Đăng bởi Để lại phản hồi

Phòng Trừ bệnh chổi rồng “đầu lân” trên Nhãn

Bệnh chổi rồng là bệnh đặc biệt nghiêm trọng trên cây nhãn. Bệnh tấn công và gây hại trực tiếp trên các đợt đọt non và hoa nhãn. Nhìn từ xa biểu hiện của bệnh giống như một tổ chim hoặc dạng cây chổi, chính vì vậy chúng được gọi là chổi rồng hay nông dân miền Nam gọi là “đầu lân”

1. Tác nhân gây bệnh:

– Do vi khuẩn thuộc nhóm GammaProteobacteria gây ra. Chúng sống trong mạch dẫn của cây, trên các đọt non và hoa.

– Bệnh được lan truyền qua trung gian truyền bệnh là nhện lông nhung (Eryophyes dimocarpi). Chúng rất nhỏ không thể thấy bằng mắt thường, phát triển và gây hại mạnh vào những tháng mùa nắng. Chúng tấn công gây hại và truyền bệnh từ khi các chồi non và nụ hoa mới nhú. Khi cây không có lá non, chúng chích hút trên lá già nhưng không lộ triệu chứng. Nhưng chúng lưu tồn và sẽ tấn công trên các đọt non mới nhú và gây hại.

– Bệnh gây hại nặng nhất trên giống Nhãn tiêu da bò, Nhãn tiêu lá bầu, Nhãn super. Nhãn lồng ít nhiễm hơn, đặc biệt là giống Nhãn xuồng cơm vàng chưa thấy bị nhiễm.

2. Cách phòng trị:

Để phòng trị tốt trước hết cần loại bỏ triệt để mầm bệnh (cắt bỏ cành nhiễm bệnh) và xử lý trung gian truyền bệnh nhện lông nhung. Chúng ta có thể áp dụng những biện pháp sau đây:

Giải pháp kỹ thuật:

Về Giống:
– Nhân giống cần tránh những cây đã bị bệnh
– Có thể áp dụng ghép chuyển đổi giống Nhãn xuồng cơm vàng ít bị bệnh lên gốc các giống nhãn thường bị bệnh gây hại mạnh

Kỹ thuật canh tác:
– Cắt bỏ toàn bộ các cành, lá, hoa bị nhiễm bệnh đem xử lý tránh bệnh phát tán.

– Sau thu hoạch cắt tỉa, dọn vệ sinh cho vườn thông thoáng giảm khả năng cư trú của nhện (cắt cành sâu khoảng 50cm, sau khi cắt phun thuốc trừ nhện CNX-RS + SIÊU ĐỒNG)

– Tránh để cành, lá tiếp xúc với mặt đất tạo điều kiện cho nhện di chuyển lên cây.
– Loại bỏ các cây ký chủ như bồ ngót, cây bóng nẻ,…
– Bón phân cân đối để xử lý đọt non, ra hoa đồng loạt nhanh. Đọt to khỏe sẽ dễ quản lý nhện và hạn chế bệnh.
– Tiếp tục cắt tỉa nếu chồi mới vẫn xuất hiện bệnh.
– Phun nước áp lực lớn trong mùa nắng để cuốn trôi nhện, đồng thời tạo ẩm độ cao làm trứng nhện không nở được.

Biện pháp phòng trừ:

(Chỉ áp dụng phòng trừ nhện, không áp dụng với vi khuẩn gây hại trực tiếp)

– Sau khi cắt tỉa phải phun thuốc trừ nhện CNX-RS và thuốc CNX-SIÊU ĐỒNG giúp loại bỏ nhện còn sót lại trên tán lá già và sát trùng vết thương do cắt tỉa.

– Khi áp dụng thuốc nên hòa dầu khoáng giúp thuốc lan tỏa tốt hơn và đạt hiệu quả phòng trừ cao hơn. Dầu khoáng cũng có tác dụng phòng trừ nhện rất tốt.

– Biên pháp này chỉ hữu hiệu khi phun thuốc tiếp xúc trên toàn tán cây, lá.

