Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị nhện đỏ gây hại sầu riêng giai đoạn mang trái

Sầu riêng giai đoạn mang trái thường bị các loài côn trùng gây hại, đặc biệt là nhện đỏ. Trong thời kỳ cây ra hoa, nuôi trái nếu bị nhện đỏ tấn công sẽ khiến cây suy yếu vì quang hợp kém, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái và nuôi trái, trái dễ rụng và phát triển kém.

Ở bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn cách đặc trị nhện đỏ gây hại trên cây sầu riêng giai đoạn mang trái.

1. Đặc điểm nhận biết nhện đỏ gây hại

Loài nhện đỏ gây hại trên cây sầu riêng thường có kích thước rất nhỏ (khoảng 0.3 – 0.35mm), chúng có màu cam hoặc đỏ sậm, có nhiều lông cứng trên cơ thể. Ấu trùng mới nở có màu vàng, nâu nhạt, khó nhận biết bằng mắt thường. Nhện đỏ có khả năng sinh sản cao, một con nhện cái có thể đẻ 20 – 50 trứng trong vòng 2-3 ngày. Trứng được đẻ rải rác trên cả hai mặt lá hoặc trên trái.

Điều kiện thời tiết càng nắng nóng hoặc càng khô hạn thì vòng đời của nhện đỏ càng rút ngắn, khiến số lượng nhện tăng nhanh và tấn công gây hại trên cây sầu riêng càng nặng hơn.

2. Biểu hiện gây hại của nhện đỏ

Nhện gây hại lá sầu riêng, khiến cây quang hợp kém
Nhện gây hại lá sầu riêng, khiến cây quang hợp kém

Nhện đỏ là loài đa thực, gây hại trên nhiều loại cây trồng. Trên sầu riêng, nhện đỏ tấn công trên các lá già. Chúng tập trung ở dưới mặt lá, ăn mất diệp lục của lá, tạo nên những chấm trắng nhỏ li ti trên mặt lá. Những lá bị nặng sẽ chuyển chuyển sang màu xám trắng, sau đó khô dần rồi rụng.

Nhện gây hại nặng, lá chuyển sang màu trắng xám
Nhện gây hại nặng, lá chuyển sang màu trắng xám

Trong thời kỳ cây ra hoa, nuôi trái nếu bị nhện đỏ tấn công sẽ khiến cây suy yếu vì quang hợp kém, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái và nuôi trái, trái dễ rụng và phát triển kém.

3. Đặc trị nhện đỏ gây hại sầu riêng

Khi phát hiện vườn đã bị nhện tấn công, bà con tiến hành phun kết hợp CNX RS với Phân bón lá A4Phân bón lá A4 sẽ làm dày lá, tăng diệp lục. CNX RS sẽ ký sinh tiêu diệt cả nhện trưởng thành và trứng nhện trên bề mặt lá nên mật độ sẽ giảm rất nhanh. Bà con nên xịt ướt đẫm cả hai mặt của lá. Nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày để trị nhện.

>>> Nhấp vào tên sản phẩm để tìm hiểu thông tin chi tiết.

4. Phòng trừ nhện đỏ gây hại sầu riêng

Để bảo vệ vườn sầu riêng khỏi nhện đỏ gây hại, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời. Các chuyên gia khuyến cáo bà con cần thực hiện tốt những việc làm sau:

  • Cắt tỉa cành tạo vườn thông thoáng, không trồng sầu riêng với mật độ dày.
  • Chú ý bón phân cân đối, bón tập trung để đọt non ra đồng loạt
  • Vào mùa nắng, thời tiết hanh khô, bà con nên thường xuyên tưới nước lên tán lá tạo ẩm độ cao.
  • Thời điểm cây ra lộc non và sau khi đậu quả. Sử dụng chế phẩm sinh học CNX-RS phun định kỳ cách nhau 15 ngày. Phun phòng trước và trong thời điểm thời tiết khô, nóng.

Có thể bạn quan tâm:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị rệp sáp hại sầu riêng giai đoạn trái non

Cây sầu riêng trong giai đoạn mang trái gặp rất nhiều loài côn trùng tấn công làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái cũng như sức khỏe của cây trồng. Một trong những loại côn trùng gây hại mạnh trong giai đoạn này là rệp sáp. Ở bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn bà con cách đặc trị rệp sáp gây hại sầu riêng giai đoạn trái non.

1. Đặc điểm của rệp sáp

1.1. Đặc điểm hình thái và sinh thái

Rệp sáp thuộc họ Rệp sáp phấn (Pseudococcidae), bộ Cánh đều (Homoptera). Cơ thể của chúng chỉ nhỏ cỡ như hạt mè hoặc lớn hơn một chút. Xung quanh cơ thể có những tua ngắn, trên cơ thể có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn.

