Phân cá rất tốt đối với cây trồng, đặc biệt là cây ăn trái. Vitamin, vi lượng và khoáng chất có trong phân cá giúp cây trồng bổ sung dinh dưỡng cực nhanh.
Phân cá tốt nhưng giá trên thị trường thường rất đắt, vì vậy gần đây nhiều bà con đã áp dụng việc lấy công làm lãi bằng cách tự ủ phân cá. Tự ủ phân cá giá thành rất rẻ nhưng thời gian lâu và dễ gây ra mùi hôi thối nếu không xử lý đúng cách. Để ủ đúng cách, chúng ta cần bổ sung thêm men vi sinh phân giải protein.
Protein có trong xác cá sẽ được hai chủng vsv là Actinomicetes spp và Bacillus subtillis phân hủy nhanh tạo thành đạm hữu cơ chỉ trong thời gian 20 – 30 ngày. Đặc biệt khi ủ cá bằng hai chủng vi sinh này tuyệt đối sẽ không gây ra mùi hôi trong suốt quá trình ủ.
1. Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để ủ phân cá:
Tiếp đó cho cá vào phuy. Đổ hỗn hợp trên vào phuy sao cho nước ngập bề mặt cá. Dùng vỉ nén chặt không để cá nổi lên trên mặt nước.
Dùng vải mùng bịt kín sau 7 ngày đảo đều lại một lượt và đậy nắp kín lại (nhớ đục 1 lỗ nhỏ trên nắp thùng để thoát hơi).
Lưu ý: Nguyên liệu chỉ bỏ đầy 2/3 thùng, 1/3 thùng còn lại để chứa hơi trong quá trình phân hủy cá sinh ra. Trong quá trình ủ sẽ có mùi hôi ở 3-5 ngày đầu. Sau đó sẽ nghe mùi thơm của mắm nêm hoặc mắm ruốc là đạt. Thời gian phân hủy sẽ từ 20 – 30 ngày tùy thuộc vào cá nguyên liệu lớn hay bé, nhưng thường thì sau 60 ngày cá sẽ tan hoàn toàn và có thể cho sử dụng.
3. Công dụng của phân cá:
Bổ sung đạm cá hữu cơ giúp cây trồng ngay lập tức hấp thu và chuyển hóa thành dinh dưỡng.
Giúp cải tạo đất xấu, đất cát và đất bạc màu.
Sử dụng như một phương pháp trồng rau hữu cơ, giúp cây lớn nhanh, lá xanh dày, gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm sau khi thu hoạch.
Sử dụng cho cây ăn trái giúp gia tăng hương vị, mẫu mà và màu sắc trái
Có thể tưới gốc, phun lên lá đều cho hiệu quả nhanh chóng.
4. Cách sử dụng
Sau khi ủ phân cá được 30 ngày có thể sử dụng để bón cho cây. Pha tỉ lệ 1/200 để tưới gốc và 1/300 để phun lá.
Thời điểm phun và tưới phân cá tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều mát (sau 5h chiều).
Câu hỏi thường gặp: Chế phẩm Men ủ cá mua ở đâu?
– Đặt hàng trực tiếp tại đây:
– Gọi ngay theo số hotline 0978.497.345 để được hướng dẫn chi tiết.
Nấm đối kháng trichoderma là một loại nấm khá quen thuộc. Loại nấm này đa số được sử dụng để phân giải chất hữu cơ trong đất và xử lý ủ các loại phân chuồng như phân bò, phân gà, phân lợn, phân dê,…
Nói đến phân chuồng, chúng ta nghĩ đến ngay một loại phân hữu cơ khá quen thuộc, dễ kiếm, giá trị cao đối với cây trồng. Phân chuồng bổ sung nhiều hữu cơ cho đất giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên phân chuồng rất độc nếu chưa được xử lý. Trong phân chuồng có rất nhiều nấm bệnh và tuyến trùng. Đặc biệt là phân chuồng tươi. Vậy nên việc ủ phân chuồng bằng nấm trichoderma là việc hết sức cần thiết nếu không muốn cây trồng mắc bệnh.
