Đăng bởi Để lại phản hồi

Rệp sáp và biện pháp phòng trị rệp sáp hại cây chanh

Cây chanh là một trong những cây có múi được trồng phổ biến ở Việt Nam. Một trong những sâu bệnh thường gặp là rệp sáp hại cây chanh. Bài viết này sẽ giúp bà con nhận biết được rệp sáp và cách phòng trị chúng.

1. Đặc điểm sinh trưởng

Rệp sáp trưởng thành có hình bầu dục, không có cánh, kích thước dài từ 1 đến 5mm, ngang 2-3mm. Toàn thân có màu hồng phủ lớp sáp trắng, quanh thân có các tia sáp trắng dài,  vòng đời rệp cái sống khoảng 115 ngày.

Rệp gây hại chủ yếu vào mùa nắng, thời tiết khô hạn.

2. Biểu hiện rệp sáp hại cây chanh

Cả ấu trùng và thành trùng cái đều chích hút nhựa lá, cành, trái, cuống trái. Khi bị hại nặng lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, trái cũng có thể bị biến màu, phát triển kém và bị rụng. rệp có thể làm cho rễ cây bị hư thối, cây bị suy kiệt.

Rệp sáp hại chanh

Rệp sáp di chuyển từ nơi này sang nơi khác nhờ kiến. Dịch do rệp tiết ra có chứa nhiều đường mật vừa làm thức ăn cho kiến vừa là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển.

3. Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây chanh

Xử lý bệnh

Để xử lý rệp sáp hại cây chanh trước hết bà con cần cắt tỉa loại bỏ phun nấm xanh nấm trắngchế phẩm trừ sâu sinh học có chứa các chủng vi sinh như: Bacillus thuringiensis,..chúng là vi sinh vật và nấm khuẩn có lợi. Chúng có khả năng ức chế, xua đuổi và ngăn chặn sự xâm hại, phát triển của nhiều loại sâu bệnh. Bà con cho phun hai lần cách nhau 3 ngày. Đồng thời, kết hợp thêm Phân bón lá giúp cây tăng khả năng kích kháng, bảo vệ cây trồng.

Biện pháp canh tác

Trồng đúng mật độ để vườn luôn được thông thoáng.

Vệ sinh vườn tược thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá để vườn luôn thông thoáng. Chăm sóc để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.      

Vệ sinh dụng cụ thu hoạch, dụng cụ làm vườn hạn chế sự phát tán.

Trong điều kiện cây bị nhiễm nhẹ có thể dùng nưới rửa trôi: Rệp sáp có thể bị rửa trôi với vòi nước mạnh và liên tục.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về cây chanh hoặc vấn đề về cây trồng, để lại thông tin vào Form dưới đây, đội ngũ Kỹ thuật WAO sẽ tư vấn miễn phí !



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Nhện đỏ và biện pháp phòng trị nhện đỏ hại cây chanh

    Cây chanh là một trong những cây ăn quả truyền thống của người Việt Nam. Là gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người Việt. Để tạo ra được những quả chanh hương hoa thơm mát cùng những quả tròn xinh, mọng nước. Thì khâu chăm sóc cây, phòng trị sâu bệnh là quan trọng nhất. Một trong những sâu bệnh thường gặp đó là Nhện đỏ hại cây chanh. Bài viết này tôi sẽ giúp bà con nhận biết được nhện đỏ và cách phòng trị nó.

    1. Đặc điểm sinh trưởng của nhện đỏ

    Nhện trưởng thành có thân hình bầu dục tròn, trên cơ thể có nhiều lông cứng mọc từ các u lồi rõ ràng, cơ thể nhện trưởng thành có màu đỏ sẩm, kích thước rất nhỏ khoảng 0,35mm, nên rất khó quan sát bằng mắt thường, nhưng có thể quan sát dễ dàng qua kính lúp.

    Trứng nhện đỏ rất nhỏ, hình cầu, màu đỏ, phía trên có một cái cuống. Trứng được đẻ rải rác trên cả hai mặt lá hoặc trên trái. Ấu trùng mới nở có màu trắng vàng và chuyển dần sang  màu nâu đỏ khi trưởng thành.

    Trưởng thành nhện đỏ tròn, dài khoảng 0,35mm, màu đỏ sậm. Nhện đỏ tấn công trên lá và trái chích cạp và hút nhựa lá và trái.

    2. Biểu hiện nhện đỏ hại cây chanh

    Loài này gây hại trên lá và quả. Chúng phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết khô.

    Trên lá: Khi bị gây hại sẽ có những chấm nhỏ li ti, khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc, biến dạng. Sau đó có thể bị khô và rụng. Khi mật số nhện cao, cành non cũng bị làm cho khô và chết.

    Nhện đỏ hại cây chanh

    Trên trái: Nhện thường sống tập trung ở phần lõm (cuống trái, đáy trái). Nhện chích hút dịch ở lớp biểu bì trái non làm vỏ trái bị biến màu và các vết thương khô lại tạo nên những vết sần sùi gọi là da lu, da cám. Ảnh hưởng đến mẫu mã của trái.

    3. Biện pháp phòng trị nhện đỏ hại cây chanh

    Để xử lý nhện đỏ hại cây chanh bà con chủ động phun bằng Nấm xanh nấm trắng kết hợp với Amino acid. Amino acid giúp lá dày, tăng quang hợp. Nấm xanh nấm trắng sẽ ký sinh tiêu diệt cả nhện trưởng thành và trứng nhện trên bề mặt lá nên mật độ sẽ giảm rất nhanh. Bà con phun liên tục 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

    Nếu vườn bị hại nặng thì cứ mỗi đợt ra lộc non xịt thuốc 3 lần: lần 1 khi vừa nhú đọt, lần 2 khi đọt ra rộ và lần 3 khi lá bánh tẻ.

    Khi cây cho trái cũng nên xịt thuốc 3 lần: lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi tượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.

    Cắt tỉa tạo thông thoáng cho vườn cây.

    Mùa nắng, tưới nước đầy đủ để làm tăng ẩm độ vườn cây.

    Điều kiện tự nhiên, nhóm nhện gây hại cũng bị nhiều loại thiên địch tấn công. Có nhiều nhện thiên địch thuộc họ Phytoseiidae làm giảm mật số nhện hại.

    Thăm vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhằm có hướng giải quyết kịp thời.

    Nếu bạn đang gặp vấn đề về cây chanh hoặc về cây trồng, để lại thông tin dưới Form này để được kỹ thuật viên tư vấn miễn phí !



      Đăng bởi Để lại phản hồi

      Sâu vẽ bùa và biện pháp phòng trị sâu vẽ bùa trên cây chanh

      Cây chanh có những sâu bệnh thường gặp như sau: sâu vẽ bùa, nhện đỏ, nhện trắng, sâu đục thân, ghẻ loét , ghẻ sẹo, rệp sáp, thối nâu đít trái, vàng lá thối rễ, nứt thân xì mủ,…Bài viết này tôi sẽ giúp bà con nhận biết sâu vẽ bùa và biện pháp phòng trị sâu vẽ bùa trên cây chanh.

      1. Đặc điểm hình thái, sinh thái sâu vẽ bùa:

      Sâu vẽ bùa có tên khoa học là Phyllocnistis citrella Staint. Sâu trưởng thành là một loại bướm rất nhỏ, thân hình mỏng mảnh, dài khoảng 2 mm. Thường hoạt động về đêm, ban ngày ẩn dưới lá.

      Con cái trưởng thành, giao phối sẽ đẻ trứng trên hoặc bên trong bề mặt lá, gần gân chính. Trứng có hình bầu dục, rất nhỏ, dài khoảng 0,2 – 0,3 mm, trứng mới đẻ có màu trong suốt, khi sắp nở trứng có màu trắng vàng. Một con cái có thể đẻ tới 250 quả trứng.

      Sâu vẽ bùa

      Trong mười ngày hoặc ít hơn, trứng sẽ bắt đầu nở thành ấu trùng. Sâu mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, dài khoảng 0,4 mm. Lớn lên sâu có màu vàng xanh dài khoảng 4 mm, mình sâu hơi dẹp, có 13 đốt.

      Sâu non phát triển trong khoảng thời gian từ 4 – 10 ngày.

      2. Tác hại của sâu vẽ bùa trên cây chanh:

      Sâu mới nở đục phía dưới biểu bì lá. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo nên gọi là vẽ bùa. Đây là giai đoạn chúng ở mức tàn phá lớn nhất.

      Sâu lớn dần thì đường đục cũng dần lớn theo. Khi đẫy sức sâu non đục ra mép lá, nhả tơ dệt kén để hóa nhộng ở đó.

      Sâu vẽ bùa hại lá chanh

      Nhiệt độ thích hợp cho sâu vẽ bùa phát sinh gây hại là 23-29 độC, độ ẩm 85-90%. Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm khi cây ra đọt non, nhiều nhất là tháng 7,8,9.

      Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm khi cây ra đọt non. Nhưng mật số tập trung cao trong mùa mưa vì điều kiện thức ăn dồi dào và ẩm độ thích hợp (ẩm độ 80 – 90%). Vào mùa nắng, nhiệt độ nóng và khô trên các chồi non nên sâu vẽ bùa bị hại nhiều, mật số giảm đáng kể.

