòa Lôc, xoài cát chu, cát trắng, cát đen

    – Xoài bưởi (xoài ghép): Cây có quả nhỏ hơn xoài cát xuất xứ từ tỉnh Tiền Giang.

    – Xoài tứ quý: trồng nhiều ở tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre. Ăn ngon ngọt giòn nhất khi ăn sống. Cây xoài có thể thu hoạch quanh năm.

    – Xoài Đài Loan, xoài tím Thái Lan…

    2. Dinh dưỡng cần thiết khi chăm sóc xoài

    – Đạm có vai trò quan trọng với sinh trưởng, phát triển và năng suất của xoài. Đạm làm tăng số chồi, tăng số hoa và năng suất. Thiếu đạm quá trình sinh trưởng của cây bị đình trệ, lá nhỏ và chuyển vàng, chồi ít, số hoa giảm, tỉ lệ đậu quả thấp, quả rụng nhiều, quả nhỏ và năng suất thấp

    – Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ và mầm hoa. Bón lân làm tăng năng suất và phẩm chất. Thiếu lân lá chuyển màu xanh tối, đầu lá chuyển khô và chết đen, lá rụng sớm, tỷ lệ đậu trái giảm

    –  Kali cần thiết cho quá trình hấp thu và vận chuyển chất hữu cơ trong cây. Ngoài ra, Kali có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây xoài trong việc hạn chế hình thành tầng rời ở hoa và quả làm giảm tỷ lệ rụng hoa và trái. Thiếu kali lá nhỏ và mỏng, trái non rụng nhiều, năng suất và chất lượng giảm.

    – Nhu cầu lân của xoài kinh doanh thấp hơn so với đạm và kali

    3. Kỹ thuật bón phân khi chăm sóc xoài

    Bón phân cho xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản (xoài 1 – 3 năm đầu)

    – Bón lót trước khi trồng: phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm TRICODERMA 30 – 40kg/gốc, lân 1kg/gốc, vôi bột 1kg/gốc.

    – Bón thúc: xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản cần nhiều đạm và lân hơn kali để phát triển thân lá

    Năm thứ 1: 200 – 300g phân NPK 30-9-9 + 100 – 200g DAP

    Năm thứ 2: 300 – 500g phân NPK 30-9-9 + 200 – 300g DAP + 100 – 200g Kali

    Năm thứ 3: 400 – 600g phân NPK 30-9-9 + 200 – 300g DAP + 100 – 200g Kali

    (Lượng phân này chia thành 4 – 6 lần bón trong năm, bón cánh gốc 0.5m, đào 4-5 hố xung quanh gốc bón phân vào hoặc bón xung quanh gốc sau đó lắp kín đất lại)

    Bón phân cho xoài thời kỳ kinh doanh (xoài trên 3 năm)

    – Thời kỳ kinh doanh, xoài cần nhiều kali nhất sau đó tới đạm và lân. Lượng phân bón cho xoài cần căn cứ theo độ tuổi và tình hình sinh trưởng của cây. Trong năm chia thành nhiều đợt bón áp dụng theo quy trình như sau:

    Sau thu hoạch: vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, bón cho mỗi cây 10 – 15 kg phân chuồng hoai mục + 1kg vôi bột + 1 – 2 kg NPK 30-9-9 cho mỗi cây.

    Trước lúc ra hoa: bón 0.5 – 1kg phân NPK 10-30-30 + 300 – 500g DAP + 200 – 300g Kali. Sau đó phun phân bón lá sinh học A4 2 lần cách nhau 5-7 ngày trước khi hoa nở giúp tăng khả năng đậu trái.

    – Sau đậu trái: sau đậu trái 7–10 ngày (đã xuất hiện trứng cá) phun phân bón lá sinh học A4 2 lần cách nhau 5-7 ngày giúp giảm tỉ lệ rụng trái non. Sau đậu trái 20–30 ngày bón 1kg phân NPK 10-30-30 + 200-400g DAP + 250-500g Kali cho mỗi cây, bón lại lần 2 giai đoạn sau đậu trái 60-70 ngày với cùng lượng phân trên.

    Tin liên quan:

    >>Kỹ thuật trồng và chăm sóc xoài

    >>Xử lý xoài rụng hoa và trái non

    >>Các loại sâu hại cây xoài – cách phòng trừ an toàn

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Bệnh thán thư hại cây xoài

    Thán thư là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây xoài. Bệnh gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, các gié hoa, cành hoa, quả non và quả già. Có những năm bệnh đã trở thành dịch lớn gây thất thu lớn cho các nhà vườn.