Chú ý : – Lứa đọt thứ hai bệnh thường phát triển bệnh nhiều hơn lứa đọt thứ nhất nên càng chú ý phun xịt và quản lý bệnh thật kỹ.

– Nên áp dụng các giải pháp trên một cách đồng loạt trên diện rộng (tổ chức phun đồng loạt) thì mới mang lại hiệu quả cao

Bài viết liên quan:

>>Phòng trừ các loại sâu bệnh phá hoại trên nhãn

>>Kỹ thuật để dơi không phá hoại nhãn

>>Kỹ thuật chăm sóc nhãn, vãi thời kỳ ra hoa

Đăng bởi 2 phản hồi

Kỹ thuật để Dơi không phá Nhãn

Cứ đến mùa thu hoạch nhãn là dơi lại đến phá hoại, chỉ sau một đêm chúng có thể ăn trụi một cây nhãn. Và nếu không có cách phòng chống tốt, chúng sẽ gây thiệt hại rât lớn đến kinh tế của bà con. Vậy phòng chống dơi bằng cách nào? Sau đây là một số cách bà con có thể tham khảo:

Chỉ sau một đêm ghé thăm, đàn dơi có thể ăn sạch cả một cây nhãn

Các biện pháp phòng chống dơi phá hoại nhãn:

Biện pháp bao trái:

– Bao trái bằng bao giấy, bao vải, bao nilon hoặc bằng bao chuyên dùng để bao vải (có bán ở các cửa hàng giống cây ăn trái hoặc cửa hàng nông dược…)

– Dùng lưới nilon bao hết cả cây hoặc bao kín những khu vực có nhiều trái. Sau vụ thu hoạch nhãn lại cất lưới đi để vụ sau sử dụng.

Thu hái trái tập trung:

– Thu hái dứt điểm cho từng cây, từng vườn trong ngày. Không hái dở dang rồi để lại qua đêm, vì ngay trong đêm đó dơi sẽ kéo về phá hại rất mạnh.

Xử lý ra hoa:

– Xử lý cho nhãn ra hoa kết trái tập trung đồng loạt trên diện rộng. Tránh để nhãn ra trái lai rai rất dễ bị dơi gây hại nặng vì lúc nào cũng có sẵn thức ăn.

Biện pháp vật lý:

– Trước khi thu hoạch trái khoảng 15 ngày, dùng cóc, nhái, chuột giã dập cho chết thối rồi buộc vào các đầu que. Đem treo lên cây, ba con vật này làm cho dơi sợ không dám tới gần.

– Dùng ống tre hoặc ống nước bằng nhựa loại nhỏ cắt thành từng đoạn dài khoảng 10cm. Thấm dầu nhớt, cặn thuốc trừ sâu có mùi hôi nồng vào giẻ. Nhét vào ống rồi treo lên cây dơi sẽ ít đến gây hại.

Tin liên quan:

>>Cách diệt bọ xít hại nhãn

>>Phòng trừ sâu bệnh phá hoại nhãn

>>Phòng trừ bệnh chổi rồng trên nhãn

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Nhãn là cây ăn trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Là loài cây nhiệt đới lâu năm, quả chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấy khô hay đóng hộp. Là cây dễ trồng nhưng để đạt năng suất và chất lượng quả nhãn như ý muốn thì không phải ai cũng làm được.

Đặc điểm cây nhãn:

– Là cây ưa nắng, nếu bị rợp nhãn sẽ ít quả. Chỉ những cành nhận đầy đủ ánh nắng mới cho trái tốt.

– Nhiệt độ thích hợp cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là từ 21–27 độC. Mùa hoa nở cần nhiệt độ cao hơn là 25–31 độ C. Mùa đồng kéo dài nhiệt độ thấp là điều kiện để nhãn phân hóa mầm hoa.

– Nhãn có thể trồng trên nhiều loại đất. Tuy nhiên đất trồng thích hợp nhất là đất cát, đất pha cát, đất cát giồng, đất phù sa ven sông, không thích hợp trồng trên đất sét nặng.

