Bệnh đốm lá trên cây chuối là bệnh hại phổ biến và gây hại ở hầu hết các vùng trồng chuối. Bệnh làm cháy khô lá, rụng lá, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, khiến cây sinh trưởng kém và còi cọc.
1. Nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên cây chuối
Bệnh đốm lá trên cây chuối do nấm Mycosphaerella sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào những tháng có thời tiết nóng ẩm, có nhiều mưa gió hay nhiều sương mù, ẩm ướt. Bệnh cũng phát triển mạnh trong các vườn thoát nước kém, bón thừa đạm, nhưng thiếu kali, canxi và phân hữu cơ, vườn nhiều sâu chích hút như rầy rệp,…
Qua quan sát thực tế, bệnh phát triển mạnh ở những vườn trồng quá dày, rậm rạp kém thông thoáng, thiếu ánh sáng, thiếu chăm sóc, những vườn cây lớn tuổi. Trong mùa mưa, nhất là trong những tháng mưa dầm liên tục là điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm lá phát triển.
2. Triệu chứng bệnh đốm lá trên cây chuối
Ban đầu, vết bệnh là một đốm nhỏ màu nâu đỏ hoặc xanh vàng, có đường kính khoảng 1mm ở mặt dưới lá. Sau đó, vết bệnh kéo dài thành những vệt nhỏ và phát triển dần thành các đốm sọc hẹp màu nâu đỏ, rồi nâu đen.
Vết bệnh chạy dài song song với gân lá, xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Giữa vết bệnh có màu xám tro. Các đốm lá thường xuất hiện ở mép lá, đặc biệt trên các lá phía dưới. Về sau, các vết bệnh liên kết lại với nhau và gây ra hiện tượng vàng và khô lá.
3. Đặc trị bệnh đốm lá trên cây chuối
Khi bệnh phát triển dày đặc trên lá, nhà vườn sử dụng chế phẩm vaccin kết hợp với siêu đồng phun kép 2 lần cách nhau 2-3 ngày. Bà con cho phun ướt đẫm cành và hai mặt lá để diệt các loại nấm khuẩn và kích kháng cho cây.
>>>Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin
4. Biện pháp phòng ngừa
Vào mùa mưa dầm cần tạo mương rãnh để vườn thoát nước tốt, tránh gây ứ đọng, ẩm ướt trong vườn.
Kiểm tra vườn thường xuyên và cắt tỉa những cành lá già, nhiễm bệnh để tạo thông thoáng cho vườn.
Phun Amino acid định kỳ để giúp lá dày, xanh bóng, chắc khỏe.
Sau thu hoạch nên rửa vườn bằng Siêu đồng để tẩy rửa mảng bám rong rêu và diệt nấm khuẩn trên cành lá.
Tăng cường sức đề kháng cho cây bằng việc bổ sung Enzyme kích kháng và bón đầy đủ, cân đối dinh dưỡng đa, trung và vi lượng.
Tăng cường bón phân hữu cơ để cải thiện nền đất, giúp đất tơi xốp, đa dạng vi sinh vật có lợi trong đất.
Bệnh thán thư trên cây chuối do nấm Colletotrichum musae gây ra, tồn tại trong lá khô hoặc lá đang hoai mục và cả trên quả. Các bào tử nấm này có thể được phân tán bởi gió, nước, côn trùng cũng như chim và chuột ăn chuối.
1. Nguyên nhân gây bệnh thán thư
Bệnh thán thư do nấm colletotrichum sp gây ra, nấm sẵn có trong đất trồng và môi trường.
Bệnh phát sinh ở những vườn đã trồng từ 2 năm trở lên, nhiều lá và trồng dày. Trong cùng một cây, lá ngoài cùng bị trước rồi lần lượt đến các lá trong. Tốc độ lây lan và phá hại mạnh khiến cây chết khô
Thời tiết có nhiều nắng nóng, nhiệt cao, lượng mưa ít tạo điều kiện cho nấm phát sinh gây hại.