Quy trình ủ phân chuồng bằng nấm đối kháng trichoderma như sau:
Trải nilon dưới đáy, đổ phân thành luống dài, trộn đều với 20kg super lân và 2-3kg trichoderma.
Dùng 1kg urea pha với 50-100 lít nước (tuỳ vào độ ẩm của phân nguyên liệu mà pha lượng nước cần thiết).
Tưới đều dung dịch urea lên hỗn hợp phân vừa trộn. Ủ thành đống lớn rồi dùng bạt nilon bao kín lại.
Sau khi ủ 5 ngày nên xáo lại đống phân ủ. 30 ngày sau xáo lại lần nữa để chất lượng phân được đồng đều và quá trình ủ phân xảy ra toàn vẹn.
Sau 45 ngày ủ có thể sử dụng phân chuồng một cách vô tư. Lúc này phân rất tốt và gần như vô hại với tất cả các loại cây trồng.
Vì sao phải bổ sung lân và nấm đối kháng trichoderma?
– Mục đích của việc trộn Super lân là để cung cấp thêm lượng Phospho cho phân khi sử dụng. Đồng thời super lân cũng góp phần hạn chế sự bay hơi của đạm hữu cơ.
– Trichoderma là dòng nấm đối kháng của các loại nấm thối rễ như Rhyzoctonhia, Pythium, Phytothora, Fusarium solani,… Sự có mặt của Trichoderma góp phần làm “sạch” mầm bệnh có trong phân chuồng. Nấm Trichoderma còn sống và phát triển tốt trong môi trường phân chuổng ủ nên khi bón cho cây trồng chúng sẽ tiếp tục “tiêu diệt” các loại nấm gây hại có trong đất.
– Dung dịch Urea vừa cung cấp thêm lượng Urea đồng thời làm đủ độ ẩm cho đống phân ủ. Bạt nilon trùm kín nhằm thúc đẩy quá trình lên men kỵ khí. Quan trọng nhất là tạo nhiệt độ cao (60 độ) để tiêu diệt các mầm bệnh khác và hạt cỏ dại nếu có.
Lúng túng trong việc bón phân, không biết bón phân như thế nào cho hợp lý và hiệu quả. Đó hiện là thực trạng không chỉ của một mà là của rất nhiều bà con nông dân. Sau đây Công ty Cổ Phần Ứng Dụng Công Nghệ Xanh Việt Nam sẽ hướng dẫn bà con với 4 nguyên tắc bón phân cơ bản để bón phân hiệu quả hơn. Mong bà con quan tâm và bổ sung thêm kiến thức để việc chăm sóc cây trồng tốt hơn.
Nguyên tắc 1: ” Đúng loại phân bón “
– Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao…
– Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả.
– Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây.
Ví dụ: Giai đoạn đầu của hầu hết các loại cây trồng đều cần loại phân có hàm lượng Đạm cao hơn. Nếu dùng phân hỗn hợp NPK để bón cho cây thì chọn loại có hàm lượng đạm cao như: NPK 18-6-17 , NPK 12-5-15+BO+TE,….
– Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
Ví dụ: Ở vùng đất quá chua, đất phèn thì nên sử dụng phân lân nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít (phân lân supe) vì sẽ làm tăng độ chua của đất. Cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ không phát triển được.
Nguyên tắc 2: ” Liều lượng vừa phải “
– Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp.
Ví dụ: Vụ đông xuân ở miền bắc, thời tiết lạnh làm cho cây trồng hút ít dinh dưỡng hơn các vụ khác thì nên bón với số lượng ít hơn vừa tiết kiệm được chi phí lại không gây lãng phí.
– Trong canh tác, nông dân cũng có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà gia giảm lượng phân cho tương đối. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý điều kiện thổ nhưỡng và pH của môi trường đất.