1. Thời vụ trồng:

Một năm có 2 mùa vụ chính gieo trồng cầy nhãn thích hợp nhất. Ở Miền Bắc: tháng 2 – 3 và tháng 8 – 9 và Miền Nam: Đầu và cuối mùa mưa

– Trồng vào cuối mùa mưa nếu đủ lượng nước tưới (tháng 10-11 dương lịch) để đến mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng sẽ phát triển tốt hơn.

– Nếu trồng vào mùa mưa ( khoảng tháng 5 – 6 dương lịch ) cần chú ý thoát nước. Vì nếu mưa nhiểu đất nén chặt nhãn dễ bị chết do rễ bị chặt quá.

2. Chuẩn bị đất trồng:

– Rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây.

– Ở các vùng ĐBSCL nên trồng nhãn trên mô. Mô đất đắp thành hình tròn rộng 6 – 8 tấc, cao 5 – 7 tấc. chú ý đến việc bờ bao, cống bọng thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ.

– Những vùng đất cao đào hố kích thước 60x60x60cm hoặc 80x80x80cm.

– Trộn đều 15-20kg phân chuồng hoai mục bằng TRICODERMA, 0,5kg NPK 16–16–8  và  0,5–1,0kg vôi với đất mặt dùng làm mô, hoặc lấp vào hố bón lót.

3. Chọn Giống:

– Nhãn tiêu da bò: nhãn tiêu huế, tiêu lá bầu, tiêu đường…là những loại nhãn đang đc nhà vườn ưa chuộng (phát triển nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 2 năm cho 3 vụ trái…).

– Nhãn long: dễ trồng, cho năng suất nhưng chất lượng không cao (hạt to, cơm mỏng, nhiều nước…).

– Nhãn giồng da bò: phẩm chất khá, cơm ráo, dày cơm , 1 năm thu 1 vụ.

– Nhãn xuồng cơm vàng: được bà con khá ưa chuộng, trái to, dày cơm nhưng năng suất không cao.

Cây giống nhãn xuồng cơm vàng

4. Cách trồng:

– Nhãn được trồng với khoảng cách 5x6m hoặc 6x6m tùy vào từng chất đất và mô hình trồng, trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như rau, đậu, ổi…

– Cách trồng: Khoét lỗ trên mô (hốc) vừa với bầu cây con. Nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặc bầu cây vào lỗ lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc. Cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ). Tưới đẫm nước sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây.

5. Chăm sóc:

– Sau khi trồng cần phủ gốc bằng rơm rạ và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ.

– Khi cây lên cao được 80 – 100cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên. Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh,…

Nên tỉa vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 vào những ngày nắng (thời gian sau vụ thu hoạch quả).

Làm cỏ, xới xáo: làm cỏ thường xuyên tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại.

Kết hợp xới xáo đất làm thông thoáng giúp bộ rể tăng cường trao đổi chất. Không dùng cuốc lưỡi xới sâu làm tổn thương bộ rễ. Tuyệt đối không diệt cỏ bằng các hóa chất trong vườn (ảnh hưởng đến rẽ non phát triển)

Tưới, tiêu nước: Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt.

Rất cần nước nhưng lại là cây chịu úng kém nên cần có hệ thống thoát nước trong mùa mưa. Đối với những vườn có nguy cơ bị ngập trong mùa mưa lũ thì nên có hệ thống bờ bao vững chắc để kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.

Bón phân: Tùy vào tình trạng cây, tuổi cây, điều kiện đất đai mà có chế độ bón phân khác nhau.

Tham khảo:

>>Mời bà con tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật bón phân cho cây nhãn tại đây

>>Tham khảo phân bón lá sinh học – công dụng, cách thức sử dụng

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ Thuật Chăm Bón Khi Nhãn Ra Hoa

Thời tiết bất thường làm ảnh hưởng không nhỏ đến cây vải, cây nhãn trong giai đoạn ra hoa đậu quả. Gây sụt giảm đáng kể sản lượng quả trên cây. Vậy chăm sóc như thế nào để cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả từ đó làm tăng năng suất,chất lượng của quả?.

