Đăng bởi Để lại phản hồi

Nhện đỏ hại sầu riêng và biện pháp phòng trừ hiệu quả

Nhện đỏ hại sầu riêng đang là nỗi lo của nhiều nhà vườn trồng sầu trên cả nước. Nhện gây hại gây hại bằng cách ăn biểu bì mặt lá, tạo thành những chấm trắng li ti và tiết độc tố. Khi bị nhiễm nặng lá chuyển màu vàng và rụng, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái và nuôi trái của cây. Bài viết này WAO cùng bà con tìm hiểu về nhện đỏ và biện pháp phòng trừ hiệu quả nhện đỏ hại sầu riêng.

1. Đặc điểm hình thái và sinh học của nhện đỏ

Nhện đỏ có tên khoa học là Tetranychus cinnabarinus Boisd với họ Tetranychidae, thuộc bộ Acarina. Chúng có 5 giai đoạn phát triển trứng, ấu trùng, hai giai đoạn nhộng trần và giai đoạn trưởng thành

Kích thước của con trưởng thành rất nhỏ khoảng 0.3 – 0.4mm, toàn thân phủ lớp lông trắng lưa thưa.

Vòng đời của nhện đỏ kéo dài 22 ngày. Trứng 3-4 ngày, sâu non 2-5 ngày, tiền ấu trúng 1-2 ngày, ấu trùng 1-3 ngày.

2. Cách thức gây hại của nhện đỏ hại sầu riêng

Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới lá .

Chúng sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, cả nhện trưởng thành và nhện non đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi.

Nhện đỏ gây hại làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa bị hại có thể bị thối, rụng. Nhện còn truyền bệnh virus cho cây.

Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng, do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng.  

3. Dấu hiệu nhận biết nhện đỏ hại sầu riêng

Nhện ăn biểu bì mặt dưới lá (chủ yếu ở lá già, không ăn những lá non mới nhú), tạo thành những chấm trắng li ti.

Lá bị nặng chuyển sang màu vàng xám (giống như có lớp bụi bám trên bề mặt)

Nhện đỏ tạo thành những chấm trắng li ti trên lá sầu riêng
Nhện đỏ tạo thành những chấm trắng li ti trên lá sầu riêng

Lá khô lại và sau đó rụng dần, làm giảm khả năng quang hợp.

Nhện đỏ gây hại trên lá sầu riêng
Nhện đỏ gây hại trên lá sầu riêng

Thời kì làm bông nếu gặp nhện đỏ tấn công sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái, cây suy yếu – thiếu dinh dưỡng dẫn đến rụng bông và trái non.

Bà con kiểm tra bằng cách rũ nhẹ lá nghi bị nhện đỏ lên tờ giấy trắng, nếu thấy có những con vật nhỏ chuyển động thì đó là nhện.

4. Cách phòng trị nhện đỏ hại sầu riêng

Cách trị:

  • Xử lý nhện đỏ hại sầu riêng bằng cách phun kết hợp CNXRS với Amino acid

Amino acid sẽ làm dày lá, tăng diệp lục. CNX-RS với thành phần chính là Nấm xanh nấm trắng ký sinh tiêu diệt cả nhện trưởng thành và trứng nhện trên bề mặt lá. Nấm xanh sẽ ký sinh lên thân chi đốt rồi xâm nhập vào trong gây bệnh, làm nhện chán ăn, làm mất khả năng gây hại. Nấm trắng sau khi xâm nhập qua biểu bì vào khoang cơ thể của nhện, tiêu diệt các tế bào của nhện khiến nhện chết.

  • Bà con nên xịt ướt đẫm cả hai mặt của lá. Nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3 ngày để trị nhện.

Cách phòng:

  • Khi bước vào mùa nắng, bà con nên chủ động phun ngừa nhện đỏ bằng CNX-RS kết hợp với Amino acid.
  • Tưới phun sương thường xuyên:

Mùa nắng ta nên phun nước lên cây để giảm mật độ nhện, vì nhện rất thích sống ở môi trường khô ráo, khi ta phun nước lên lá sẽ làm môi trưởng của chúng bị thay đổi đột ngột, khiến chúng bị đào thải.

Trước khi cây ra hoa đậu quả, bà con tưới nước thường xuyên để quá trình quang hợp của cây tốt hơn, từ đó cung cấp dinh dưỡng cho cây nhiều hơn.