Nguyên tắc 3: ” Đúng thời điểm “
– Bón phân đúng thời điểm là bón đúng lượng, đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển. Vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh. Không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường. Cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh. Năng suất chất lượng nông sản thấp.
Ví dụ: Để cây ăn trái ra hoa và đậu trái nhiều thì ta phải bón phân cho cây ở thời điểm chuẩn bị ra hoa. Trong thời kỳ nuôi dưỡng trái bón thêm phân bón lá…
Nguyên tắc 4: ” Đúng quy cách “
– Bón phân đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà SX).
– Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng.
Ví dụ: Phân bón lá thì phải phun vào lúc trời mát. Trước 9 giờ sáng hoặc 15–17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá. Cây hấp thu tối đa lượng phân được phun…
– Phân bón lá nếu không sử dụng đúng cách sẽ làm tổn thương cây (cháy lá). Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng. Đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá.
– Trong sử dụng phân bón hữu cơ khuyến cáo khi bón phân hãy đào rãnh và bón vòng theo hình chiếu của tán cây, phân hóa học như NPK bón theo đường rãnh cách gốc 2/3 hình chiếu của tán cây, bởi cây nhận được phân qua hệ thống lông hút của rễ, mà hệ thống lông hút lại tập trung ở gần đầu chóp rễ và tồn tại không quá 24 tiếng do quy luật phát triển của cả hệ thống rễ, bên cạnh đó phân khi bón vào đất phải có quá trình hòa tan, phân ly tạo các ion và bám vào keo đất. Do đó bón phân theo hình chiếu tán, để phân có thời gian hòa tan, rễ có thời gian tìm đến để hấp thu phân.
Chú ý: Việc sử dụng đúng 04 nguyên tắc trên ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Hiện nay nạn phân bón giả trôi nổi, hoành hành khắp mọi nơi gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung. Vì vậy, một số nhà khoa học cũng như chuyên gia trong lĩnh vực phân bón đã nghiên cứu và đúc kết ra một số cách thức lựa chọn phân bón cơ bản. Giúp cho bà con nông dân lựa chọn phân bón được dễ dàng hơn.
10 lời khuyên từ chuyên gia trong lựa chọn phân bón mà bà con có thể tham khảo:
1. Không ham rẻ, khuyến mại cao. Vì nếu rẻ mà lại khuyến mại lớn chỉ có thể là chất lượng thấp hoặc rởm, giả.
2. Không sính ngoại, chúng ta đã chứng minh được dinh dưỡng ngoại hay nội đều giống nhau. Trong khi phân bón ngoại lại đắt hơn.
3. Không mua phân bón bị vón cục, đóng rắn cứng ngắc hoặc chảy nước vì chúng đã bị biến đổi chất lượng.
4. Chọn mua các loại phân của các doanh nghiệp lớn, uy tín và có bề dày lịch sử.
5. Chọn phân bón chứa nhiều loại dinh dưỡng khác nhau. Bởi cây trồng cần rất nhiều các chất dinh dưỡng trung, vi lượng khác ngoài NPK.
6. Chọn phân bón phù hợp với cây trồng và đất. Ruộng chua ta phải dùng loại phân kiềm, nếu độ pH thấp không nên dùng các sản phẩm phân bón có gốc axít vì nó gây chua đất.
7. Chọn phân bón phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của cây. Bởi mỗi giai đoạn sinh trưởng cây trồng cần như cầu các chất dinh dưỡng khác nhau.
8. Chọn loại phân phù hợp với đối tượng cây trồng, đất trồng.
9. Chọn loại phân bón tan chậm trong đất để tăng hiệu quả sử dụng phân bón cũng như hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
10. Chọn phân có giá thành 1% đơn vị dinh dưỡng thấp nhất. (chia giá thành 1kg phân bón cho tổng % dinh dưỡng ghi trên bao bì). Vậy nếu doanh nghiệp uy tín nhưng lại bán quá đắt bà con cũng không nên mua. Nên tìm doanh nghiệp uy tín khác có giá bán phù hợp hơn.