2. Triệu chứng bệnh thán thư
Mặt dưới phần mép của lá xuất hiện những đốm màu thâm to bằng cúc áo, ăn phá lên mặt trên rồi chuyển sang cháy khô loang rộng cùng viền vàng. Phần cháy khô hiện lên những đường vân chạy dọc cậng hoặc thành các đường tròn đồng tâm. Bệnh nặng các tàu lá bị gãy treo khô; thân chuối thối đen,…
Bệnh gây vết đốm trên vỏ quả ngay từ khi vừa tròn cạnh nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng thu hoạch.
3. Đặc trị bệnh thán thưtrên cây chuối
Khi thấy dấu hiệu một số cây trong vườn bị bệnh, bà con sử dụng 200ml Vaccin kết hợp với 500ml Siêu đồng pha với 200 lít nước phun đều thân lá, phun đậm, phun kỹ, phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3 ngày.
Đối với những vùng tiếp giáp vùng bệnh, chưa nhiễm bệnh. Dùng 200ml Vaccin + 500ml Siêu đồng pha với 200 lít nước phun đều thân lá, phun kỹ, phun đậm, phun 2 lần liên tiếp.
Phòng trị bệnh thán thư trên buồng quả, ngăn cản lây nhiễm bệnh thán thư trên buồng quả, tạo mẫu mã quả đẹp, sáng bóng: Dùng 200ml Vaccin + 500ml Siêu đồng pha với 200 lít nước phun buồng quả, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày.
4. Biện pháp phòng bệnh thán thư trên cây chuối
Bà con cần kiểm tra kịp thời, nhận diện được triệu chứng bệnh hại. Đồng thời phải thường xuyên thực hiện dọn vệ sinh, cắt xén các loại cỏ dại và các loại tàu lá đã già chết khô hoặc do bệnh hại, thu gom và đốt tiêu hủy nơi xa vườn.
Chủ động phòng trừ bệnh bằng các chế phẩm vi sinh.
Gỉ sắt trên cây măng tây là bệnh hại phổ biến trên cây trồng này. Bệnh làm cây yếu, giảm năng suất và chất lượng nếu không phát hiện kịp thời. Bài viết này WAO sẽ hướng dẫn bà con cách đặc trị bệnh gỉ sắt trên cây măng tây.
1. Tác nhân gây bệnh gỉ sắt trên cây măngtây
Bệnh gỉ sắt măng tây gây ra bởi nấm Puccinia asparagi.
Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển là 25-300C, bề mặt lá măng tây bị ướt hoặc ẩm liên tục trong 3h.
Thông thường nhiệt độ ngày ấm và đêm lạnh, có sương xuất hiện là điều kiện thích hợp cho bào tử bệnh gỉ sắt măng tây nảy mầm và phát triển.
2. Triệu chứng bệnh gỉ sắt trên cây măng tây
Sau khi thu hoạch, các chồi non măng tây phát triển đợt mới, bệnh gỉ sắt măng tây sẽ xuất hiện trên lá và cành của đợt chồi ngọn mới.
Triệu chứng bệnh gỉ sắt măng tây là những vết mụn nổi trên mặt lá hoặc thân, có màu đỏ nâu hoặc màu đen.
Khi bệnh nghiêm trọng, các vết mụn mọc dày trên thân và lá, chuyển thành màu đen làm cho cây yếu và giảm năng suất và chất lượng chồi ngọn thu hoạch.
3. Đặc trị bệnh gỉ sắt trên măng tây
Khi phát hiện vườn bị bệnh gỉ sắt bà con thu gom những cây bị bệnh đem đi tiêu hủy để tránh lây lan.
Sau đó sử dụng Vaccin kết hợp với Siêu đồng để đặc trị bệnh. Thành phấn chính của Vaccin là các vi sinh vật có lợi Chaetomium spp, Bacillus sp, vi sinh tổng số: 1.10^8 CFU/ml,…giúp tiêu diệt nấm bệnh gỉ sắt trên măng tây hiệu quả, mà lại an toàn cho con người, môi trường xung quanh.
Phục hồi các biểu hiện của bệnh gỉ sắt, bệnh do nấm gây ra trên cây trồng.
Kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của nấm bệnh.
Tăng cường sức đề kháng cho cây măng tây, giúp cây tự tạo hàng rào bảo vệ trước sự tấn công của nấm bệnh.
Cách sử dụng: pha 200ml Vaccin + 500ml Siêu đồng + 200 lít nước, phun 2 -3 lần liên tục, mỗi lần phun cách nhau 3 -5 ngày.
4. Phòng trừ bệnh gỉ sắt trên cây măng tây
Để phòng trừ hiệu quả các loại bệnh hại cây Măng tây, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây:
Chọn hạt giống cây sạch bệnh, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Làm đất thật kỹ, xử lý đầy đủ để phòng trừ nấm, bệnh hại cây.
Lên liếp cao 30-50 cm đủ để tiêu thoát nước tốt nếu có trời mưa lớn.
Sử dụng nhiều phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai có xử lý chế phẩm Trichoderma chứa nấm vi sinh đối kháng khử tuyến trùng gây hại.
Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch.
Sử dụng Vaccinkết hợp Siêu đồng dùng định kỳ 1 -2 lần mỗi tháng để đạt hiệu quả cao trong phòng trừ nấm bệnh.
Thán thư gây hại măng tây là một trong những bệnh thường gặp trên loại cây trồng này. Bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách đặc trị và phòng trừ bệnh thán thư gây hại măng tây.
1. Nguyên nhân và đặc điểm gây bệnh thán thư trên măng tây
Bệnh thán thư gây hại trên cây măng tây do nấm Colletotrichum gloeosporioidesgây ra.
Đặc điểm phát sinh bệnh:
Mưa nhiều, độ ẩm đất bão hòa sẽ là điều kiện thuận lợi để nấm thán thư phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát. Thường sau những trận mưa kéo dài từ 3-5 ngày nấm thán thư phát sinh mạnh. Sau khi tạnh mưa 1-2 ngày nếu có nắng bệnh bắt đầu lây lan rất nhanh (trong 1-2 ngày).
Ngoài ra mưa nhiều, đất trồng thoát nước chậm sẽ dẫn đến hàm lượng oxy trong đất giảm mạnh, bộ rễ bị nghẹt, gây thối rễ, cây phát triển kém, dinh dưỡng cung cấp từ bộ rễ bị giảm sút nghiêm trọng, lá vàng héo úa và chết lụi dần.
2. Triệu trứng bệnh thán thư trên măng tây
Bệnh chủ yếu gây hại trên thân từ phía gốc (cách khoảng 20cm) trở lên phía trên. Bệnh thán thư có thể gây hại trên măng tây sau 1.5-2.5 tháng trồng (trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường).
Trên thân: vết bệnh nằm rải rác dọc thân, vết bệnh có hình dạng bầu dục dài nằm dọc thân, kích thước to nhỏ khác nhau dao động từ 0.5-1.5cm. Bệnh nặng các vết bệnh có thể liên kết với nhau. Vết bệnh thường có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, có xu hướng lõm xuống. Tại chỗ bị nhiễm bệnh cắt ngang thân cây bên trong các bó mạch dẫn vẫn bình thường (phân biệt với bệnh do vi khuẩn, gây thối đen bó mạch dẫn). Trong khi thân bị nhiễm bệnh thán thư thì tán lá phía trên vẫn có màu xanh bình thường (do mạch dẫn vẫn hoạt động).
3. Đặc trị bệnh thán thư gây hại măng tây
Khi phát hiện măng tây có dấu hiệu mắc bệnh thán thư, bà con cần nhanh chóng thực hiện các việc sau:
Tiến hành cắt tỉa các cây nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy, tránh lây lan.
Sử dụng siêu đồng kết hợp với vaccin phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm. Đồng thời tăng kích kháng cho cây để giúp cây chống chọi lại với bệnh hại. Sau 3 ngày phun lại lần 2.
4. Phòng trừ bệnh thán thư gây hại măngtây
Chăm sóc cho cây trồng khỏe mạnh, tưới đủ nước và bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
Cải tạo nền đất trồng thật tốt, tăng cường bón các loại phân hữu cơ hoai mục hay phân đã được ủ với nấm trichoderma. Tưới bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi vào đất.
Giữ ẩm cho đất trong mùa khô bằng cây cỏ dại hay các vật liệu hữu cơ.