      Lá bị sâu vẽ bùa gây hại thường bị co rúm lại, uốn cong và biến dạng, nhất là lá non. Làm diện tích quang hợp và giảm khả năng sinh trưởng của các chồi non. Ảnh hưởng mạnh khi cây mới trồng và trên cành đang có hoa, trái. Vết đục của sâu tạo điều kiện vi khuẩn  Xanthomonas campestris tấn công gây bệnh loét, làm lá bị rụng.

      3. Biện pháp phòng trị sâu vẽ bùa trên cây chanh

      Để xử lý sâu vẽ bùa trên cây chanh trước tiên bà con tiến hành cắt tỉa, loại bỏ các cành lá, chồi non bị sâu gây hại nặng đem đi tiêu hủy.

      Bà con cho phun phòng trước mỗi lần cây ra lộc non bằng các chế phẩm trừ sâu sinh học như BT (Bacillus thuringiensis). Phun xịt ướt đẫm thân cành lá. Bà con cho phun khi cây vừa nhú đọt, sau 7 ngày phun thêm lần 2.

      Bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơphân bón lá, phân trung vi lượng để giúp nâng cao sức đề kháng của cây trồng, cây trồng phát triển tốt lá to, lớp biểu bì dày khiến sâu non khó xâm nhập lá, hạn chế gây hại.

      Bảo vệ các loài thiên địch trong vườn như Kiến vàng và ong các loại ong ký sinh họ Chalcidoidea và Ichneumonidea.

      Thiên địch

      Thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.



        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Giải pháp để chữa bệnh vàng lá thối rễ cây chanh

        Bệnh vàng lá thối rễ cây chanh là một trong những bệnh đặc biệt nghiêm trọng. Bệnh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, từ đó ảnh hưởng đến kinh tế. Vì vậy, bà con trồng chanh cần nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết để có biện pháp xử lý kịp thời, nhằm hạn chế thiệt hại về kinh tế.

        1. Tác nhân gây bệnh vàng lá thối rễ cây chanh

        Bệnh vàng lá thối rễ cây chanh do nấm PhytophthoraFusariumFythium và tuyến trùng gây nên.

        Bệnh thường xuất hiện ở đất có thành phần sét cao, độ pH thấp (pH<5). Đất sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, ít chăm sóc.

        Diệt cỏ trong vườn, khiến mặt đất bị rửa trôi xói mòn vào mùa mưa, thoát nước trong vườn kém, ngập úng làm chết rễ, khiến rễ bị tổn thương, là điều kiện cho nấm Fusarium xâm nhập và gây hại.

        2. Biểu hiện bệnh vàng lá

        Biểu hiện trên lá: Khi mới phát bệnh, gân lá chanh có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng. Sau đó dần dần lá bị rụng hết. Khi cây bị nặng, cây sẽ chết nếu không xử lý kịp thời.

        Biểu hiện cây chanh bị vàng lá
        Biểu hiện cây chanh bị vàng lá

        Biểu hiện ở rễ: Rễ sẽ bị hư thối, rễ bị từ rễ non đến rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ dễ bị tuột ra khỏi thân rễ. Dần dần, rễ sẽ bị thối đen hết, không còn khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng lên nuôi cây. Từ đó cây sẽ còi cọc, xơ xác và chết cây.

        Biểu hiện cây chanh bị thối rễ
        Biểu hiện cây chanh bị thối rễ

        3. Biện pháp xử lý

        3.1. Biện pháp xử lý

        Khi vườn xuất hiện bệnh vàng lá thối rễ, bà con cần làm những việc sau:

        Bước 1: Bà con cắt tỉa những cành bị vàng nhằm giảm áp lực cho hệ rễ, tiến hành cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.

        Bước 2: Sau khi cắt tỉa, bà con bổ sung phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm trichoderma, việc bổ sung phân chuồng thời điểm này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. Giúp chúng tồn tại trong đất lâu hơn, nhân sinh khối mạnh hơn để tiêu diệt nấm bệnh gây hại và bảo vệ rễ non. Bà con bón rải mặt, cách gốc tầm 40cm, mỗi gốc bón 25-25kg.

        Bước 3: Bà con xử lý nấm bệnh và phục hồi cây bằng bộ giải pháp Đặc trị vàng lá thối rễ WAO BOOM.

        Pha WAO BOOM với 1000 lít nước tưới đều lên gốc, mỗi gốc tưới từ 10 – 15 lít nước (lượng tưới tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán). Bà con tưới 2 lần cách nhau 7 ngày.