  • Thiên địch của nhện đỏ:

Thiên địch có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt nhện đỏ vì vậy tạo môi trường thuận lợi để thiên địch phát triển. Một số loài thiên dịch của nhện đỏ: bọ rùa, bọ cánh cộc,…

Nhện đỏ hại sầu riêng làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây cũng như năng suất và chất lượng trái, vì vậy điều quan trọng là phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. Bà con nên chủ động phun phòng ngừa định kỳ hàng tháng bằng các chế phẩm sinh học an toàn với con người và môi trường.

Tìm hiểu thêm:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Hãy gọi đến Hotline 0978.497.345 hoặc gửi liên hệ cho WAO theo mẫu dưới đây ngay khi bạn gặp bất kỳ vấn đề nào ở trên cây trồng.



    Đăng bởi Để lại phản hồi

    Xén tóc đục thân sầu riêng – Kẻ đánh lén cần xử lý ngay

    Xén tóc đục thân sầu riêng thường xuất hiện vào thời kì sầu riêng bước sang giai đoạn kinh doanh, chúng tấn công và phá hoại thân, cành, quả làm năng suất giảm đáng kể. Nếu bà con không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

    1. Đặc điểm hình thái và sinh học xén tóc đục thân sầu riêng

    Xén tóc có thân màu nâu đen, dài từ 2,5 – 4cm. Râu rất dài, màu đỏ, bằng hoặc hơn thân mình (con đực);

    Trên cánh cứng có những đốm gồ màu đen hoặc nâu. Ngực trước có u nhỏ trông gồ ghề, mỗi bên có một gai đưa ra giống như 2 sừng. Thành trùng ăn mật và phấn hoa hoặc các phần non của đọt cây.

    Trứng hình tròn, màu trắng được đẻ rải rác trong các vết nứt của vỏ cây. Trứng nở trong thời gian từ 2 – 3 ngày.

    Ấu trùng có thân màu vàng nhạt, vòng đời dài, có thể đến 7 – 8 tháng ngay bên trong thân cây, do đó khả năng phá hại rất cao.

    Ấu trùng mới nở rất mềm yếu nhưng khoảng trên 1 tuần nó trở nên cứng bình thường và rất linh động.

    Trước khi làm nhộng ấu trùng đục một lỗ để sau thành trùng chui ra. Thời gian nhộng có thể từ 1 đến 2 hay 3 tháng.

    2. Cách thức gây hại của xén tóc đục thân sầu riêng

    Thành trùng thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn vào đầu mùa mưa.

    Thành trùng cái đẻ trứng trong các cháng ba của cây, trong các vết nứt hay vết thương ở trên thân cây.

    Ấu trùng sau khi ăn vỏ cây thành những đường ngoằn nghoèo không đều nhau. Càng lớn ấu trùng ăn càng nhiều và gây ra tiếng động rất dễ nghe thấy.

    Sau đó chúng đục vào thân theo hướng từ dưới lên trên.

    Đôi khi không có điểm thích hợp để đục vào, ấu trùng di chuyển dần xuống phía dưới gốc và đục chui vào bên trong làm thành những đường ngoằn nghèo bên trong thân. Các đường này chứa phân do chúng thải ra.

    Nấm mốc sẽ theo các vết đục này xâm nhập tiếp theo sau. Đường đục có thể dọc theo bên ngoài thân cây hay đi thẳng vào trung tâm, và đường đục càng lớn dần với tuổi của ấu trùng.

    3. Dấu hiệu nhận biết xén tóc đục thân sầu riêng

    Trên thân chính, cành lớn quan sát thật kỹ bà con sẽ thấy vị trí mà sâu xâm nhập, ở đấy sẽ có một lỗ nhỏ, xung quanh miệng lỗ có một lớp bột nhỏ màu nâu như mùn cưa. Đó chính là phân sâu đùn ra.

    Xén tóc đục thân tạo ra lớp bột nhỏ như mùn cưa
    Xén tóc đục thân tạo ra lớp bột nhỏ như mùn cưa

    Vào lúc sáng sớm, quan sát trên thân cây sẽ thấy những vết ướt đẫm nước, vết nước này chính là nhựa cây ứa ra, ở trung tâm sẽ có lỗ tròn nhỏ. Dấu vết này sẽ khô lại khi trời nắng lên, nên sẽ không nhận ra là cây đã bị chúng tấn công.

