Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị nhện đỏ gây hại sầu riêng giai đoạn mang trái

Sầu riêng giai đoạn mang trái thường bị các loài côn trùng gây hại, đặc biệt là nhện đỏ. Trong thời kỳ cây ra hoa, nuôi trái nếu bị nhện đỏ tấn công sẽ khiến cây suy yếu vì quang hợp kém, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái và nuôi trái, trái dễ rụng và phát triển kém.

Ở bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn cách đặc trị nhện đỏ gây hại trên cây sầu riêng giai đoạn mang trái.

1. Đặc điểm nhận biết nhện đỏ gây hại

Loài nhện đỏ gây hại trên cây sầu riêng thường có kích thước rất nhỏ (khoảng 0.3 – 0.35mm), chúng có màu cam hoặc đỏ sậm, có nhiều lông cứng trên cơ thể. Ấu trùng mới nở có màu vàng, nâu nhạt, khó nhận biết bằng mắt thường. Nhện đỏ có khả năng sinh sản cao, một con nhện cái có thể đẻ 20 – 50 trứng trong vòng 2-3 ngày. Trứng được đẻ rải rác trên cả hai mặt lá hoặc trên trái.

Điều kiện thời tiết càng nắng nóng hoặc càng khô hạn thì vòng đời của nhện đỏ càng rút ngắn, khiến số lượng nhện tăng nhanh và tấn công gây hại trên cây sầu riêng càng nặng hơn.

2. Biểu hiện gây hại của nhện đỏ

Nhện gây hại lá sầu riêng, khiến cây quang hợp kém
Nhện gây hại lá sầu riêng, khiến cây quang hợp kém

Nhện đỏ là loài đa thực, gây hại trên nhiều loại cây trồng. Trên sầu riêng, nhện đỏ tấn công trên các lá già. Chúng tập trung ở dưới mặt lá, ăn mất diệp lục của lá, tạo nên những chấm trắng nhỏ li ti trên mặt lá. Những lá bị nặng sẽ chuyển chuyển sang màu xám trắng, sau đó khô dần rồi rụng.

Nhện gây hại nặng, lá chuyển sang màu trắng xám
Nhện gây hại nặng, lá chuyển sang màu trắng xám

Trong thời kỳ cây ra hoa, nuôi trái nếu bị nhện đỏ tấn công sẽ khiến cây suy yếu vì quang hợp kém, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái và nuôi trái, trái dễ rụng và phát triển kém.

3. Đặc trị nhện đỏ gây hại sầu riêng

Khi phát hiện vườn đã bị nhện tấn công, bà con tiến hành phun kết hợp CNX RS với Phân bón lá A4Phân bón lá A4 sẽ làm dày lá, tăng diệp lục. CNX RS sẽ ký sinh tiêu diệt cả nhện trưởng thành và trứng nhện trên bề mặt lá nên mật độ sẽ giảm rất nhanh. Bà con nên xịt ướt đẫm cả hai mặt của lá. Nên phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày để trị nhện.

>>> Nhấp vào tên sản phẩm để tìm hiểu thông tin chi tiết.

4. Phòng trừ nhện đỏ gây hại sầu riêng

Để bảo vệ vườn sầu riêng khỏi nhện đỏ gây hại, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời. Các chuyên gia khuyến cáo bà con cần thực hiện tốt những việc làm sau:

  • Cắt tỉa cành tạo vườn thông thoáng, không trồng sầu riêng với mật độ dày.
  • Chú ý bón phân cân đối, bón tập trung để đọt non ra đồng loạt
  • Vào mùa nắng, thời tiết hanh khô, bà con nên thường xuyên tưới nước lên tán lá tạo ẩm độ cao.
  • Thời điểm cây ra lộc non và sau khi đậu quả. Sử dụng chế phẩm sinh học CNX-RS phun định kỳ cách nhau 15 ngày. Phun phòng trước và trong thời điểm thời tiết khô, nóng.