        Sau khi tưới WAO BOOM, pH đất sẽ ổn định, nấm đối kháng sẽ được kích hoạt để tấn công và tiêu diệt nấm gây bệnh vàng lá thối rễ. Đồng thời các chủng nấm men kích rễ, vi khuẩn, trực khuẩn có lợi sẽ kích thích và tái tạo bộ rễ mới chắc khỏe, mập mạp.

        Lưu ý: Trong thời gian cây bị bệnh, bà con tuyệt đối không được bón phân NPK.

        3.2. Biện pháp phòng bệnh

        Trước khi trồng bà con cần xử lý đất bằng giải pháp Chăm sóc đất, bảo vệ rễ.

        Chủ động phòng nấm bệnh định kỳ bằng cách tưới WAO BOOM 3 tháng 1 lần.

        Xây dựng hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng vào mùa mưa.

        Bổ sung phân chuồng ủ hoai mục hằng năm để cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, giàu mùn, tạo môi trường thuận lợi để hệ vi sinh vật phát triển.

        Để cỏ trong vườn để chống xói mòn, rửa trôi mặt đất, tạo môi trường cho các chủng nấm có lợi sinh sống.

        Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

        Đọc thêm:

        Liên hệ với đội ngũ kỹ thuật nếu vườn bạn đang gặp vấn đề !



          Đăng bởi Để lại phản hồi

          Phòng trị bệnh ghẻ loét ghẻ nhám cây chanh hiệu quả

          Bệnh ghẻ loét ghẻ nhám cây chanh thường làm rụng quả và lá, cây cằn cỗi, kém phát triển. Khi bị bệnh nặng cây dễ chết, quả bị bệnh phẩm chất kém không thể xuất khẩu, ảnh hưởng lớn đến kinh tế người làm vườn. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tác nhân, triệu chứng và biện pháp phòng trị ghẻ loét ghẻ nhám cây chanh.

          1. Bệnh ghẻ loét ghẻ nhám cây chanh

          1.1. Bệnh ghẻ loét cây chanh

          – Tác nhân gây bệnh ghẻ loét trên cây chanh

          Bệnh ghẻ loét cây chanh do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây ra.

          Bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao (20 – 300C) và ẩm độ cao. Bệnh lây lan mạnh vào mùa mưa. Bệnh gây hại nặng ở những cây còn non, lá non.

          Vi khuẩn có thể xâm nhiễm qua vết thương các bộ phận của cây. Lá, cành non, trái thường bị nhiễm qua không khí khi có sương hay mưa gió làm ướt vết bệnh, vi khuẩn trong vết bệnh sẽ tràn ra và từ đó gió, nước mưa, côn trùng (sâu vẽ bùa) sẽ làm lây lan bệnh.

          – Triệu chứng bệnh

          Triệu chứng trên lá: Vết bệnh xuất hiện ở mặt trên và mặt dưới của lá. Lúc đầu nhỏ, sũng ướt, màu xanh tối, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô lên trên mặt lá và vỏ trái.

          Triệu chứng ghẻ loét trên trái chanh
          Triệu chứng ghẻ loét trên trái chanh

          Triệu chứng trên trái: vết bệnh như trên lá, làm giảm giá trị thương phẩm, phần thịt của múi trái có thể bị chai, trong điều kiện ẩm độ cao trái bệnh bị nứt, cuối cùng trái vàng và rụng đi. Cành non cũng thường bị nhiễm nặng, các đốm sần sùi đóng dày đặc làm khô chết cành.

          1.2. Bệnh ghẻ nhám cây chanh

          – Tác nhân gây bệnh ghẻ nhám cây chanh

          Ghẻ nhám là bệnh do nấm Elsinoe fawcettii gây ra, thường gây hại trên cành non, ngọn và trái non.

          Bệnh sinh sôi và phát triển mạnh trong mùa mưa, giai đoạn cây ra đọt non, cành non hoặc trái non.

          – Triệu chứng

          Triệu chứng trên lá: Ban đầu vết bệnh là những chấm nhỏ. Sau đó chuyển thành màu nâu nhạt, nhô lên mặt dưới của lá, thành các nốt mụn ghẻ, làm cho lá bị cong về phía trước. Nếu cây bị nặng, lá sẽ bị vàng và rụng.

          Triệu chứng ghẻ nhám trên lá chanh
          Triệu chứng ghẻ nhám trên lá chanh

          Triệu chứng trên trái: Vỏ sẽ nổi nhiều gai sần sùi, có màu nâu xám rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn.

          Triệu chứng ghẻ nhám trên trái chanh
          Triệu chứng ghẻ nhám trên trái chanh

          2. Biện pháp phòng trị ghẻ loét ghẻ nhám cây chanh

          Khi phát hiện vườn bị bệnh bà con thu gom những cành, lá, trái bị bệnh đi tiêu hủy.