    Vết thương do xén tóc đục thân gây ra đẫm nước
    Vết thương do xén tóc đục thân gây ra đẫm nước

    4. Cách xử lý và phòng trừ xén tóc đục thân sầu riêng

    4.1. Xử lý

    Khi xuất hiện xén tóc đục thân gây hại bà con cần tiến hành các bước sau đây:

    Bước 1: Bà con tiến hành khui lỗ đục rồi bắt sống xén tóc đục thân.

    Bước 2: Sử dụng giải pháp WAO AKA pha với 200 lít nước phun ướt đẫm thân, cành, những nơi mà xén tóc tập trung đẻ trứng.

    • WAO AKA với thành phần chính là Bacillus Thurigiensis, một loài vi khuẩn có khả năng tiết ra tinh thể độc gama – endotoxin, khi xén tóc ăn phải độc tố này sẽ tê liệt thần kinh, ngừng ăn và chết sau 2-3 ngày.
    • Bên cạnh đó, virus nhân đa diện (NPV) sẽ lây nhiễm và tạo ra những trận dịch kéo dài để tiêu diệt những ấu trùng ẩn nấp sâu bên trong cây và làm ung trứng khiến chúng không thể nở.
    • Vi khuẩn và virus trong WAO AKA tồn tại tới 3 tháng trên cây nên ấu trùng sâu đục thân sẽ không có cơ hội sinh sôi phá hoại.
    • Bà con cho phun 2 lần liên tiếp cách nhau 7 ngày.
    WAO AKA làm ung trứng khiến chúng không thể nở
    WAO AKA làm ung trứng khiến chúng không thể nở

    Bước 4: Kiểm tra nếu chỗ sâu đục đã bị xì mủ thì bà con sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun diệt nấm phytophthora gây bệnh xì mủ thối thân.

    4.2. Phòng trừ

    Có thể dùng bẩy đèn để bắt bớt thành trùng. Vì xén tóc rất thích ánh đèn sáng, vì vậy có thể dùng bẫy đèn để bẫy xén tóc trưởng thành vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, việc này khá mất thời gian nên bà con sử dụng nấm xanh nấm trắng phun xung quanh vườn để tiêu diệt bớt thành trùng. Nấm xanh, nấm trắng là các chủng nấm có khả năng xâm nhập, ký sinh lên thân, chi đốt của xén tóc rồi gây bệnh khiến xén tóc ngừng ăn và chết.

    Bà con nên tiến hành kiểm tra vườn sầu riêng mỗi ngày để có thể phát hiện xén tóc sớm nhất để giải quyết kịp thời và hiệu quả. Vào mùa khô nóng là giai đoạn xén tóc đục thân phát triển mạnh, bà con chủ động phun phòng ngừa toàn vườn bằng WAO AK.

    Bà con nên trồng các loại cây thu hút thiên địch xung quanh khu vực vườn sầu riêng. Các thiên địch của xén tóc đục thân bao gồm các loài họ ong bắp cày và tò vò.

    Thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện xén tóc sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

    Xén tóc đục thân sầu riêng gây hại nặng nề, ảnh hưởng đến giá trị cây trồng, giá trị kinh tế nhà vườn. Vì vậy, việc ngăn chặn chúng cần được làm ngay để vườn sầu riêng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.

    Bạn cần biết:

    Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

    Hãy gọi đến Hotline 0978.497.345 hoặc gửi liên hệ cho WAO theo mẫu dưới đây ngay khi vườn cây sầu riêng của bạn gặp bất kỳ vấn đề nào



      Đăng bởi 2 phản hồi

      Rầy nhảy hại sầu riêng và cách phòng trị

      Rầy nhảy hay còn gọi là rầy phấn là loại côn trùng gây hại mạnh trên cây sầu riêng, chúng gây hại mạnh ở giai đoạn cây sầu riêng ra đọt non, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây sầu riêng.

      1. Đặc điểm hình thái

      Rầy nhảy có tên khoa học là Allocaridara malayensis, thuộc họ Psyllidae và bộ Homoptera.

      Con trưởng thành có chiều dài 3-4mm, cơ thể trong suốt.