 

Chăm sóc nhãn, vải thời kỳ ra hoa tốt sẽ cho năng suất cao

 

Tuy khác nhau về giống nhưng vải và nhãn cùng chung một thời điểm ra hoa và đậu quả. Hoa nở vào thời điểm tháng 2-3 hàng năm. Nhưng nếu rét đến muộn, mưa nhiều và độ ẩm cao hoa sẽ nở sớm. Thời tiết rét đậm, hạn nặng cuối năm kèm theo mưa đến muộn sẽ làm chậm quá trình nỡ hoa.

1. Bí kíp chăm sóc cây vải, nhãn thời kỳ ra hoa:

– Sau khi thu hoạch tiến hành cắt tỉa, tạo tán, bón phân, tưới nước để cho cây ra lộc hè, lộc thu tốt nhất.

– Khống chế không cho cây ra lộc đông bằng các biện pháp cuốc rãnh khoanh cành cho cây. Sao cho đợt lộc cuối cùng của vải phải trước ngày 30/10, còn với nhãn là trước 15/11.

– Cắt lộc, hãm khô nếu cây phát lộc trong thời gian phân hóa mầm hoa. Phân hóa mầm hoa tốt nhất ở nhiệt độ dưới 15 độ, thời gian phân hóa mần hoa kéo dài 240h (10 ngày).

– Việc cắt tỉa lá non cũng rất quan trọng. Thời tiết thay đổi làm lộc non ra mạnh, nếu không cắt tỉa sẽ làm giảm số quả sau này.

 

Làm thế nào nếu cây không ra hoa?

– Trường hợp cây không ra hoa ngoài cắt lộc cần tiến hành phun Phân bón lá sinh học A4 nhằm thúc đẩy quá trình ra hoa, đồng thời bịt kín các vết khoanh gốc bằng băng dán đen, trời mưa cần che phủ gốc.

– Hoa ngắn hoặc hoa đang phát triển gặp thời tiết rét làm hoa ngừng phát triển sử dụng Phân bón là sinh học A4 có chứa hàm lượng Bo tăng sức sống hạt phấn, acid amin, trung vi lượng kích thích kéo dài hoa.

– Trong thời kỳ ra hoa, nếu gặp mưa nhiều thì nước mưa chính là yếu tố gây trở ngại đến quá trình đậu quả của cây. Cần rung nhẹ cây cho rơi hết nước sau mưa tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn.

– Khi vải nhãn kết thúc quá trình ra hoa, quả non bắt đầu hình thành, một số quả thường rụng xuống do sâu bệnh hoặc thiếu vi lượng trong quá trình chăm sóc, từ đó gây thất thu, mất mùa cho người trồng. Phun Phân bón lá sinh học A4 bổ sung Bo + Ca tăng đậu quả và giảm rụng quả.

 

2. Ngoài ra trong giai đoạn này cần chú ý các loại sâu bệnh sau:

– Bệnh sương mai, thán thư : Với các loại bệnh này cần theo dõi sát sao để phòng trị kịp thời. Nếu phát hiện thấy bệnh phun Siêu Đồng + Elicitor 250

– Sâu đo, sâu xanh, bọ xít : Sử dụng CNX-RS để phòng trừ.

– Bệnh nám quả do thán thư : Sử dụng Siêu Đồng + Elicior 250

Chú ý : – Tránh phun thuốc lúc hoa đang nở, trước và sau khi nở có thể phun bình thường.

– Tỉa cành, tạo tán làm thông thoáng cho vườn.

– Tránh làm đọng nước và không bón đạm trong thời gian ra hoa của cây.

 

Tin liên quan:

>>Phòng trừ sâu bệnh gây hại trên nhãn

>>Phòng trừ bệnh chổi rồng trên nhãn

>>Cách diệt bọ xít hại nhãn