          Để xử lý bệnh ghẻ loét ghẻ nhám cây chanh bà con kết hợp vừa sát khuẩn vừa diệt nấm, ngăn chặn sự lây lan của bệnh bằng bộ đôi Siêu đồng + Vaccin (chế phẩm trừ bệnh an toàn mà không gây độc hại đến môi trường, không tiêu diệt thiên địch, không tồn dư các chất độc hại). Trong thời gian cây bị bệnh bà con cho phun xịt ướt đẫm thân, cành, lá và quả hai lần cách nhau 3 ngày.

          Phun thuốc phòng ngừa bệnh vào các đợt cây ra đọt, lá non, hoa, trái. Sau đó phun định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần.

          Sử dụng nấm Trichoderma để ủ phân hoai mục. Trichoderma tiết ra loại enzym có khả năng làm tan vách tế bào của các loại nấm có hại khác. Enzym này tấn công vào bên trong nấm bệnh gây hại, biến chúng thành thức ăn và tạo nên hữu cơ có lợi cho đất trồng, bảo vệ vùng rễ cây trồng và chống lại nấm thối rễ.

          Sử dụng Chế phẩm trừ sâu sinh học để phòng trị sâu vẽ bùa, vì vi khuẩn gây bệnh này thường xâm nhập vào lá thông qua các vết cắn phá hoại của loại sâu này. (phun lần một khi lộc mới nhú và một lần nữa sau đó 1 tuần).

          Tránh trồng cây con bị bệnh, bà con nên trồng thưa, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng. Nên đi thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

          >> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin

          Bạn cần biết:

          Nếu bạn cần hỗ trợ về cách xử lý ghẻ loét ghẻ nhám cây chanh hay bất cứ cây trồng nào hãy để lại thông tin phía dưới nhé! Chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay.



            Đăng bởi Để lại phản hồi

            Nguyên nhân và tác hại của các loại sâu bệnh gây hại cây chanh

            Cây chanh là một loại cây trồng có nhiều công dụng khác nhau. Tất cả các bộ phận của chanh từ rễ, lá, quả và hoa đều có thể sử dụng để phục vụ đời sống hàng ngày. Vì thế nó khá được ưa chuộng ở nước ta. Tuy nhiên, ở cây chanh gặp rất nhiều loại sâu bệnh gây hại ảnh hưởng đến chất lượng như : bệnh ghẻ loét, bệnh ghẻ nhám, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh nứt thân xì mủ, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, sâu đục thân, rệp sáp…

            1. Nguyên nhân và tác hại các loại bệnh gây hại cây chanh

            1.1. Bệnh ghẻ loét:

            Nguyên nhân:

            Bệnh ghẻ (Citrus canker) do vi khuẩn Xanthomonas citri subp. Citri (Xcc) gây ra.

            Triệu chứng:

            Bệnh nhiễm vi khuẩn này rất dễ lây lan, bệnh gây ra các vết bệnh giống như quầng vàng trên quả, lá và cành của cây chanh; bề mặt vết bệnh sần sùi. Bệnh nặng các vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng lớn và bất dạng. Đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẽ bùa.

            Nếu để nó tiếp tục phát triển mà không được kiểm soát; cuối cùng sẽ dẫn đến chết cây; rụng trái và rụng lá.

            Giải pháp:

            Sử dụng Vaccin kết hợp Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá để diệt trừ toàn bộ vi khuẩn khi lộc mới bắt đầu nhú bằng hạt gạo. Phun kèm chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA để giúp cây dày lá và diệt sâu non của bướm đó chính là sâu vẽ bùa.

            Khi trong vườn có bệnh xuất hiện, không nên tưới nước thẳng lên tán cây sẽ làm cho mầm bệnh lây lan mạnh.

            Phun thuốc định kỳ bảo vệ các đợt lộc non và trái non, phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.

            1.2. Bệnh ghẻ nhám:

            Nguyên nhân:

            Ghẻ nhám là bệnh do nấm Elsinoe fawcettii gây ra. Thường gây hại trên cành non, ngọn và trái non.

            Triệu chứng:

            Trên lá: Ban đầu vết bệnh là những chấm nhỏ. Sau đó chuyển thành màu nâu nhạt, nhô lên mặt dưới của lá, thành các nốt mụn ghẻ, làm cho lá bị cong về phía trước. Nếu cây bị nặng, lá sẽ bị vàng và rụng.

            Trên trái: Vỏ sẽ nổi nhiều gai sần sùi, có màu nâu xám rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn.

            Bệnh làm cong lá dị hình và rụng lá, lộc phát triển kém, quả nhỏ, biến dạng và dễ rụng. Làm cho quả mẫu mã xấu, giảm năng suất, gây thất thu.