    1. Nguyên nhân và thời gian gây bệnh

    – Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra và gây hại trên xoài ở hầu hết các tháng trong năm. Ở các tỉnh miền Bắc gây hại mạnh nhất vào các tháng 3, 4 tiếp đến là các tháng 2, 5, 7, 8. Còn ở phía Nam bệnh thường xuất hiện vào các tháng mùa mưa. Bệnh sẽ giảm dần và ít gây hại vào các tháng 11 và 12 hàng năm.

    2. Nhận biết triệu chứng bệnh

    Bệnh thán thư gây hại trên tất cả các bộ phận của cây. Tuy nhiên, tuỳ theo từng bộ phận gây hại mà bệnh có các biểu hiện triệu chứng khác nhau:

    Trên lá: giai đoạn lá non là lúc lá mẫn cảm nhất với bệnh. Đầu tiên xuất hiện các đốm đen nhỏ rải rác, sau đó lớn dần tạo thành những mảng lớn hình tròn hoặc góc cạnh màu nâu tối. Khi vết bệnh già có màu trắng xám, gây rách, thủng lá và rụng đi. Nếu bị nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho lá xoài bị vặn vẹo, xoắn cong.

    Triệu chứng lá xoài bị thán thư
    Triệu chứng lá xoài bị thán thư

    Trên hoa: Cũng như lá, bào tử nấm xâm nhập các gié non tạo thành những chấm đen nhỏ rải rác trên trục và nhánh hoa. Sau đó lớn dần làm cho các hoa không nở, không thụ phấn được. Bệnh càng phát triển mạnh làm rụng hoa, các gié hoa, cành hoa bị thối đen, khô héo và chết.

    Trên quả: Bệnh tấn công làm cuống trái bị thối đen và rụng. Ở giai đoạn quả non bệnh thường xuất hiện ở hõm của cuống quả. Các vết đốm nâu lan rộng làm cho quả không lớn được hoặc gây dị hình méo mó. Bệnh nặng có thể gây rụng quả hàng loạt

    Triệu chứng quả xoài bị thán thư
    Triệu chứng quả xoài bị thán thư

    – Nhiệt độ và ẩm độ là hai trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh thán thư trên cây xoài. Trong tháng 3-4 ẩm độ cao (trên 80%), trời ấm (nhiệt độ 25-26 độ C) điều kiện để nấm bệnh phát triển mạnh . Giai đoạn này bà con cần hết sức đề phòng

    3. Biện pháp phòng trừ:

    • Vệ sinh thu gom cành lá khô, trái rụng trong vườn tránh giữ lại nguồn bệnh trong vườn
    • Cắt tỉa cành tạo vườn thông thoáng sao cho ánh nắng có thể xâm nhập vào bên dưới tán cây. Ngăn ngừa sự phát triển của nấm, đồng thời khống chế chiều cao cây, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch.
    • 45 – 50 ngày sau xử lý ra hoa hay khi trái to cỡ quả trứng, nên bao trái để ngừa bệnh thán thư và các loại côn trùng gây hại khác.
    • Khi phát hiện cây bị bệnh sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun xịt ướt đẫm thân, cành, lá, quả. Bà con cho phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày

    Có 3 thời điểm phun thuốc phòng và trừ hiệu quả nhất đối với bệnh thán thư hại xoài:

    • Lần 1: trước khi hoa nở 5 ngày để chủ động ngăn ngừa nấm tấn công giai đoạn hoa nở làm thối hoa, rụng hoa và rụng quả non.
    • Lần 2: sau khi hoa nở được khoảng 30-50% ( 20 ngày sau xử lý lần 1) để bảo vệ các gié hoa còn lại và các quả non vừa đậu.
    • Lần 3: trước khi thu hoạch 15 ngày phòng bệnh gây hại trên vỏ quả, làm cho vỏ quả sáng hơn, bóng đẹp hơn và hạn chế bệnh gây thối cuống quả.

    >>Phòng trừ các loai sâu bệnh hại xoài

    >>Phòng trừ rệp hại xoài mùa nắng

    >>Kỹ thuật chăm sóc xoài

    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc Xoài

    Xoài là cây ăn quả nhiệt đới rất thích hợp trồng ở Việt Nam, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng tùy theo điều kiện đất đai, nguồn nước, thị trường tiêu thụ để bà con có thể chọn những giống phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

    Một số giống xoài có thể tham khảo như:

    – Xoài cát Hòa Lôc : Trái to, phẩm chất ngon, vị thơm, thịt mịn chắc. (Nhược điểm : tỉ lệ đậu trái thấp, vỏ mỏng khó vận chuyển)

    – Xoài cát Chu : Trái hơi trong, vị hơi chua, ít xơ, vỏ dày hơn xoài cát Hòa Lộc. (Ưu điểm : dể đậu trái và cho năng suất cao)

    – Xoài bưởi (xoài ghép): Cây có quả nhỏ hơn xoài cát xuất xứ từ tỉnh Tiền Giang.

    – Xoài tứ quý: trồng nhiều ở tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre. Ăn ngon ngọt giòn nhất khi ăn sống. Cây xoài có thể thu hoạch quanh năm.

    – Xoài Đài Loan, xoài tím Thái Lan…

    1. Nhân Giống:

    – Phổ biến nhất là phương pháp gieo hạt và ghép mắt, ghép cành.

    2. Thời vụ trồng:

    – Miền Bắc: tháng 2-4 (vụ Xuân)

    – Miền Nam: tháng 4-5 (đầu mùa mưa).

    – Nếu trồng vào những thời điểm khác, nông dân cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng nước tưới cho cây, tránh trồng vào thời tiết nắng nóng và rét đậm.

    3. Kỹ thuật trồng:

    Đất trồng:

    – Xoài phát triển tốt nhất trên vùng đất cát hay đất thịt pha cát có tầng đất canh tác dày (từ 1,5 – 2m), thoát nước tốt

    – Đào mương, lên líp tránh ngập úng vào mùa mưa ( líp rộng 6 – 8m, mương rộng 3 – 4m).

    – Đối với các vùng đất thấp như đồng bẳng sông Cửu Long, đất trồng cần phải được lên mô, đường kính mô từ 80 – 100cm, cao 30 – 60cm.

    Chuẩn bị mô đất: 70% đất mặt, 30% phân chuồng ủ hoai mục, 3 – 5kg phân hữu cơ vi sinh . Tất cả trộn đều vun lại thành mô đất và phủ rơm rạ trên mặt mô. Mô được chuẩn bị trước khi trồng khoảng 1 tháng

    Những vùng đất cao đào hố rộng 70 – 80cm, sâu 50 – 70cm và cũng chuẩn bị bón lót cho hố đất với những thành phần giống như việc chuẩn bị cho 1 mô đất như trên. Hố cũng cần phải được chuẩn bị trước khi trồng 1 tháng

    Cách trồng:

    – Đào một hốc nhỏ ở chính giữa mô (hoặc hố) đất, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố. Lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh (chú ý phải giữ cho cây thẳng đứng).

    – Sau đó, cắm thêm nạng chống đỡ cho cây con hình chữ X, buộc dây tránh lay gốc làm cây chết. Sau khi trồng, tủ xung quanh gốc bằng rơm rạ hay rác mục (cách gốc 15cm).

    Tưới nước:

    Trong 1 tháng đầu, cây cần phải tưới nước để tạo đủ độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển, không được tưới nước bằng hệ ống nước có dòng nước xối mạnh làm rửa trôi, tróc gốc ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con.

    Bón phân:

    Giai đoạn kiến thiết cơ bản:

    – Từ lúc bắt đầu trồng đến 3 tuổi, giai đoạn này cần chăm bón kích thích phát triển thân lá thật tốt để phát triển và tập trung năng lượng cho việc ra hoa, đậu trái. Sử dụng phân bón NPK  20-20-15+TE lượng bón 1–2kg/cây/năm, chia làm 3 – 5 lần bón/năm.

    Giai đoạn kinh doanh:

    – Trước khi ra hoa: Phân bón NPK 17-17-17+TE, lượng bón 0,5 – 1,0kg/cây.

    – Thời kỳ nuôi trái: NPK 20-0-20+TE, lượng bón: 0,5 – 1,0kg/cây.

    – Sau khi thu hoạch: NPK 20-20-15+TE, lượng bón: 0,5 – 1,5kg/cây.

    Cách bón: Tùy theo thời gian của từng thời kỳ, của mỗi cây mà có thể chia ra làm nhiều lần bón. Khi bón phân nên đào rãnh sâu 5 – 10cm theo hình chiếu của tán lá, tránh không làm đứt nhiều rễ, rãi phân và lấp đất. Sau khi bón phân nên tưới nhiều nước cho phân thấm đều vào đất, cây dễ dàng hấp thu.

    Tin liên quan:

    >>Kỹ thuật xử lý rụng hoa, rụng trái non trên xoài

    >>Phòng trừ các loại sâu bệnh hại xoài

    >>Phòng trừ rệp hại xoài mùa nắng