Phun phòng nấm bệnh và côn trùng định kỳ.
Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh.
>> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin.
Nứt thân xì mủ là một trong những bệnh thường gặp nhất trên cây sầu riêng. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đậu quả. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn.
Nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng có 2 loại: bệnh xì mủ khô và bệnh xì mủ ướt
1. Bệnh xì mủ ướt
1.1. Điều kiện và tác nhân gây bệnh
Bệnh chủ yếu do nấm Phytophthora gây hại.
Nấm gây bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa gió liên tục, mật độ cây trồng trong vườn quá dày, không thường xuyên tỉa cành tạo tán, vườn rậm rạp, thiếu ánh sáng.
Nấm tấn công trực tiếp vào các vết tổn thương ở rễ do tuyến trùng và một số loại rệp gây ra, tạo vết xì mủ cổ rễ và lan dần lên thân hoặc tấn công trực tiếp từ các vết tổn thương trên thân cây và di chuyển theo các vết nước xuống dưới cổ rễ. Theo thời gian sẽ tấn công toàn bộ cây, cây có thể chết nếu bệnh nặng.
Dinh dưỡng không cân đối, bón nhiều phân hóa học, thuốc diệt cỏ hóa chất độc tính cao, không xử lý đất thường xuyên bằng các chế phẩm sinh học như Trichoderma, các chủng như Baciilus.sp,…Vì thế đất trở nên chua, chai cứng.
Không kiểm soát tốt tuyến trùng, mối… cắn phá rễ, tạo điều kiện cho các bệnh hại xâm nhập và phát triển.
Cây trồng sâu, cổ rễ bị chôn lấp trong đất, phần gốc thường xuyên bị đọng nước không thông thoáng.
pH thấp (<5) cùng với việc cây bị stress kéo dài (xiết nước xử lý ra hoa, đất ngập nước), cây dồn hết sức để ra hoa, mang trái, sức đề kháng kém là những điều kiện thích hợp để nấm tấn công và gây hại.
1.2. Biểu hiện bệnh
Trên cổ rễ: Nấm tấn công trực tiếp vào các vết tổn thương ở rễ gây xì mủ cổ rễ, thối rễ và lan lên thân, cành.
Trên thân, cành:
Chảy nhựa màu nâu ra trên bề mặt vỏ cây, vết bệnh ướt.
Nấm xâm nhập vào thân cây gây ra những vết thối màu nâu trên vỏ, những vết nứt theo chiều dọc của thân để lộ ra phần gỗ, có màu nâu, chảy nhựa.
Vỏ thân thân cây sầu riêng bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch.
Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành.
Khi cây bị hại nặng vết bệnh sẽ phát triển lây lan xung quanh thân chính làm cho cây suy giảm sức sinh trưởng, còi cọc, chết lụi dần.
1.3. Đặc trị bệnh xì mủ ướt trên cây sầu riêng
Khi phát hiện cây trồng có biểu hiện của bệnh nứt thân xì mủ, bà con tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Dùng giấy hoặc khăn sạch lau khô vết bệnh.
Bước 2: Dùng dao cạo nhẹ phần vỏ đã bị thối đen đem đi tiêu hủy.
Bước 3: Sử dụng chế phẩm Vaccin kết hợp với Siêu đồng pha với tỉ lệ 1:1 quét trực tiếp lên vết bệnh 1 ngày 2 – 3 lần cho đến khi vết bệnh khô thì dừng.
Đồng thời sử dụng dung dịch này với tỉ lệ 200ml Vaccin + 500ml Siêu đồng pha cho 200ml nước phun ướt đẫm thân cành lá để sát khuẩn và diệt nấm.
Bước 4: Sử dụng bộ giải phápWAO BOOM tưới ướt đẫm vùng quanh gốc để diệt nấm trong đất, vì đây là nơi nấm phát sinh.
Bước 5: Sau khi cây trồng đã ổn định, tiến hành bón bổ sung phân bón trung vi lượng có chứa thành phần canxi cao như Sao đỏ để hạn chế tình trạng cây bị nứt vỏ và giúp bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu để cây trồng phát triển toàn diện.