Có thể bạn quan tâm:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị rệp sáp hại sầu riêng giai đoạn trái non

Cây sầu riêng trong giai đoạn mang trái gặp rất nhiều loài côn trùng tấn công làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái cũng như sức khỏe của cây trồng. Một trong những loại côn trùng gây hại mạnh trong giai đoạn này là rệp sáp. Ở bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn bà con cách đặc trị rệp sáp gây hại sầu riêng giai đoạn trái non.

1. Đặc điểm của rệp sáp

1.1. Đặc điểm hình thái và sinh thái

Rệp sáp thuộc họ Rệp sáp phấn (Pseudococcidae), bộ Cánh đều (Homoptera). Cơ thể của chúng chỉ nhỏ cỡ như hạt mè hoặc lớn hơn một chút. Xung quanh cơ thể có những tua ngắn, trên cơ thể có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn.

Rệp sáp trên cơ thể có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn
Rệp sáp trên cơ thể có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn

Rệp sáp cái có thân hình dài khoảng 3 mm, màu hồng hay vàng, bên ngoài phủ một lớp phấn bột trắng. Trứng được đẻ thành từng chùm 100 – 200 trứng, một con cái có thể đẻ 600 – 800 trứng. Sau 6 – 10 ngày, trứng nở ra rệp sáp con (crawler) màu vàng nhạt, trơn chưa phủ lớp bột trắng. Chúng nhanh chóng tìm nơi trú ẩn và gây hại.

Rệp sáp đực nhỏ hơn con cái, lột xác 4 lần, có cánh, ngược lại rệp cái chỉ lột xác 3 lần, sau đó đẻ trứng và chết, rệp cái không có cánh. Rệp sáp tăng mật số rất nhanh, mỗi năm sinh sản 2 – 3 lần. 

1.2. Đặc điểm gây hại

Cả con rệp trưởng thành và con rệp non (con ấu trùng) đều bu bám vào cuống trái, hoặc các rãnh  giữa các gai trên vỏ trái để chích hút nhựa của trái  làm cho trái kém phát triển , nhất là khi trái còn non mà lại bị hại nặng (mật số rệp cao) có thể làm cho trái bị biến dạng hoặc bị rụng non. Ngoài gây hại trực tiếp cho trái  trong chất bài tiết của rệp  còn chứa nhiều chất đường mật, đây là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng (Capnodium  sp.) phát triển, làm cho vỏ trái bị phủ một lớp mầu đen như bồ hóng (như các bạn đã thấy), ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của vỏ trái, khi bán đôi khi bị mất giá, gây thiệt thòi cho nhà vườn.

2. Biểu hiện của rệp sáp hại trái non sầu riêng

Rệp sáp gây hại mạnh vào giai đoạn xổ nhụy, trái non. Chúng tấn công hầu hết các bộ phận của cây như thân cành, lá, hoa, quả, rễ. Nhưng đặc biệt gây hại mạnh trên hoa và trái non.

Trên hoa, chúng tấn công ở cuống hoa làm teo tóp cuống, làm hỏng hạt phấn, khiến hoa héo khô và rụng.

Rệp sáp gây hại hoa sầu riêng
Rệp sáp gây hại hoa sầu riêng

Trên trái làm teo cuống trái, trái méo mó, hỏng gai, chậm phát triển. Khi trái lớn rệp sáp cùng nấm bồ hóng bám đầy trên trái làm trái bị đen, đốm, mất thẩm mĩ.

Rệp sáp gây hại trái non sầu riêng
Rệp sáp gây hại trái non sầu riêng

3. Đặc trị rệp sáp sầu riêng giai đoạn trái non

Khi phát hiện có vườn xuất hiện rệp gây hại bà con dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám sẽ có tác dụng rửa trôi bớt rệp.

Sau đó sử dụng Nấm xanh nấm trắng kết hợp với Amino acid phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3-5 ngày.

Để tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất, bà con nên phun xịt trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám.

4. Phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng giai đoạn trái non

Trong mùa khô dùng một lớp rơm phủ hoặc là lớp cỏ phủ vườn nhằm tạo độ ẩm. Kết hợp bón phân hữu cơ, tưới nước đầy đủ cũng làm giảm rệp sáp xuất hiện trong mùa khô một cách đáng kể.

Thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái… để vườn luôn thông thoáng. Đối với những trái có quá nhiều rệp đeo bám có thể mạnh dạn cắt bỏ rồi đem tiêu hủy để hạn chế sự lây lan của chúng. Chăm sóc chu đáo để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.

Duy trì một số loài thiên địch có sẵn trong thiên nhiên không chế được rệp sáp như Bọ rùa và Ong ký sinh để chúng ăn thịt những con rệp này.

Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun phòng rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có trái non trở đi.

Bạn cần biết:

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị sâu đục trái gây hại trên cây sầu riêng

Sâu đục trái là một trong những dịch hại chính trên cây sầu riêng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng trái. Sâu đục trái là loại sâu bệnh rất khó phát hiện, nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, để đến lúc chúng ăn sâu vào trái sẽ rất khó xử lý, gây thiệt hại không nhỏ. Bài viết này, WAO sẽ hướng dẫn các bạn cách đặc trị sâu đục trái gây hại trên cây sầu riêng.

1. Đặc điểm hình thái và sinh thái của sâu đục trái

Sâu đục trái có tên khoa học là Conogethes punctiferalis. Sâu đục trái có 3 thời kì phát triển:

Thời kì trứng và nhộng:

Trứng của sâu đục trái có hình bầu dục, có kích thước khoảng
2 – 2.5 mm.

Nhộng mới nở sẽ có màu nhạt sau đó chuyển sang màu nâu đậm với kích thước từ 6 – 8 mm, sau khoảng 8 ngày nhộng sẽ nở thành ấu trùng.

Thời kì ấu trùng:

Ấu trùng sâu đục trái có chiều dài khoảng 10 – 22 mm, có màu hồng hoặc màu tím, đầu nhỏ màu nâu đen, thân trắng ửng hồng, có 2 đốt ngực trước và sau.

Trên lưng có những đốm màu nâu nhạt, có lông cứng nhỏ, lỗ thở màu đen.

Thời kì thành trùng sâu đục trái:

Thành trùng của sâu đục trái có kích thước nhỏ.

Chiều dài thân 6 mm với sải cánh từ 14 – 20 mm, toàn thân có màu vàng và có nhiều chấm đen.

Thành trùng hoạt động chủ yếu về đêm.

2. Đặc điểm gây hại của sâu đục trái

Sâu đục trái thường đẻ trứng gần cuống trái non, sâu non nở ra đầu tiên tấn công vỏ trái sầu riêng. Sau đó, sâu tiếp tục đục vào phía trong trái và tấn công phần thịt trái.

Sâu phá hại từ khi trái non đến khi sắp chín, nhưng nặng nhấy là khi trái bắt đầu vô cơm.

Biểu hiện sầu riêng bị sâu đục trái
Biểu hiện sầu riêng bị sâu đục trái

Sâu gây hại khi trái non sẽ làm trái biến dạng và rụng. Nếu sâu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm mất chất lượng mỗi trái.

Những trái bị sâu tấn công, tại những lỗ đục phân đùn ra ngoài, khi gặp nước mưa hoặc độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho nấm phytophthora xâm nhập gây thối quả, chỗ thối sẽ chuyển sang màu nâu đen.

Những trái bị sâu tấn công, tại những lỗ đục phân đùn ra ngoài
Những trái bị sâu tấn công, tại những lỗ đục phân đùn ra ngoài

Trên cây sầu riêng trái chùm thường bị sâu gây hại nhiều hơn cho trái đơn.

3. Đặc trị sâu đục trái gây hại trên cây sầu riêng

Trong trường hợp trái sầu riêng đã bị sâu đục, bà con sử dụng chế phẩm trừ sâu WAO AKA phun xịt đều lên vết sâu đục.