Chôm chôm là cây ăn quả nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, không thích hợp ở những vùng có độ cao trên 700m. Nhiệt độ thích hợp từ 22-30 độ C, lượng mưa khoảng 2.000 mm/năm, phân bố đều trong năm. Chôm chôm thích hợp trên đất thịt nhẹ đến trung bình, tầng canh tác dày, thoáng xốp, thoát nước tốt, đất nhiều mùn, pH 5-6.
cành chôm chôm sai trĩu nhờ bón phân cân đối và hợp lý
Cây Chôm chôm có nhu cầu cao đối với Đạm và Kali, khi thiếu Kali cây bị bệnh khô cháy đầu lá. Bón phân cho cây chôm chôm cân đối và đúng cách cho năng suất cao và ít sâu bệnh.
Quy trình bón phân cho chôm chôm như sau:
Bón lót trước khi trồng:
Mỗi gốc bón từ 10 – 15kg phân chuồng đã ủ hoai mục bằng TRICHODERMA, 200 – 300g lân, trộn đều với đất mặt xung quanh. Tham khảo quy trình xử lý phân chuồng nhằm tăng tối đa hiệu quả sử dụng tại đây
Bón phân theo tuổi cây:
Năm thứ nhất: Lượng bón cho một gốc: 50g N+ 250g K2O( 100g urê+40g KCl). Chia làm 2 lần bón vào tháng thứ 1 và tháng thứ 6 sau khi trồng.
Năm thứ 2: Lượng bón cho một gốc: 100g N+50g K2O (200g urê+80g KCl). Chia làm 2 lần để bón vào đầu và cuối mùa mưa.
Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho quả. Lượng bón cho một cây là: 500g phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2. Chia ra bón 2 lần vào trước ra hoa và sau khi thu hoạch.
Năm thứ 4: Lượng phân tăng so với lần trước 0,5-1,0 kg/cây. Giữ nguyên tỷ lệ NPK là 2:1:2. Chia thành 4 lần để bón:
+ Lần 1: sau khi thu hoạch quả. Tiến hành tỉa cành. Bón toàn bộ lân+1/3N và 1/3 K2O.
+ Lần 2: trước khi nở hoa: bón 1/3N.
+ Lần 3: khi quả có đường kính 1-2cm. Bón 1/3 N và 1/3 K2O.
+ Lần 4: trước khi thu hoạch 1 tháng: Bón 1/3 kali.
– Những năm sau để đảm bảo cây cho quả ổn định, lượng phân bón được tăng dần lên:2-3kg NPK cho một cây trong 1 năm và 10-30kg phân chuồng.
Với năng suất 7,3 tấn/ha quả, chôm chôm lấy đi từ đất : 1,5kg N, 2kg P2O5 ; 11,7kg K2O; 5,9kg Ca; 2,7kg Mg trên diện tích 1ha. Vì vậy, cần thiết bón phân hàng năm cho chôm chôm để đảm bảo giữ năng suất quả ổn định trong nhiều năm.
Nhãn là cây có như cầu lớn đối với phân bón. Cần bón đầy đủ và cân đối các loại phân để làm tăng năng suất quả, đồng thời khắc phục hiện tượng ra quả cách năm. Nguyên tắc chung của bón phân cho cây nhãn là bón nhiều đạm và kali, lượng lân phải bón thấp hơn và bón đầy đủ trung vi lượng.
Bón phân đầy đủ và cân đối giúp cây nhãn đạt năng suất cao
Đạm, lân, kali tác động lên cây nhãn:
– Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây nhãn, đạm giúp cho cây sinh trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các đợt lộc trong năm. Ngoài ra đạm có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cây sau thu hoạch.
– Phân lân thúc đẩy một phần quá trình quang hợp, giúp cho hệ rễ phát triển, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cây, hình thành mầm hoa và quả sau này.