            Giải pháp:

            Khi phát hiện vườn bị bệnh bà con thu gom những cành, lá, trái bị bệnh đi tiêu hủy.

            Để xử lý bệnh ghẻ loét ghẻ nhám cây chanh bà con kết hợp vừa sát khuẩn vừa diệt nấm, ngăn chặn sự lây lan của bệnh bằng bộ đôi Siêu đồng + Vaccin (chế phẩm trừ bệnh an toàn mà không gây độc hại đến môi trường, không tiêu diệt thiên địch, không tồn dư các chất độc hại). Trong thời gian cây bị bệnh bà con cho phun xịt ướt đẫm thân, cành, lá và quả hai lần cách nhau 3 ngày.

            Phun thuốc phòng ngừa bệnh vào các đợt cây ra đọt, lá non, hoa, trái. Sau đó phun định kỳ khoảng 10-15 ngày/lần.

            Sử dụng Chế phẩm trừ sâu sinh học để phòng trị sâu vẽ bùa, vì vi khuẩn gây bệnh này thường xâm nhập vào lá thông qua các vết cắn phá hoại của loại sâu này. (phun lần một khi lộc mới nhú và một lần nữa sau đó 1 tuần).

            Tránh trồng cây con bị bệnh, bà con nên trồng thưa, thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng. Nên đi thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

            1.3. Bệnh vàng lá thối rễ:

            Nguyên nhân:

            Bệnh vàng lá thối rễ cây chanh do nấm PhytophthoraFusariumFythium và tuyến trùng gây nên.

            Bệnh thường xuất hiện ở đất có thành phần sét cao, độ pH thấp (pH<5). Đất sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, ít chăm sóc.

            Diệt cỏ trong vườn, khiến mặt đất bị rửa trôi xói mòn vào mùa mưa, thoát nước trong vườn kém, ngập úng làm chết rễ, khiến rễ bị tổn thương, là điều kiện cho nấm Fusarium xâm nhập và gây hại.

            Triệu chứng:

            Trên lá: Khi mới phát bệnh, gân lá chanh có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng. Sau đó dần dần lá bị rụng hết. Khi cây bị nặng, cây sẽ chết nếu không xử lý kịp thời.

            Dưới rễ: Rễ sẽ bị hư thối, rễ bị từ rễ non đến rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ dễ bị tuột ra khỏi thân rễ. Dần dần, rễ sẽ bị thối đen hết, không còn khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng lên nuôi cây. Từ đó cây sẽ còi cọc, xơ xác và chết cây.

            Giải pháp:

            Bà con cắt tỉa những cành bị vàng nhằm giảm áp lực cho hệ rễ, tiến hành cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.

            Sau khi cắt tỉa, bà con bổ sung phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm trichoderma, việc bổ sung phân chuồng thời điểm này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. Giúp chúng tồn tại trong đất lâu hơn, nhân sinh khối mạnh hơn để tiêu diệt nấm bệnh gây hại và bảo vệ rễ non. Bà con bón rải mặt, cách gốc tầm 40cm, mỗi gốc bón 25-25kg.

            con xử lý nấm bệnh và phục hồi cây bằng bộ giải pháp Chăm sóc đất, bảo vệ rễ WAO BOOM. Pha WAO BOOM với 800 lít nước tưới đều lên gốc, mỗi gốc tưới từ 10 – 15 lít nước (lượng tưới tùy vào độ tuổi của cây và độ rộng của tán). Bà con tưới 2 lần cách nhau 7 ngày.

            Sau khi tưới WAO BOOM, pH đất sẽ ổn định, nấm đối kháng sẽ được kích hoạt để tấn công và tiêu diệt nấm gây bệnh vàng lá thối rễ. Đồng thời các chủng nấm men kích rễ, vi khuẩn, trực khuẩn có lợi sẽ kích thích và tái tạo bộ rễ mới chắc khỏe, mập mạp.

            Lưu ý: Trong thời gian cây bị bệnh, bà con tuyệt đối không được bón phân NPK.

            Chủ động phòng nấm bệnh định kỳ bằng cách tưới WAO BOOM 3 tháng 1 lần.

            Xây dựng hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng vào mùa mưa.

            Bổ sung phân chuồng ủ hoai mục hằng năm để cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, giàu mùn, tạo môi trường thuận lợi để hệ vi sinh vật phát triển.

            Để cỏ trong vườn để chống xói mòn, rửa trôi mặt đất, tạo môi trường cho các chủng nấm có lợi sinh sống.

            Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

            1.4. Bệnh nứt thân xì mủ:

            Nguyên nhân:

            Bệnh nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora spp gây ra. Nấm xâm nhập làm xì mủ trên thân, cành và gốc cây thông qua các vết nứt có sẵn. Các vết nứt này là biểu hiện của tình trạng cây bị thiếu hụt canxi.

            Triệu chứng:

            Bệnh làm cho vỏ cây nị úng nước, thối nâu sau đó nứt và chảy mủ. Phần gỗ nằm bên dưới chỗ bị bệnh bị thối nâu, vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh. Từ đó cây không hút nước với dinh dưỡng lên nuôi cây được. Khiến lá bị vàng và rụng dần, các cành bị chết dần, cây bị xơ xác, dần dần chết cây. 

            Giải pháp:

            Bệnh xuất phát từ việc cây thiếu canxi khiến vỏ của thân cây, cành cây và quả bị nứt tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây xì mủ. Cho nên để xử lý triệt để bệnh nứt thân xì mủ chúng ta cần phải tiến hành như sau:

            • Lau sạch vết bệnh sau đó sử dụng Vaccin + Siêu đồng pha với tỉ lệ 1:1 quét đều lên vết bệnh để sát trùng vết thương và diệt sạch nấm bệnh trên đó.
            • Cùng hỗn hợp dung dịch đó pha đều với nước phun phủ toàn cây để đảm bảo diệt sạch mầm bệnh.
            • Sau khi xử lý vết bệnh, cần bổ sung Canxi cho cây đều đặn 2 tháng/lần để chống tình trạng cây bị nứt thân. Đây là bước xử lý quan trọng mà rất nhiều nhà vườn thường bỏ qua khiến cho bệnh rất nhanh tái phát mà không hiểu nguyên nhân

            2. Nguyên nhân và tác hại các loại sâu gây hại cây chanh

            2.1. Sâu vẽ bùa:

            Đặc điểm:

            • Sâu vẽ bùa trưởng thành thường có màu vàng xe lẫn ánh bạc. Nếu như cánh trước của sâu có hình lá liễu thì cánh sau của chúng nhỏ tựa hình kim.
            • Sâu đẻ những quả trứng hình bầu dục. Khi mới đẻ, trứng có màu trong suốt, sau đó chuyển sang màu trắng vàng.
            • Sâu non mới nở có hình dẹp và chưa hình thành chân. Đến khi phát triển thành nhộng, nhộng sẽ có màu vàng nâu.

            Tác hại:

            Lá sau khi bị sâu vẽ bùa thường quoăn queo, co dúm, biến dạng. Làm giảm quá trình quang hợp, giảm khả năng sinh trưởng của cây, ảnh hưởng đến năng suất. Đồng thời sâu vẽ bùa tạo vết thương hở, là điều kiện cho nấm, khuẩn, sâu bệnh xâm nhập. Là nguyên nhân gây nên các bệnh ghẻ, lở, loét trên cây chanh.

            Giải pháp:

            Để xử lý sâu vẽ bùa trên cây chanh trước tiên bà con tiến hành cắt tỉa, loại bỏ các cành lá, chồi non bị sâu gây hại nặng đem đi tiêu hủy.

            Bà con cho phun phòng trước mỗi lần cây ra lộc non bằng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA để diệt trừ sâu vẽ bùa ở chanh. . Phun xịt ướt đẫm thân cành lá. Bà con cho phun khi cây vừa nhú đọt, sau 7 ngày phun thêm lần 2.

            Bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơphân bón lá, phân trung vi lượng để giúp nâng cao sức đề kháng của cây trồng, cây trồng phát triển tốt lá to, lớp biểu bì dày khiến sâu non khó xâm nhập lá, hạn chế gây hại.

            Bảo vệ các loài thiên địch trong vườn như Kiến vàng và ong các loại ong ký sinh họ Chalcidoidea và Ichneumonidea.

            Thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

            2.2. Nhện đỏ:

            Đặc điểm:

            • Nhện đỏ trưởng thành có 8 chân. Thân của chúng có màu đỏ, có thể nhìn xuyên qua được. Bên trong thân có hai nơi chứa thức ăn là hai đốm màu đỏ đậm.
            • Nhện đỏ đẻ trứng ở cả hai mặt của lá và sát gân. Trứng của chúng nhỏ và bóng láng.
            • Nhện non đã phát triển gần giống với nhện trưởng thành. Tuy nhiên, nếu như nhện trưởng thành có 8 chân thì nhện non mới chỉ có 6 chân

            Tác hại:

            Nhện gây hại bằng cách hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ. Nếu mật độ cao làm lá bị xoăn lại. Gặp điều kiện thuận lợi nhện sinh sản rất nhanh. Làm cho từng mảng lớn của lá bị vàng, khô, thậm chí toàn bộ lá bị khô cháy và rụng, gây thiệt hại lớn.