WAO AKA là thuốc trừ sâu sinh học thế hệ mới với các chủng vi sinh có khả năng tiêu diệt các loại sâu hại cực kỳ hiệu quả. Sử dụng WAO AKA không sợ sâu kháng thuốc, nhờn thuốc hay bị rửa trôi, bay hơi như các hoạt chất hóa học. WAO AKA là sản phẩm sinh học đảm bảo an toàn cho sức khỏe nông dân, người tiêu dùng và môi trường sinh thái.

Mua ngay: WAO AKA đặc trị sâu đục trái sầu riêng

[add_to_cart id=”22340″ style = “border: 1px solid #ccc; padding: 10px;” class=”custom-buy-now”]

4. Biện pháp phòng trừ sâu đục trái

Tỉa cành tạo tán sau khi thu hoạch để vườn thông thoáng.

Tạo điều kiện cho cây ra chồi và hoa đồng loạt bằng việc cắt tỉa cành và chế độ phân bón hợp lý.

Chăm sóc tốt cho cây để cây có sức khỏe tốt, trái to, vỏ cứng cáp làm giới hạn sự xâm nhập của sâu.

Sau đậu trái 1 tháng tiến hành tỉa trái (loại bỏ trái phát triển kém, méo mó, chỉ nên để 1-2 trái /chùm).

Thăm vườn thường xuyên để phát hiện thời gian sâu đục quả bắt đầu đẻ trứng hoặc giai đoạn sâu mới gây hại khi quả vừa hình thành.

Dùng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA phun định kỳ để diệt trứng sâu và sâu non mới nở trên trái.

Đồng thời nuôi và phát triển các loài thiên địch của sâu đục trái trong vườn như kiến vàng, ong ký sinh họ Trichogrammatidae.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị bọ trĩ gây hại trái non trên cây bưởi

Phòng trừ côn trùng giai đoạn trái non là việc hết sức quan trọng và cần thiết bởi giai đoạn này sẽ quyết định đến mẫu mã và chất lượng của trái sau này. Thời điểm này, bọ trĩ là loài côn trùng gây hại trên trái non bưởi, chúng tấn công làm trái non sần sùi và rụng.

1. Đặc điểm hình thái và sinh thái của bọ trĩ

Bọ trĩ có tên khoa học là Selenothrips rubrocinctus, vòng đời của bọ trĩ có thời gian khoảng 24 – 31 ngày; trứng: 3 – 5 ngày; ấu trùng tuổi 1: 3 – 4 ngày; ấu trùng tuổi 2: 4 – 6 ngày; ấu trùng tuổi 3 (tiền nhộng): 4 -5 ngày; nhộng: 5 -7 ngày; thành trùng: 10 – 14 ngày.

Vòng đời bọ trĩ
Vòng đời bọ trĩ

Bọ trĩ cái có chiều dài khoảng 1 mm, hình bầu dục, trên lưng có một băng đỏ, băng đỏ này nằm liền sau đôi chân thứ 3. Bọ trĩ đực có chiều dài khoảng 1 – 1,4mm.

Chúng có màu vàng nhạt đến nâu hoặc màu đen, mắt màu đỏ.

Nhộng có màu vàng sậm, mắt kép và mắt nhỏ có màu đỏ, mầm cánh xuất hiện, râu đầu ngắn.

2. Đặc điểm gây hại của bọ trĩ

Bọ trĩ thường kiếm ăn theo nhóm lớn, chúng nhảy hoặc bay đi khi bị quấy rầy.

Bọ trĩ là côn trùng sống và gây hại chủ yếu trên hoa, quả non.

Hoa bị bọ trĩ tấn công nếu nặng sẽ nhanh tàn, cánh hoa rụng sớm và giảm tỷ lệ đậu quả.

Trên lá non, bọ trĩ làm lá bị biến màu, cong queo.