– Kali giúp cho cây sinh trưởng phát triển, vận chuyển các chất, tăng khả năng chống rét và tích lũy đường. Ngoài ra kali còn có vai trò giảm bớt tỷ lệ rụng hoa, rụng quả do ngăn cản sự hình thành tầng rời.
Bón phân cho cây nhãn thời kỳ ra hoa phải được đặc biệt chú trọng để đạt năng suất cao
1. Bón phân cho nhãn thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Bón lót trước khi trồng:
Bón lót 10 – 20 kg phân chuồng ủ hoai mục bằng TRICODERMA + 1kg Super lân.
Bón thúc giai đoạn 1-3 tuổi:
Tùy từng năm sau trồng, lượng phân bón như sau:
+ Năm thứ nhất: 150g NPK 30-9-9-TE (TE = vi lượng) + 200g Super lân +100g KCl.
+ Năm thứ hai: 200g NPK 30-9-9-TE + 300g Super lân + 150g KCl.
+ Năm thứ ba: 300g NPK 30-9-9-TE + 400g Super lân + 200g KCl.
Lượng phân này được chia ra làm 4 lần để bón, cách 3 tháng bón 1 lần. Mỗi năm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục với lượng 10-15 kg/cây vào đầu mùa mưa.
Bón thúc giai đoạn cây trên 3 tuổi:
Lượng phân bón tăng dần lên theo tuổi cây. Trung bình bón cho một cây là: 400-500g N; 150-200g P2O5; 400-500g K2O. Lượng phân này chia thành 4 lần để bón:
– Trước khi ra hoa: bón 1/3N + 1/3 K2O
– Khi quả lớn 1cm: bón 1/3N + 1/3 K2O
– Trước khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/3 K2O
– Sau khi thu hoạch 1 tháng: bón 1/3N + toàn bộ Lân P2O5
2. Đối với cây nhãn kinh doanh:
Bón thúc lần một sau khi thu quả:
Bón bổ sung dinh dưỡng sau khi thu hoạch quả 15 ngày. Đây là đợt bón chủ lực trong năm nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây ra lộc thu.
– Lượng bón cho 1 cây gồm: 30-40kg phân chuồng + 2-3kg phân lân + 0,5-0,7kg urê + 0,5kg kali.
– Tuỳ tuổi cây dưới 5 năm rút lượng phân xuống 1/2. Với cây trên 10 năm cần tăng lên 1,5 lần.
Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30cm rộng 50cm trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơ dải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.
Bón thúc lần 2:
– Bón vào tháng 2 chủ yếu bón lân và Kali.
– mỗi cây bón 0,5kg Kali + 2kg lân Supe. Nên hoà với nước phân chuồng để tưới (có thể dùng phân vi lượng giành cho nhãn, vải phun vào thời kỳ ra hoa).
Bón thúc lần 3:
– Bón vào tháng 4. Mục đích để thúc quả nhanh lớn.
– Lượng bón: 0,5kg urê + 0,5-0,7kg Kali + 2kg lân. Bón đúng, bón đủ và cân đối cây sẽ cho năng suất cao và chất lượng quả ngon.
3. Đối với cây ra quả cách năm do thiếu dinh dưỡng:
– Đối với cây quá xấu, đất cằn cỗi không có khả năng ra hoa, kết quả cần bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là Kali và lân trộn thêm xỉ than, tro bếp bón đều quanh gốc, cần xới xào từ gốc đến hết chiều rộng tán lá rồi mới rải phân lên đó. Sau đó rải một lớp bùn hoà mỏng, quấy kỹ và lưu ý đắp gờ để giữ ẩm. Khi bùn dạn chân chim tiến hành tưới nhử rễ, dùng nước phân chuồng hoặc nước tiểu và phân NPK khoảng 2kg hoà lẫn tưới đều lên mặt bùn.
– Với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng phân bón lá phun lên lá vào thời kỳ ra lộc non, kết hợp bón xung quanh gốc bằng tro bếp + xỉ than + NPK theo chiều rộng tán ở độ sâu 1 – 3 cm.