2. Bệnh xì mủ khô
2.1. Điều kiện và tác nhân gây bệnh
Khác với xì mủ ướt, nguyên nhân gây ra xì mủ khô là do ấu trùng xén tóc đục thân tấn công, chúng thường tấn công vào những nơi kẹt như phần gồ ghề, sần sùi ở vỏ, cháng ba giữa cành và thân chính…tạo điều kiện cho nấm Phytophthora sẽ theo sau.
Bệnh thường xuất hiện vào mùa khô, ở những vườn cây lớn, sau giai đoạn ra hoa, trái sức khỏe cây suy giảm, đề kháng kém, điều kiện để sâu, mọt tấn công dễ dàng.
Bà con nên chú ý kỹ giai đoạn này vì cây đang đuối sức, dễ bị sâu bệnh tấn công, và tạo điều kiện cho nấm bệnh gây hại, dựa vào các dấu hiệu nhận biết xén tóc đục thân tấn công được ghi rõ ở các bài trước để phát hiện và xử lý kịp thời.
2.2. Biểu hiện bệnh
Ấu trùng của xén tóc đục thân tấn công và ẩn nấp bên trong thân cây sầu riêng, nếu không quan sát kĩ thân cây thì rất khó phát hiện ra chúng.
Tại những vị trí sâu xâm nhập vào thân cây, sẽ để lại những lỗ nhỏ, xung quanh miệng lỗ có lớp bột màu nâu như mùn cưa. Đó chính là phân sâu đùn ra. Quan sát kĩ lớp vỏ ngoài của thân cây tại đó đã có sự đổi màu nâu vàng hoặc đen sạm. Quan sát thẳng dưới gốc cây sẽ thấy một lượng lớn mùn cưa rơi xuống.
Cây có biểu hiện lạ như héo hay đột nhiên chậm phát triển. Thì rất có thể sầu riêng của bạn đã bị sâu đục thân một thời gian rồi.
2.3. Đặc trị bệnh xì mủ khô trên cây sầu riêng
Sau khi đã xác định sầu riêng bị ấu trúng xén tóc đục thân tấn công, bà con sử dụng thuốc đặc trị WAO AKA để xử lý như sau:
Đối với những ấu trùng đã xâm nhập vào thân cây, cần bơm thuốc trực tiếp vào theo lỗ nhỏ đã xác định trên thân.
Phun xịt WAO AKA khắp vườn để tiêu diệt những ấu trùng còn nằm trong trứng chưa nở. Lưu ý phun kĩ ở các vị trí xén tóc đẻ trứng như kẽ, hốc cây, chạc cây.
3. Phòng trừ tổng hợp bệnh nứt thân xì mủ gây hại sầu riêng
Cắt tỉa tạo tán cho vườn thông thoáng, tránh để vườn rậm rạp, độ ẩm cao nhất là sau giai đoạn thu hoạch.
Vườn cây con nên trồng với mật độ vừa phải, tránh trồng dày đặc.
Đảm bảo cho vườn trồng thoát nước tốt, tránh ngập úng vào mùa mưa.
Chăm sóc cây trồng tốt, tưới nước đủ ẩm, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cho cây. Nên tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân hóa học.
Đặc trị nứt thân xì mủ gây hại trên cây sầu riêng hiệu quả với các biện pháp như trên, bà con sẽ bảo vệ được vườn cây sầu riêng của mình, tránh khỏi sự tấn công của sâu bệnh, giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao ổn định.
Thối nhũn trái non trên cây có múi do nấm phytophthora gây ra, bệnh làm trái non bị nhũn ra, gây rụng hàng loạt, ảnh hưởng đến giá trị, thương phẩm của trái.
1. Triệu chứng bệnh thối nhũn trái non trên cây có múi
Vết bệnh đầu tiên là những chấm nâu nhỏ trên trái, sau đó vết bệnh này lan rộng ra và chuyển màu đen. Các vết bệnh được bao phủ bởi một lớp phấn màu trắng xám của các bào tử nấm. Nấm bệnh sẽ ăn sâu vào bên trong phần thịt trái làm trái non nhũn ra và rụng.