Trái bưởi bị bọ trĩ gây hại
Trái bưởi bị bọ trĩ gây hại

Trên trái, bọ trĩ tạo ra những mảng xám hoặc những phần lồi màu bạc trên vỏ trái.

Do bọ trĩ gây hại chủ yếu ở phía dưới lá đài nên khi trái lớn những mảng sẹo này sẽ lộ ra phía ngoài lá đài thành những vòng sẹo lồi rất đặc trưng. Vết sẹo do bọ trĩ gây ra sẽ làm mất giá trị thương phẩm của trái.

3. Đặc trị bọ trĩ gây hại trái non trên cây bưởi

Để đặc trị bọ trĩ bà con sử dụng chế phẩm sinh học Biobug (nấm ba màu) phun ướt đẫm thân, cành, lá liên tục 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 – 5 ngày.

Biobug có đặc tính vượt trội nhờ sử dụng công nghệ sinh học để chiết xuất ra các vi sinh vật có lợi giúp ức chế, tiêu diệt và phòng trừ trứng và côn trùng gây hại.

Thành phần của Biobug:

  • Nấm xanh (Metarhizium sp): 1X108CFU/ml
  • Nấm trắng (Beauveria sp): 1X108CFU/ml
  • Nấm tím ( paecilomyces sp):1X108CFU/ml
  • Giấm gỗ (Axit pyroligneous): Xua đuổi côn trùng

Cách sử dụng Biobug:

Pha 65ml Biobug với 60 lít nước.

Phun đầy đủ 2 lần cách nhau 3-5 ngày để tiêu diệt bọ trĩ và côn trùng gây hại khi mật độ cao.

Phun định kỳ 15 ngày/lần để phòng trừ, xua đuổi.

Lưu ý:

  • Kết hợp với Amino acid để tăng hiệu quả sử dụng.
  • Sử dụng sau 4h chiều để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Có thể pha chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

4. Một số biện pháp phòng trừ khác

Tỉa cành tạo tán, vệ sinh vườn trồng tạo độ thông thoáng để tránh độ ẩm cao trong vườn.

Khi vườn có biểu hiện bị bọ trĩ tấn công, bà con cần xử lý ngay rồi đem đi tiêu hủy an toàn.

Thu nhặt những trái bị hại đem tiêu hủy.

Phun nước lên cây để rửa trôi bọ.

Thiên địch tự nhiên
Thiên địch tự nhiên

Bảo vệ và lợi dụng thiên địch tự nhiên.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị sâu đục trái non bưởi bằng chế phẩm trừ sâu sinh học

Hiện nay, cây bưởi đang trong thời kỳ trái non, việc chăm sóc cây bưởi giai đoạn này là hết sức quan trọng bởi nó quyết định đến chất lượng và năng suất của cây bưởi đến cuối vụ. Giai đoạn này, cây bưởi thường bị sâu đục trái non gây hại, bài viết này WAO sẽ hướng dẫn bà con cách đặc trị sâu đục trái non bưởi bằng chế phẩm sinh học.

1. Đặc điểm gây hại của sâu đục trái non bưởi

Sâu đục vỏ trái

Chúng xâm nhiễm gây hại từ khi quả còn rất nhỏ; vết đục tạo nên những u sần trên quả, nếu bị nặng quả sẽ rụng. Nếu sâu đục vỏ quả gây hại muộn quả thường bị biến dạng bởi những u sần làm giảm giá trị thương phẩm giảm.

Sâu đục trái

Sâu đục ruột trái non
Sâu đục ruột trái non

Sâu non mới nở đục ngay vào vỏ quả sâu khoảng 3- 5 mm; mỗi lỗ đục có một con sâu non cư ngụ. Ngoài miệng lỗ thường thấy phân sâu đùn ra nên rất dễ phát hiện. Sâu non càng lớn càng đục sâu vào bên trong để ăn thịt quả. Lỗ đục của sâu vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm; vừa hấp dẫn ruồi đục quả trưởng thành đến đẻ trứng và gây hại. Khi bị hại nặng quả bị thối và rụng sớm, ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng.