Rệp sáp trên cơ thể có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn
Rệp sáp trên cơ thể có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn

Rệp sáp cái có thân hình dài khoảng 3 mm, màu hồng hay vàng, bên ngoài phủ một lớp phấn bột trắng. Trứng được đẻ thành từng chùm 100 – 200 trứng, một con cái có thể đẻ 600 – 800 trứng. Sau 6 – 10 ngày, trứng nở ra rệp sáp con (crawler) màu vàng nhạt, trơn chưa phủ lớp bột trắng. Chúng nhanh chóng tìm nơi trú ẩn và gây hại.

Rệp sáp đực nhỏ hơn con cái, lột xác 4 lần, có cánh, ngược lại rệp cái chỉ lột xác 3 lần, sau đó đẻ trứng và chết, rệp cái không có cánh. Rệp sáp tăng mật số rất nhanh, mỗi năm sinh sản 2 – 3 lần. 

1.2. Đặc điểm gây hại

Cả con rệp trưởng thành và con rệp non (con ấu trùng) đều bu bám vào cuống trái, hoặc các rãnh  giữa các gai trên vỏ trái để chích hút nhựa của trái  làm cho trái kém phát triển , nhất là khi trái còn non mà lại bị hại nặng (mật số rệp cao) có thể làm cho trái bị biến dạng hoặc bị rụng non. Ngoài gây hại trực tiếp cho trái  trong chất bài tiết của rệp  còn chứa nhiều chất đường mật, đây là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng (Capnodium  sp.) phát triển, làm cho vỏ trái bị phủ một lớp mầu đen như bồ hóng (như các bạn đã thấy), ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của vỏ trái, khi bán đôi khi bị mất giá, gây thiệt thòi cho nhà vườn.

2. Biểu hiện của rệp sáp hại trái non sầu riêng

Rệp sáp gây hại mạnh vào giai đoạn xổ nhụy, trái non. Chúng tấn công hầu hết các bộ phận của cây như thân cành, lá, hoa, quả, rễ. Nhưng đặc biệt gây hại mạnh trên hoa và trái non.

Trên hoa, chúng tấn công ở cuống hoa làm teo tóp cuống, làm hỏng hạt phấn, khiến hoa héo khô và rụng.

Rệp sáp gây hại hoa sầu riêng
Rệp sáp gây hại hoa sầu riêng

Trên trái làm teo cuống trái, trái méo mó, hỏng gai, chậm phát triển. Khi trái lớn rệp sáp cùng nấm bồ hóng bám đầy trên trái làm trái bị đen, đốm, mất thẩm mĩ.

Rệp sáp gây hại trái non sầu riêng
Rệp sáp gây hại trái non sầu riêng

3. Đặc trị rệp sáp sầu riêng giai đoạn trái non

Khi phát hiện có vườn xuất hiện rệp gây hại bà con dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám sẽ có tác dụng rửa trôi bớt rệp.

Sau đó sử dụng Nấm xanh nấm trắng kết hợp với Amino acid phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày.

Để tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất, bà con nên phun xịt trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám.

4. Phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng giai đoạn trái non

Trong mùa khô dùng một lớp rơm phủ hoặc là lớp cỏ phủ vườn nhằm tạo độ ẩm. Kết hợp bón phân hữu cơ, tưới nước đầy đủ cũng làm giảm rệp sáp xuất hiện trong mùa khô một cách đáng kể.

Thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái… để vườn luôn thông thoáng. Đối với những trái có quá nhiều rệp đeo bám có thể mạnh dạn cắt bỏ rồi đem tiêu hủy để hạn chế sự lây lan của chúng. Chăm sóc chu đáo để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.

Duy trì một số loài thiên địch có sẵn trong thiên nhiên không chế được rệp sáp như Bọ rùa và Ong ký sinh để chúng ăn thịt những con rệp này.

Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun phòng rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có trái non trở đi.

Bạn cần biết:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị sâu đục thân hại sầu riêng bằng chế phẩm WAO AKA

Sâu đục thân hại sầu riêng là một bệnh hại nguy hiểm, chúng tấn công và làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển, cho năng suất của cây. Để ngăn ngừa tình trạng sâu đục thân gây hại cho sầu riêng trong quá trình canh tác bà con cần nắm rõ biểu hiện của bệnh và cách đặc trị sâu hợp lý.

1. Đặc điểm hình thái và sinh thái sâu đục thân

Sâu đục thân (Plocaederus ruficoruis) thuộc họ xén tóc Cerambycidae), bộ cánh cứng (Coleoptera). Những con xén tóc trưởng thành thường có thân màu nâu, kích thước thân dài từ 25 đến 30 mm. Trên thân có phủ một lớp lông màu xám, trong giai đoạn trưởng thành thì sâu đục thân thường không còn khả năng gây hại đến cây sầu riêng.