            Giải pháp:

            Để xử lý nhện đỏ hại cây chanh bà con chủ động phun bằng Nấm xanh nấm trắng kết hợp với Amino acid. Amino acid giúp lá dày, tăng quang hợp. Nấm xanh nấm trắng sẽ ký sinh tiêu diệt cả nhện trưởng thành và trứng nhện trên bề mặt lá nên mật độ sẽ giảm rất nhanh. Bà con phun liên tục 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

            Nếu vườn bị hại nặng thì cứ mỗi đợt ra lộc non xịt thuốc 3 lần: lần 1 khi vừa nhú đọt, lần 2 khi đọt ra rộ và lần 3 khi lá bánh tẻ.

            Khi cây cho trái cũng nên xịt thuốc 3 lần: lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi tượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.

            Cắt tỉa tạo thông thoáng cho vườn cây.

            Mùa nắng, tưới nước đầy đủ để làm tăng ẩm độ vườn cây.

            2.3. Rệp:

            Đặc điểm:

            Rệp hại chanh thường có 2 loại là rệp sáp và rệp vảy

            • Rệp sáp có hình bầu dục với nhiều sợi sáp màu trắng ở trên thân. Rệp đực thường nhỏ hơn rệp cái. Trong khi rệp đực có cánh thì rệp sáp lại không có cánh.
            • Rệp vảy lại có nhiều loại với nhiều màu sắc như đen, nâu, xanh.

            Tác hại:

            Rệp gây hại ở đọt non, lá non, hoa, trái…và cả rễ cây có múi. Trong quá trình sống rệp bài tiết nhiều đường mật, làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển. Nếu mật độ cao, gây hại nặng, rệp có thể làm cho rễ cây bị hư thối, cây bị suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết.

            Giải pháp:

            Để xử lý rệp sáp hại cây chanh trước hết bà con cần cắt tỉa loại bỏ phun CNX-RS nhằm tiêu diệt rệp. Bà con cho phun hai lần cách nhau 3 ngày. Đồng thời, kết hợp thêm Phân bón lá giúp cây tăng khả năng kích kháng, bảo vệ cây trồng.

            Trồng đúng mật độ để vườn luôn được thông thoáng.

            Vệ sinh vườn tược thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá để vườn luôn thông thoáng. Chăm sóc để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.      

            Vệ sinh dụng cụ thu hoạch, dụng cụ làm vườn hạn chế sự phát tán.

            Trong điều kiện cây bị nhiễm nhẹ có thể dùng nưới rửa trôi: Rệp sáp có thể bị rửa trôi với vòi nước mạnh và liên tục.

            2.4. Sâu đục thân

            Đặc điểm:

            Sâu đục thân hại chanh là ấu trùng của bọ cánh cứng Xén Tóc. Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Ấu trùng sau khi nở sẽ men theo đường đó xâm nhập vào thân cây.

            Tác hại:

            Khi cây bị hại là lá cành bị héo. Khi bị hại nhẹ, lá chỉ héo vào lúc trời nắng, nhiệt độ cao, ban đêm phục hồi. Khi bị nặng mức độ héo càng nặng, thời gian héo ngày càng kéo dài. Mức độ lây lan của sâu đục thân này rất nhanh. Có thể dẫn đến huỷ diệt cả vườn cây lớn. Khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc.

            Giải pháp:

            • Tiêu diệt xén tóc trưởng thành: dùng bẫy đèn để thu hút và bắt thủ công. Nhà vườn nên sử dụng Nấm xanh nấm trắng phun vườn để kiểm soát mật độ xén tóc.
            • Đối với những ấu trùng đang ẩn nấp trong thân cây, cần bơm trực tiếp WAO AKA vào lỗ đục trên thân để tiêu diệt chúng.
            • Phun xịt WAO AKA khắp vườn để tiêu diệt trứng ấu trùng chưa nở. Lưu ý phun kĩ các kẽ, hốc cây, chạc cây là những nơi xén tóc thường đẻ trứng.

            Trên đây là các loại sâu bệnh gây hại cây chanh mà tôi tổng hợp và chia sẻ đến bà con. Để xử lý được các loại sâu bệnh này, bà con cần xác định đúng loại để có giải pháp phù hợp. Mỗi loại sâu bệnh trên đây đều có những giải pháp riêng. Những bài viết sau tôi sẽ đi sâu vào phân tích từng loại sâu bệnh cụ thể và hướng giải quyết hiệu quả, bà con tham khảo nhé!

            Đọc thêm:

            Để lại thông tin vào Form dưới đây để được kỹ thuật Wao tư vấn miễn phí nếu vườn bạn đang gặp vấn đề !