Sâu róm (hay còn gọi là sâu lông)

Sâu gặm trái non
Sâu gặm trái non

Sâu thường tấn công gặm từ vỏ quả vào cả phần thịt quả bên trong; làm hỏng quả hoặc ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.

2. Đặc trị sâu đục trái non bưởi bằng chế phẩm trừ sâu sinh học

Để xử lý sâu đục trái non bưởi nhanh chóng, bà con sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA.

  • Với thành phần chính là vi khuẩn Bacillus Thuringiensis (Bt) có khả năng tiết ra tinh thể độc; sau khi sâu ăn phải độc tố thì lúc này độc tố mới phát huy tác dụng; khiến sâu tê liệt thần kinh, ngừng ăn (ngừng phá hại) và chết sau 2-3 ngày.
  • Ngoài ra, trong thành phần thuốc trừ sâu sinh học WAO AKA còn chứa các chủng Virus nhân đa diện NPV có tác dụng lây nhiễm; nhằm xử lý các loại sâu đục vào trong không tiếp xúc với BT như sâu vẽ bùa, sâu đục quả, sâu đục thân. Chúng cũng tạo ra những trận dịch kéo dài khiến trứng ấu trùng không thể nở. Sâu hại sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng.
  • Hoàn toàn không lo sâu kháng thuốc – nhờn thuốc.
  • Sản phẩm sinh học đảm bảo an toàn sức khỏe, không gây tồn dư, thân thiện với môi trường.

Cách sử dụng:

  • Pha 1 gói chế phẩm trừ sâu sinh học WAO AKA với 200 lít nước sạch. Sau đó khuấy đều cho thuốc tan hoàn toàn.
  • Cách phun: Phun ướt đẫm thân, cành, lá, quả, tập trung vào những nơi sâu ẩn nấp.
  • Phun 2 – 3 lần cách nhau 3 ngày.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Phun trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều để đạt hiệu quả cao nhất.

3. Một số biện pháp phòng trừ khác

Giai đoạn cây bưởi nuôi trái non là thời điểm rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh. Thời kỳ này phải luôn đảm bảo giữ độ ẩm trong đất, tránh hiện tượng cây bưởi bị ngập gốc khi mưa lớn xảy ra. Vì thế, người dân trồng bưởi cần khẩn trương khơi thông các cống rảnh để nước thoát kịp thời nếu có mưa xảy ra.

Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng cho cây thì việc phòng bệnh kịp thời cũng phải hết sức được chú ý để không xảy ra hiện tượng rụng quả. Đặc biệt khi thời tiết nắng lên các đối tượng bệnh hại như sâu vẽ bùa, rệp, sâu ăn lá, nhện sẽ xuất hiện nhiều, bà con cần chủ động sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ.

Cắt tỉa cành lá bị bệnh, cắt bỏ những cành ra hoa nhưng không có khả năng đậu quả, cành tăm, cành khô, cắt tỉa bớt các trái dị hình, trái bị sâu bệnh, trái nhỏ ở những chùm sai để thông thoáng cho cây quang hợp, hạn chế nấm, sâu bệnh trú ngụ phát sinh gây hại và tạo điều kiện cho các quả chính phát triển tốt.

Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây bưởi giai đoạn trái non là rất cần thiết và cần được tiến hành đúng kỹ thuật. Đây sẽ là điều kiện tốt cho cây bưởi giữ trái và nuôi trái thuận lợi, chuẩn bị cho một vụ mùa bội thu.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Đặc trị các loài nhện gây hại trên cây bưởi giai đoạn trái non

Cây bưởi trong giai đoạn trái non thường bị các loài nhện gây hại như: nhện vàng, nhện đỏ, nhện trắng. Chúng thường gây hại trên trái và lá non. Nhện gây hại làm ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã của trái sau này; khiến lá bị mất diệp lục làm giảm khả năng quang hợp của cây. Vì vậy đặc trị các loài nhện gây hại cây bưởi giai đoạn trái non là hết sức cần thiết và phải tiến hành kịp thời.