Xén tóc đục thân sầu riêng
Xén tóc đục thân sầu riêng

Sâu non có thân hình dài từ 30 -45 mm, thân mình có màu trắng sữa. Những con trưởng thành thường đẻ trứng vào những kẽ của thân cây. Các vết nứt hoặc nhánh cây nên khi trứng nở những con ấu trùng có thể men theo những đường này tấn công vào thân hoặc cành cây và cắn phá. Sau khi lớn ấu trùng sẽ chui ra khỏi cây để làm kén.

2. Đặc điểm gây hại của sâu đục thân

Sâu ăn lớp vỏ mềm giữa thân và vỏ cứng bên ngoài nên khi sâu gây hại nhiều hoặc ăn quanh thân cây sẽ làm cho cây không vận chuyển nước và dinh dưỡng sẽ làm cây chết.

Khi bị ít cây sẽ kém phát triển, hoa ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu rất ít. Sâu quá nhiều trên 1 cây và những vườn ít quan tâm không tiêu diệt sâu kịp thời thì cây sẽ bị chết rất nhanh.

Đường đi của sâu rất ẩm ướt, nó tạo điều kiện để nấm phytophthora tấn công vào cây.

3. Biểu hiện của sâu đục thân hại sầu riêng

Sâu đục thân tấn công và ẩn nấp bên trong thân cây sầu riêng, nếu không quan sát kĩ thân cây thì rất khó phát hiện ra chúng.

Biểu hiện sâu đục thân hại sầu riêng
Biểu hiện sâu đục thân hại sầu riêng

Tại những vị trí sâu xâm nhập vào thân cây, sẽ để lại những lỗ nhỏ, xung quanh miệng lỗ có lớp bột màu nâu như mùn cưa. Đó chính là phân sâu đùn ra. Quan sát kĩ lớp vỏ ngoài của thân cây tại đó đã có sự đổi màu nâu vàng hoặc đen sạm. Quan sát thẳng dưới gốc cây sẽ thấy một lượng lớn mùn cưa rơi xuống.

Biểu hiện sâu đục thân hại sầu riêng
Biểu hiện sâu đục thân hại sầu riêng

Cây có biểu hiện lạ như héo hay đột nhiên chậm phát triển. Thì rất có thể sầu riêng của bạn đã bị sâu đục thân một thời gian rồi.

4. Đặc trị sâu đục thân trên cây sầu riêng bằng chế phẩm WAO AKA

Trong trường hợp cây sầu riêng đã bị sâu đục thân tấn công vào thân gỗ. Nhà vườn tiến hành bơm trực tiếp chế phẩm trừ sâu WAO AKA vào các lỗ sâu đục trên thân cành. Đồng thời phun xịt đều khắp thân cành lá.

Ngoài ra cần phải sử dụng Vaccin và Siêu đồng phun diệt nấm phytophthora gây bệnh xì mủ thối thân.

WAO AKA là thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới với các chủng vi sinh có khả năng tiêu diệt các loại sâu hại cực kỳ hiệu quả. Sử dụng WAO AKA không sợ sâu nhờn thuốc hay bị rửa trôi, bay hơi như các hoạt chất hóa học. WAO AKA là sản phẩm sinh học đảm bảo an toàn cho sức khỏe nông dân, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

5. Phòng ngừa sâu đục thân hại sầu riêng

Việc phát hiện và xử lý sâu đục thân sầu riêng khi chúng đã tấn công rất khó. Vì vậy bà con cần có biện pháp đề phòng trước khi chúng phá hoại sầu riêng.

Cách xử lý sâu đục thân hiệu quả nhất là tiêu diệt thành trùng đẻ ra sâu đục thân. Chính là ngăn không cho xén tóc có cơ hội đẻ trứng trên thân cây. Xén tóc rất thích ánh đèn, nên bà con có thể dùng đèn thu hút và bắt thủ công. Thời điểm xén tóc xuất hiện nhiều nhất là vào đầu mùa mưa.

Phun Nấm xanh Nấm trắng cho vườn để hạn chế xén tóc đến và đẻ trứng trên thân cây.

Thường xuyên thăm khám vườn, để ý thật kĩ thân cây để phát hiện sâu đục thân sớm nhất. Sau khi xác định sầu riêng đã bị sâu đục thân tấn công cần dùng WAO AKA để xử lý ngay.

Đối với những thân cây bị phá hoại nặng, hoặc những cây đã héo, chết thì bà con cần chặt, và thiêu hủy tại chỗ để tránh lây lan sang những cây khác.

Không nên chặt hoặc lột vỏ thân cây, vì đó chính là tạo điều kiện cho xén tóc làm tổ và đẻ trứng trên thân cây.

Có thể bạn quan tâm: