Đăng bởi Để lại phản hồi

Chữa dứt điểm bệnh thối rễ vàng lá trên cây mít nhanh chóng

Bệnh thối rễ vàng lá trên cây mít nguyên nhân chủ yếu là do các chủng nấm gây nên, rất khó để chữa trị bệnh, dẫn đến cây bị chết. Việc xử lý cây bị vàng lá thối rễ cần phải thực hiện đúng cách, đúng quy trình thì cây mới có khả năng sống. Chính vì thế bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bà con chữa dứt điểm cây mít vàng lá thối rễ nhanh chóng.

1. Nguyên nhân gây bệnh thối rễ vàng lá trên cây mít

Bệnh thối rễ vàng lá trên cây mít thường xuất hiện vào mùa mưa. Nguyên nhân chính là do bộ rễ của cây bị nấm Fusarium sp, Pythium sp, Phytophthora sp, Rhizoctonia sp,… và tuyến trùng tấn công, từ đó hình thành các vết thương, tạo môi trường thuận lợi cho nấm bệnh phát triển mạnh.

Ngoài các chủng nấm là tác nhân chính gây ra bệnh thối rễ vàng lá trên cây mít thì có có một số nguyên nhân sau:

  • Đất bị chua, độ pH thấp hơn 5. Khi đất chua hay pH thấp không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây, nhưng nó làm giảm khả năng hấp thụ của các nguyên tố Na, Ca, K, Mg. Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng các ion Nhôm tự do gây bất lợi cho cây trồng. Đất càng chua thì các ion Nhôm càng nhiều sẽ gây độc cho hệ rễ, làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển được. Hệ rễ bị nhiễm độc làm giảm sức đề kháng của bộ rễ là yếu tố thuận lợi để nấm bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa.
  • Đất quá chặt, không tơi xốp đẫn đến nước khó thoát, bị ngập úng trong mùa mưa gây ra các bệnh về rễ ở cây mít. Nước ngập làm chết vi sinh vật có lợi, khiến rễ cây thiếu oxy để hô hấp, vì vậy rễ sẽ tự động chuyển sang hô hấp hiếu khí. Quá trình hô hấp hiếu khí sẽ sản sinh ra các chất hữu cơ độc hại làm thối các đầu rễ non, nấm bệnh sẽ tấn công gây ra bệnh thối rễ vàng lá.
  • Sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ và thuốc BVTV khiến đất chai cứng, xót rễ, là cửa ngõ để nấm bệnh xâm nhập và gây hại.

2. Biểu hiện bệnh thối rễ vàng lá trên cây mít

Quan sát toàn vườn, nhận thấy vườn cây suy yếu, cành nhánh phát triển rất kém, lá vàng cục bộ từng khu vực trong vườn hoặc lá vàng trên từng cây, từng nhánh.

Cả phiến lá và gân lá đều bị vàng.

Biểu hiện cây mít bị vàng lá
Biểu hiện cây mít bị vàng lá

Trên một cây, có thể chỉ một vài nhánh có lá bị vàng, kiểm tra rễ ở khu vực hình chiếu tán cây, chúng ta sẽ thấy hầu hết rễ bị đen, thối, khi nhổ lên, vỏ rễ bị tuột ra.

Trên những cây bị bệnh nặng, khi nhổ rễ để quan sát, chúng ta không thấy rễ tơ trắng mà toàn bộ rễ tơ và rễ cái đều bị đen, hư thối.

3. Cách khắc phục bệnh thối rễ vàng lá trên cây mít

Cắt bỏ đi các phần lá bị vàng để giảm thiểu nhu cầu dinh dưỡng.

Sau đó bà con sử dụng bộ giải giáp đặc trị vàng lá thối rễ WAO BOOM tưới vào gốc nhằm tiêu diệt nấm gây bệnh, kích thích hệ rễ tơ phát triển, ổn định pH đất, tạo điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật có lợi sinh sôi, phát triển.

Pha 1 bộ WAO BOOM với 1000 lít nước tưới liên tiếp 2 lần cách nhau 1 tuần, Bà con có thể tưới cả mặt liếp hoặc cây còn nhỏ mà trồng thưa bà con tưới ướt đẫm gốc theo hình chiếu của tán cây. Tưới mỗi gốc từ 7-15 lít (tùy vào độ tuổi của cây).

Lưu ý: Trong thời gian cây bị bệnh bà con tuyệt đối không được bón phân NPK. Và không tưới thêm bất kỳ loại thuốc hóa học nào vào đất trong thời gian xử lý bệnh.