1. Các loài nhện gây hại trên cây bưởi giai đoạn trái non

Nhện vàng

Nhện vàng gây hại chủ yếu trên trái, từ trái non đến trái đã già, chúng gây hại bằng cách cạp và hút dịch vỏ trái làm vỏ trái chuyển sang màu nâu đến nâu đen (thường gọi là triệu chứng “da lu”). Thông thường, nhện được tìm thấy trên những trái nằm khuất trong tán lá, khi mật số Nhện trong vườn cao có thể dễ dàng bắt gặp chúng trên những trái nằm ở phần rìa tán. Ít thấy nhện xuất hiện trên lá.

Nhện gây hại trái non
Nhện gây hại trái non

Nhện đỏ

Nhện đỏ gây hại trên cả lá và quả non. Chúng sống ở mặt trên lá già, lá bánh tẻ, khi mật độ cao nhện sống cả ở dưới mặt lá, cành lộc non, quả. Chúng chích hút trên lá và trái để lại triệu chứng giống như bị cào, trên vỏ quả phủ một lớp màu vàng xạm, trên mặt lá xuất hiện các điểm sáng. Lá, quả bị hại nặng trở nên có màu trắng bạc, dễ bị rụng, cây còi cọc, không ra lộc.

Nhện làm trái bị hiện tượng da lu, da cám, mẫu mã xấu
Nhện làm trái bị hiện tượng da lu, da cám, mẫu mã xấu

Nhện trắng

Chúng thường tạo ra các vết rám xạm màu vàng bạc hay chì màu da sạm giống như màu da cá mập và lan rộng ra khắp bề mặt quả. Thỉnh thoảng vết sạm giống như màu đồng thiếc, quả thấp trên cây thường bị hại nặng đầu tiên.

Hậu quả bị nhện tấn công khi trái non
Hậu quả bị nhện tấn công khi trái non

2. Đặc trị các loài nhện gây hại trên cây bưởi giai đoạn trái non

Khi vườn đã bị nhện tấn công bà con sử dụng chế phẩm trừ nhện CNX RS pha với nước để phun (pha với tỉ lệ 100gr CNX RS với 40 lít nước).

Cách phun:

Phun 2 lần liên tiếp cách nhau 3 – 5 ngày.

Phun xịt kỹ vào những vị trí nhện ẩn nấp (mặt trên và mặt dưới lá, kẽ lá và trái, chùm trái).

Lưu ý:

  • Đối với vườn cây rậm rạp, bà con cần cắt tỉa tạo cành thông thoáng trước khi phun thuốc, vì nhện thường trú ẩn ở những nơi kín đáo, nếu cây rậm rạp thuốc sẽ khó phun đến được, dẫn đến việc đặc trị không hiệu quả.
  • Kết hợp với Amino acid để tăng độ bám dính của CNX RS giúp đạt hiệu quả tốt hơn.

3. Phòng trừ nhện gây hại cây bưởi giai đoạn trái non

Cắt tỉa vườn trồng thông thoáng, tránh rập rạp để hạn chế nhện có môi trường trú ngụ và sinh sản.

Chủ động phun phòng nhện trắng, nhện đỏ, nhện vàng bằng chế phẩm trừ nhện CNX RS; vào các thời điểm trước khi bước vào mùa nóng, trước thời điểm cây đi lộc và sau thời điểm đậu trái non.

Canh tác xen canh để hạn chế sâu bệnh côn trùng; tạo môi trường thuận lợi để phát triển các loại thiên địch như ong, kiến vàng, bọ rùa giúp kiểm soát nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng.

Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học trong vườn.

Thăm khám vườn thường xuyên nhằm phát hiện nhện gây hại sớm để có hướng xử lý kịp thời.

>>>Nhấn vào tên sản phẩm để tìm hiểu thông tin chi tiết và đặt hàng.