Nấm bệnh lây lan rất nhanh từ trái này sang trái kia, cành này sang cành kia. Trên một chùm trái nếu có một trái bị thì những trái còn lại khó tránh khỏi và trong vài ngày có thể rụng cả chùm trái chỉ còn trơ cọng.
2. Tác nhân gây bệnh thối nhũn trái non trên cây có múi
Bệnh thối nhũn trái do nấm phytophthora gây hại.
Các loại côn trùng chích hút như bọ xít muỗi, bọ trĩ, nhện sẽ tạo các vết thương hở trên trái, mở đường cho nấm khuẩn xâm nhập. Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao nấm bệnh phát sinh gây hại mạnh. Bào tử nấm lây lan nhanh nhờ gió và côn trùng.
3. Đặc trị thối nhũn trái non trên cây có múi
Khi trái non trên cây có dấu hiệu nhiễm nấm, nhà vườn cần tiến hành vặt bỏ ngay những trái đã bị mang đi tiêu hủy để tránh lây lan sang những cành, cây khác.
Sau đó sử dụng kết hợp chế phẩm Vaccin với Siêu đồng phun ướt đẫm thân cành lá quả để diệt nấm bệnh. Nhà vườn phun 2 – 3 lần cách nhau 3 ngày.
Đồng thời sử dụng chế phẩm diệt nấm đất tưới đều xung quanh gốc vì đây là nơi nấm bệnh phát sinh.
Sau khi đã phun xử lý nấm ổn định, nhà vườn bổ sung thêm Amino acid dưỡng cây và những quả còn lại.
4. Biện pháp phòng trừ thối nhũn trái non trên cây có múi
Chủ động phun phòng định kỳ côn trùng và nấm khuẩn trước giai đoạn cây ra hoa, trong giai đoạn cây ra hoa (chưa nở rộ) và sau khi đậu trái và xuyên suốt thời gian nuôi trái. Bởi bệnh thối nhũn trái không chỉ xuất hiện ở thời điểm trái non mà có thể ở bất kỳ giai đoạn nào.
Cây cam là một trong những loại cây được trồng nhiều ở nước ta, mang lại giá trị kinh tế cao, tuy nhiên đây là cây trồng có nhiều sâu bệnh hại nhất, và trong đó sâu vẽ bùa là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây.
Đặc trị sâu vẽ bùa gây hại cây cam sẽ không là vấn đề đáng lo ngại nếu bà con đọc hết bài viết dưới đây.
1. Tác hại của sâu vẽ bùa
Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, chúng thường tấn công mạnh vào các đợt cây ra đọt non và trái non. Ngay khi lá non vừa ra, ấu trùng sâu mới nở đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần mô mềm trong lá; tạo điều kiện cho vi khuẩn Xanthomonas campestris phát sinh gây ra bệnh ghẻ loét.
Những lá bị sâu vẽ bùa gây hại bị co lại, biến dạng, quăn queo, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của chồi non và quá trình quang hợp của lá ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng.
Cây đang trong giai đoạn cho trái, nếu bị sâu gây hại trái sẽ sần sùi, làm giảm giá trị thương phẩm, trường hợp nặng, trái có thể bị rụng.
2. Giải pháp đặc trị sâu vẽ bùa gây hại cây cam
Khi phát hiện trong vườn có sâu vẽ bùa gây hại bà con tiến hành cắt tỉa, loại bỏ các cành lá, chồi non đem đi tiêu hủy để tránh lây lan.
Sau đó sử dụng 100gr chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA pha với 200 lít nước phun ướt đẫm thân, cành, lá và trái. Bà con cho phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3 – 5 ngày.
Lưu ý:
Nên kết hợp với phân bón chứa Amino Acid để tăng hiệu quả của WAO AKA.
Nên phun ngay sau khi pha thuốc để thuốc phát huy tối đa tác dụng.
3. Giải pháp phòng trừ sâu vẽ bùa gây hại cây cam
Tạo thông thoáng cho vườn cây; tránh điều kiện cho các loại côn trùng ẩn nấp, làm tổ và đẻ trứng.
Bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân hữu cơ, phân bón lá, phân trung vi lượngđể giúp nâng cao sức đề kháng của cây trồng, cây trồng phát triển tốt lá to, lớp biểu bì dày khiến sâu non khó xâm nhập lá, hạn chế gây hại.
Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch trong vườn như kiến vàng, các loại ong ký sinh họ Chalcidoidea và Ichneumonidea.
Thường xuyên theo dõi quan sát thăm vườn bảo vệ các đợt đọt non, phát hiện sâu bệnh kịp thời để có hướng giải quyết.
>> Bấm vào tên sản phẩm để đặt mua và tìm hiểu thêm thông tin
Ghẻ loét ghẻ sẹo trên cây cam là hai loại bệnh làm ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bệnh ghẻ làm giảm năng suất và chất lượng trái. Trái bị ghẻ thường rất khó bán vì mẫu mã xấu, ruột khô, tép nhạt.
Bài viết này WAO sẽ chia sẻ những giải pháp đặc trị ghẻ loét ghẻ sẹo trên cây cam triệt để.
1. Ghẻ loét
Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh ghẻ loét (hay còn gọi là bệnh đốm lá vi khuẩn, đốm mắt cua) phá hoại cây ăn quả có múi do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri (Hasse) Dye gây ra.
Biểu hiện:
Trên lá có đốm màu nâu đôi khi lá bị thủng lỗ; xung quanh đốm nâu có viền vàng sáng rất rõ. Các vết bệnh liên kết lại làm lá có màu vàng và lá rụng hàng loạt, cành trơ trụi.
Trên trái vết bệnh xù xì màu nâu hơn, mép ngoài có gờ nổi lên, ở giữa vết bệnh mô chết rạn nứt. Toàn bộ chiều dày của vỏ quả có thể bị loét, nhưng vết loét không ăn sâu vào ruột quả. Bệnh nặng có thể làm cho quả biến dạng, ít nước, khô sớm, dễ rụng.
2. Ghẻ sẹo
Nguyên nhân:
Bệnh Ghẻ sẹo (Citrus Scab) còn gọi là bệnh ghẻ lồi, ghẻ nhám. Ghẻ sẹo do nấm Elsinoe fawcettii gây ra. Bệnh thường phát sinh sớm ở các bộ phận còn non: lộc non, lá non, quả non…
Biểu hiện:
Trên lá non khi bệnh mới phát sinh vết bệnh có dạng chấm nhỏ (mụn nhỏ li ti) màu vàng trong, hơi nổi gờ.
Trên quả non, vết bệnh nổi gờ sần sùi hình chóp nhọn, màu vàng nâu; sau vết bệnh hóa bần khô lại có màu nâu sẫm đến nâu xám.
Bệnh ghẻ sẹo làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng của cây trái, trái nhỏ, xấu, sần sùi; cành cây chết hàng loạt.
3. Đặc trị ghẻ loét ghẻ sẹo trên cây cam
Cắt bỏ cành lá và quả nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế mầm bệnh lây lan.
Sử dụng VACCIN kết hợp vớiSiêu đồngđể phun sát khuẩn, diệt nấm và tăng đề kháng cho cây giúp ngăn ngừa tái phát. Phun 2 lần, cách nhau 3-5 ngày. Sử dụng loại đồng xanh CuSO4 là đồng mát nên phun không hại lộc non. Tác dụng làm khô các vết bệnh cũ và diệt hết nấm khuẩn trong vườn tránh lây lan.
4. Phòng trừ ghẻ loét ghẻ sẹo trên cây cam
Cắt tỉa vườn thông thoáng, loại bỏ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh.
Sử dụng WAO AKA kết hợp với Amino acid để phun phòng trừ sâu vẽ bùa, sâu ăn lá thời điểm cây ra lộc, ra trái non.
Sử dụng chế phẩm VACCIN phun phòng bệnh ghẻ định kỳ, vừa diệt nấm vừa kích kháng cho cây.
Đồng thời cần chăm sóc cây trồng khỏe mạnh, cứng cáp để chống chọi tốt hơn với nấm bệnh. Bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng bao gồm đa, trung, vi lượng, amino acid.
Lưu ý: Trong quá trình chăm sóc cây, nên tăng cường bón phân hữu cơ ủ hoai mục với Trichoderma. Bón phân cân đối hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra đọt liên tục.