      Trứng có màu vàng nhạt, hình bầu dục có một đầu hơi nhọn, kích thước rất nhỏ khoảng 1mm. Trứng được đẻ thành từng ổ (12-14 trứng ở trong mô lá non còn xếp lại chưa mở ra) và trứng có thể được quan sát thấy nếu đưa lá non về phía ánh sáng.

      Ấu trùng 1 tuổi màu vàng, di chuyển rất chậm. 2 tuổi có một ít lông tơ màu trắng ở phần cuối bụng và bắt đầu phủ một lớp sáp màu trắng. 3,4,5 tuổi có các sợi sáp trắng như bông rất dài ở cuối đuôi. Từ tuổi 2 đến tuổi 5 ấu trùng di chuyển rất nhanh khi bị động.

      2. Đặc điểm sinh học rầy nhảy

      Ở cả hai giai đoạn trưởng thành và ấu trùng rầy nhảy gây hại bằng cách chích hút trên lá non. Vì thế chúng thường có mật độ rất cao trong các đợt cây ra đọt lá non.

      Rầy trưởng thành đẻ trứng trong mô lá non và thường sống tập trung mặt dưới lá và gây hại lá non. Rầy trưởng thành có thể sống tới 6 tháng. Còn rầy non thường tập trung trong lá non còn xếp lại.

      3. Biểu hiện của rầy nhảy hại sầu riêng

      Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó bị khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và thu nhập của nhà vườn. Ngoài gây hại trực tiếp cho cây, trong quá trình sinh sống chất bài tiết của rầy còn là môi trường rất tốt cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen bề mặt lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.

      Rầy nhảy gây hại lá sầu riêng
      Rầy nhảy gây hại lá sầu riêng

      Rầy nhảy gây hại nhẹ thì làm lá nhỏ kém phát triển, để lại các vết thương trên lá tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.

      Rầy nhảy gây hại nặng thì làm mép lá bị cháy xoăn lại, dần dần khô và rụng, gọi là hiện tượng “cháy rầy”. Đọt non có thể bị khô, trơ cành, dễ nhầm với triệu chứng do bệnh.

      Rầy chích làm lá bị cháy, quăn queo
      Rầy chích làm lá bị cháy, quăn queo


      Rầy nhảy là loại côn trùng rất phổ biến trên sầu riêng, chúng gây hại giai đoạn sầu riêng ra đọt non, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây sầu riêng. Trong mùa nắng nóng, rầy nhảy phát triển mạnh.

      4. Cách phòng trị rầy nhảy hại sầu riêng

      Cách trị

      Bà con dùng máy bơm tưới nước có áp suất mạnh xịt vào những chỗ có rầy bu bám để rửa trôi bớt rầy.

      Sau đó sử dụng CNX – RS kết hợp Amino acid phun liêu tục cách nhau 3 ngày.

      Bà con sử dụng 2 chế phẩm này tưới quanh gốc cây.

      Cách phòng

      Mỗi khi cây sầu riêng ra đọt non, lá non bà con cần kiểm tra vườn cây thường xuyên, chủ động phun phòng bằng CNX – RS kết hợp Amino acid. Phun thuốc từ khi cây xuất hiện mũi giáo đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra và chuyển sang thành thục

      Ngoài tự nhiên có nhiều loại thiên địch của rầy nhảy như bọ rùa, nhện, bọ cánh lưới, ong ký sinh,…do đó tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển để hạn chế tác hại của rầy.

      Bổ sung dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh, tăng sức đề kháng nhằm chống lại sự tấn công của rầy. Bà con có thể bón phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.

      Bà con thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện rầy sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

      Rầy nhảy hại sầu riêng sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại nếu bà con áp dụng tổng hợp các cách phòng trị ở trên. Chúc bà con có thật nhiều sức khỏe và có vườn cây phát triển tốt.

      Bạn cần biết:

      Nếu vườn bạn đang gặp vấn đề trên cây sầu riêng hoặc cây trồng khácĐể lại thông tin để được kỹ thuật viên hỗ trợ miễn phí!



        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Cách phòng và trị bệnh đốm rong gây hại sầu riêng

        Bệnh đốm rong gây hại sầu riêng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhiều nhà vườn không xác định được bệnh nên việc phòng trừ không mang lại hiệu quả làm các vườn cây sầu riêng ngày càng bị suy kiệt. Để quản lý tốt vườn cây, bà con cần nhận biết được đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng trị thích hợp, bảo vệ năng suất cây trồng.

        1. Nguyên nhân đốm rong gây hại sầu riêng

        Bệnh đốm rong gây hại sầu riêng do một loại một loại tảo gây ra có tên là Cephaleuros virescenns gây ra.

        2. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

        Bệnh xuất hiện trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao.

        Vườn rậm rạp, thiếu ánh sáng, trồng mật độ dày khiến độ ẩm tăng cao, là môi trường thuận lợi cho bệnh đốm rong sinh sôi và phát triển.

        Tuổi của cây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tấn công của nấm bệnh. Cây càng lớn tuổi, càng dễ bị nấm xâm nhập và gây hại.

        Đặc biệt bệnh xuất hiện nhiều ở giai đoạn trước và sau thu hoạch bởi thời điểm này sức đề kháng của cây kém, cây suy yếu sau thời gian mang trái, dễ bị nấm bệnh tấn công.

        3. Triệu chứng bệnh đốm rong gây hại sầu riêng

        Bệnh đốm rong gây hại hầu hết các bộ phận của cây. Từ thân, cành, lá nhưng chủ yếu gây hại trên lá già.

        Bệnh đốm rong gây hại ở lá sầu riêng
        Bệnh đốm rong gây hại ở lá sầu riêng

        Trên lá: Ban đầu vết bệnh là những đốm tròn với kích thước 3-5mm màu đỏ nâu hoặc xanh xám. Quan sát hoặc sờ thấy trên vết bệnh có lớp lông nhung mềm, mìn mọc nhô lên trên bề mặt lá. Càng về sau vết bệnh chuyển màu sang màu xám nâu và khô lại.

        Càng ngày, vết bệnh càng lan rộng ra, mọc chi chít và liên kết thành từng mảng lớn. Làm mô lá ở mặt dưới của vết bệnh bị hoại tử.

        Bệnh đốm rong hại sầu riêng
        Bệnh đốm rong hại sầu riêng

        Bệnh đốm rong làm lá bị thô cứng, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, khiến cây còi cọc, sinh trưởng kém.

        Biểu hiện bệnh đốm rong trên cây sầu riêng
        Biểu hiện bệnh đốm rong trên cây sầu riêng

        Trên thân, cành: Bệnh thường xuất hiện và gây hại ở những thân và cành già của cây. Đầu tiên, vết bệnh là những chấm nhỏ có hình tròn hoặc hình bầu dục. Vết bệnh có lớp tơ màu xanh rêu, ở giữa tâm có là màu đỏ nâu.

        Dần dần bệnh phát triển thành từng mảng, bị nặng có thể lan lên nhánh và cả trái.

        Bệnh đốm rong gây hại khiến vỏ cây trên thân, cành bị nứt và khô. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sầu riêng.

        4. Biện pháp phòng và trị bệnh đốm rong gây hại sầu riêng

        Trị bệnh

        Khi vườn xuất hiện bệnh đốm rong, bà con sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng phun kép 2 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày. Bà con cho phun ướt đẫm thân cành lá để tẩy rửa mảng bám, rong rêu và diệt tảo gây hại, đồng thời tiêu diệt các loại nấm khuẩn và kích kháng cho cây.

        Phòng bệnh:

        Trồng với mật độ vừa phải, không trồng quá dày nhằm tạo độ thông thoáng cho vườn.

        Bộ lá khỏe hạn chế bệnh đốm rong
        Bộ lá khỏe hạn chế bệnh đốm rong

        Cung cấp đủ nước, bón phân đầy đủ để cây phát triển khỏe mạnh, tăng đề kháng để chống lại các mầm bệnh hại tấn công.

        Vào mùa mưa, bà con cần chủ động phòng bệnh bằng cách sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng định kỳ 15 ngày/ lần.

        Sau mỗi vụ thu hoạch nên vệ sinh vườn cây, cắt bỏ và tiêu hủy những cành già, lá già nhiễm bệnh, phun Siêu đồng để rửa sạch rong rêu, mảng bám và sát khuẩn vết cắt.

        Thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

        Bạn cần biết:

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Cách xử lý hiệu quả bọ cánh cứng hại sầu riêng

        Bọ cánh cứng cắn phá lá sầu riêng
        Bọ cánh cứng cắn phá lá sầu riêng

        Bọ cánh cứng hại sầu riêng khiến vườn cây bị khô đọt, héo lá, thủng lá và tạo điều kiện cho nấm khuẩn tấn công, hậu quả sẽ nghiêm trọng nếu bà con không biết cách xử lý kịp thời.

        1. Thời điểm xuất hiện

        Ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long bọ cánh cứng hầu như gây hại quanh năm, trong đó nặng nhất là các tháng mùa khô; còn các tỉnh phía Bắc lại gây hại nặng nhất trong các tháng từ mùa xuân đến mùa thu, các tháng mùa lạnh chúng tìm nơi trú ẩn để qua đông.

        Ban đêm sẽ di chuyển lên cây ăn phá nặng
        Ban đêm sẽ di chuyển lên cây ăn phá nặng

        Bọ cánh cứng thường xuất hiện nhiều vào chiều tối và ban đêm, chúng bay thành từng đàn. Ban ngày chúng ẩn nấp trong tán cây rậm rạp hoặc dưới đất nên ít khi bị phát hiện. Khi rung động cành cây, bọ cánh cứng sẽ rơi xuống đất và nằm bất động.

        2. Biểu hiện bọ cánh cứng hại sầu riêng

        Vết ăn phá của bọ cánh cứng
        Vết ăn phá của bọ cánh cứng

        Chúng ăn các lá non, đọt non, nếu cây sầu riêng bị tấn công với mật số lớn chúng có thể ăn trụi hết cả lá non lẫn lá già khiến bộ lá xơ xác, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quang hợp của cây, khiến cho cây còi cọc, xơ xác.

        Bọ cánh cứng căn phá cả lá già
        Bọ cánh cứng cắn phá cả lá già

        Chúng còn gặm ăn cả hoa sầu riêng, vỏ trái non, làm cho vỏ trái bị sứt, sẹo.

        Bọ cánh cứng còn cắn phá cả hoa sầu riêng
        Bọ cánh cứng còn cắn phá cả hoa sầu riêng

        3. Cách xử lý bọ cánh cứng hại sầu riêng

        Khi vườn sầu riêng xuất hiện bọ cánh cứng gây hại, bà con tỉa bỏ lá bị bệnh nặng và tiêu hủy, sau đó sử dụng Nấm xanh nấm trắng kết hợp với Amino K phun kép 2 lần liên tiếp cách nhau 3 ngày. Bà con cho phun vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối.

        Lưu ý:

        • Đối với những vườn đang giai đoạn xổ nhụy mà bị bọ cánh cứng tấn công thì khi phun chế phẩm không nên phun trực tiếp vào bông, chỉ phun vào khoảng 4-5 điểm trên tán lá để xua đuổi bọ cánh cứng.
        • Vết cắn của bọ cánh cứng gây ra tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhiễm. Bà con chú ý nên kết hợp phòng ngừa bằng Vaccin kết hợp Siêu đồng để trị nấm khuẩn.

        Sử dụng Nấm xanh nấm trắng kết hợp Amino K phun khi cây ra lộc non để tiêu diệt bọ trưởng thành và tưới gốc để tiêu diệt ấu trùng dưới đất.

        Vệ sinh vườn cho thông thoáng, tưới tiêu hợp lý, tránh để vườn khô hạn tạo điều kiện cho bọ cánh cứng phát sinh, phát triển và gây hại.

        Sử dụng phân chuồng ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma để bón cho sầu riêng.

        Chăm sóc, thường xuyên kiểm tra lá đọt để phát hiện sớm và phòng trừ.

        Tìm hiểu thêm:

        Đăng bởi Để lại phản hồi

        Cách phòng và trị rệp sáp trên cây sầu riêng

        Rệp sáp trên cây sầu riêng gây hại quanh năm nhưng bình thường nó ẩn dưới rễ nên nhà vườn khó phát hiện. Thời điểm biểu hiện rõ nhất là khi sầu riêng trong giai đoạn xổ nhụy, trái non với những đốm trắng, chúng tấn công làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái cũng như sức khỏe của cây trồng. Ở bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn một số biện pháp để phòng và trị rệp sáp trên cây sầu riêng.

        1. Đặc điểm của rệp sáp

        Đặc điểm hình thái:

        Trên cơ thể rệp sáp phủ đầy lớp sáp trắng và ở xung quanh mép rìa có nhiều sợi tua trắng.

        Cách gây hại:

        Sự gây hại của rệp sáp sẽ đi theo bộ 3: Rệp – Kiến đen – Nấm bồ hóng:

        • Rệp là loài di chuyển chậm chạp.
        • Kiến đen sẽ đảm nhiệm vai trò như chú xe ôm vận chuyển, mang rệp đi khắp nơi và rệp tiết ra chất ngọt mà kiến đen thích để trả công. Kiến đen tha đến đâu rệp gây hại đến đó, tha lên lá sẽ gây hại ở lá, tha lên cành sẽ gây hại ở cành, tha lên trái sẽ gây hại ở trái.
        • Đồng thời, chất thải của rệp tiết ra chứa rất nhiều đường ngọt sẽ thu hút đối tượng là nấm bồ hóng đến phát triển.

        2. Tác hại của rệp sáp trên cây sầu riêng

        • Rệp sáp tấn công hầu hết các bộ phận của cây (rễ, lá, cành, bông, trái) nhưng gây hại rõ nhất và nặng nhất khi cây có bông và trái non.
        • Trên hoa, chúng tấn công ở cuống hoa làm teo tóp cuống, làm hỏng hạt phấn, khiến hoa héo khô và rụng.
        Rệp sáp gây hại bông sầu riêng
        Rệp sáp gây hại bông sầu riêng
        • Trên trái làm teo cuống trái, trái méo mó, hỏng gai, chậm phát triển.
        Rệp sáp gây hại trái non sầu riêng
        Rệp sáp gây hại trái non sầu riêng
        • Khi trái lớn rệp sáp cùng nấm bồ hóng bám đầy trên trái làm trái bị đen, đốm, mất thẩm mĩ.
        Rệp sáp gây hại trái sầu riêng
        Rệp sáp gây hại trái sầu riêng
        • Ngoài ra, rệp sáp còn phá hại dưới rễ, chích hút làm phù rễ, đứt mạch dẫn, tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập vào gây bệnh thối rễ, xì mủ.
        Rệp sáp gây hại rễ sầu riêng
        Rệp sáp gây hại rễ sầu riêng

        3. Biện pháp phòng trị rệp sáp cây sầu riêng

        Biện pháp trị bệnh

        • Khi phát hiện có vườn xuất hiện rệp gây hại bà con dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám sẽ có tác dụng rửa trôi bớt rệp. Sau đó sử dụng Nấm xanh nấm trắng kết hợp với Amino acid phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày. Để tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất, bà con nên phun xịt trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám.
        • Rệp sáp gây hại rễ sầu riêng, bà con cần làm ẩm đất sau đó tưới chế phẩm trị rệp sáp vào gốc kết hợp tưới cùng chế phẩm đặc trị nấm khuẩn và phục hồi hệ rễ sầu riêng bằng bộ giải pháp WAO BOOM.

        Biện pháp phòng bệnh

        • Bà con sử dụng nấm xanh nấm trắng kết hợp amino k phun phòng định kỳ cho cây. Nhất là ở các giai đoạn cây ra bông, sau khi xổ nhụy và đậu trái non.
        • Chăm sóc cây khỏe mạnh, để chống chịu với sự tấn công của côn trùng.
        • Duy trì độ ẩm cho cây bằng cách phủ một lớp rơm xung quanh gốc vì rệp sáp xuất hiện nhiều trong điều kiện khô nóng, thiếu độ ẩm.
        • Thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái để vườn luôn thông thoáng. Đối với những trái có quá nhiều rệp đeo bám có thể mạnh dạn cắt bỏ rồi đem tiêu hủy để hạn chế sự lây lan của chúng. Chăm sóc chu đáo để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.
        • Duy trì một số loài thiên địch có sẵn trong thiên nhiên không chế được rệp sáp như bọ rùa và ong ký sinh để chúng ăn thịt những con rệp này.
        • Thăm vườn thường xuyên nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời.

        Có thể bạn cần biết:

        Nếu vườn sầu riêng của bạn đang bị rệp sáp gây hại hoặc đang gặp bất kỳ vấn đề nào, gọi ngay vào Hotline 0978.497.345 hoặc điền thông tin để được WAO hỗ trợ kịp thời.