4. Làm thế nào để phòng tránh bệnh thối rễ vàng lá trên cây mít

Bà con nên sử dụng nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân chuồng bón gốc cho cây nhằm giúp chống lại các loại nấm có hại. Trichoderma giúp thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất xơ rất tốt cho quá trình ủ phân hữu cơ làm phân bón lót cho cây trồng.

Bà con nên chủ động tưới phòng vàng lá bằng bộ giải pháp WAO BOOM định kỳ 3 tháng/lần giúp tiêu diệt các loại nấm gây hại tồn tại sẵn trong đất, giúp ổn định pH đất

Đất trồng phải cao ráo, thoát nước tốt. Nếu vườn thấp phải làm bờ bao để kiểm soát nước trong mùa mưa lũ.

Thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Cây mít vàng lá thối rễ không còn là căn bệnh khó chữa nếu bà con chủ động phòng ngừa kịp thời. Chúc bà con thành công

Tìm hiểu thêm:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây mít

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây mít thường hay xuất hiện trên một số loại cây trồng kinh tế cao như mít, sầu riêng, cam, quýt, bưởi,… Bệnh gây hại mạnh ở phần gốc cây khiến cho vỏ cây bong tróc nghiêm trọng, bệnh khiến cây không hút được đều nước và dinh dưỡng lên trên. Nếu để kéo dài cây sẽ chết

1. Nguyên nhân của bệnh nứt thân xì mủ trên cây mít

 Cây mít bị nứt thân xì mũ
Cây mít bị nứt thân xì mũ

Bệnh nứt thân xì mủ nguyên nhân chính do nấm Phytophthora gây ra. Bệnh thường xuất hiện nhiều khi cây bị thiếu canxi. Cây thiếu canxi sẽ khiến vỏ cây, võ trái dễ bị nứt khi thời tiết thay đổi đột ngột do nắng mưa. Khi vỏ cây bị nứt, nấm Phytophthora sẽ xâm nhập khiến cho cây bị chảy nhựa (xì mủ).

Ngoài ra vườn có mật độ cây trồng dày, vào mùa mưa ở các vườn thoát nước kém, độ ẩm không khí cao cũng là nguyên nhân khiến cây mít bị nứt thân xì mủ.

2. Biểu hiện của bệnh nứt thân xì mủ

Trên thân: những giọt nhựa màu trắng tiết ra từ vết loét trên vỏ thân, khi lớp vỏ được cạo đi có thể thấy những vệt hóa nâu chảy dọc theo mạch dẫn, mở rộng dần, tạo ra vết nứt dọc thân và có mùi thối.

Dưới rễ: xuất hiện những vết loét nhỏ, vết loét nhanh chóng lan rộng làm rễ thối.

Biểu hiện cây mít bị nứt thân xì mủ
Biểu hiện cây mít bị nứt thân xì mủ

Bệnh làm cho cây chậm phát triển, lá vàng rũ và rụng dần.

3. Cách khắc phục triệt để nứt thân xì mủ trên cây mít

3.1. Cách khắc phục

Để khắc phục triệt để nứt thân xì mủ bà con cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Cạo vết thương bị xì mủ

Cạo bỏ những phần tế bào vỏ chết đen và thối tại khu vực bị xì mủ (lưu ý: không nên cạo sâu vào phần lõi vì cây rất lâu mới có thể tái tạo lại phần lõi). Sau khi cạo xong pha Vaccin kết hợp với Siêu đồng với liều lượng 1ml Vaccin: 2ml Siêu đồng: 10 lít nước. Dùng cọ trét thuốc lên trực tiếp vết cạo để thuốc tiếp xúc tiêu diệt nấm bệnh làm khô vết bệnh và sẽ không xì mủ nữa.

Bước 2: Phun chế phẩm sinh học tiêu diệt triệt để nấm bệnh

Bà con sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng pha với 200 lít nước phun xịt ướt đẫm thân, cành, lá và tưới xung quanh gốc nhằm tiêu diệt sạch nấm bệnh,. Bà con phun 2 lần cách nhau 3-5 ngày. Sử dụng kết hợp thêm phân bón trung vi lượng cao cấp Sao đỏ tưới gốc để tăng cường canxi cho cây một cách nhanh nhất.

3.2. Cách phòng bệnh

Bà con hạn chế bón đạm ở các vườn có cây đang bị bệnh.

Vườn trồng thoát nước tốt

Thường xuyên cắt tỉa cành tạo tán cho cây, làm cỏ tạo điều kiện thông thoáng cho vườn.

Các cành lá bệnh cần thu gom tiêu hủy tránh lây lan bệnh.

Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng đã ủ mục để bổ sung các vi sinh vật có lợi cho đất.

Thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

Tìm hiểu thêm:

Để lại thông tin yêu cầu hỗ trợ tư vấn từ chuyên gia: